Thứ ba 19/11/2024 14:36

Đề nghị Chính phủ Úc sớm bãi bỏ lệnh tạm ngừng nhập khẩu tôm và thịt tôm chưa nấu chín

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh vừa có công thư gửi Bộ trưởng Thương mại và Bộ trưởng Nông nghiệp - Tài nguyên nước Australia đề nghị Chính phủ nước này sớm dỡ bỏ lệnh tạm ngừng nhập khẩu tôm và thịt tôm chưa nấu chín.

Theo thông tin từ Vụ thị trường châu Á - Thái Bình Dương, Chính phủ Australia đã ban hành lệnh khẩn cấp cấm nhập khẩu tôm và thịt tôm chưa nấu chín từ ngày 9/1/2017 do phát hiện virus đốm trắng có trong tôm bán tại các cửa hàng và nghi ngờ đây là nguyên nhân của việc bùng phát dịch đốm trắng tại Queensland. Theo đó, các lô hàng đến Australia kể từ ngày 9/1/2017 sẽ bị tiêu hủy hoặc tái xuất. Các sản phẩm tôm đang trên đường nhập khẩu và sẽ đến Australia trước ngày 9/1/2017 sẽ phải chịu kiểm tra nâng cao và tăng cường chế độ thử nghiệm. Sản phẩm tôm nhập khẩu quá cảng sang Australia cũng phải chịu chế độ kiểm tra và thử nghiệm ngặt nghèo. Đối với các lô hàng rời cảng nước xuất khẩu vào ngày 9/1/2017 hoặc sau ngày 9/1/2017 khi đến Australia sẽ phải được tái xuất hoặc tiêu hủy. Đối với các lô hàng đang trên đường tới Australia sẽ bị kiểm tra, kiểm định bắt buộc 100%. Lệnh cấm kéo dài trong vòng 6 tháng.

Lệnh cấm nhập khẩu tôm và thịt tôm chưa nấu chín khiến doanh nghiệp xuất khẩu tôm sang Australia thiệt hại hàng triệu USD

Ngay sau khi phía Australia có thông báo tạm ngừng nhập khẩu, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị liên quan và Thương vụ Việt Nam tại Australia thông tin nhanh cho các hiệp hội, doanh nghiệp, thông báo và phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để có biện pháp khắc phục. Thương vụ Việt Nam tại Australia đã làm việc với Hiệp hội Nhập khẩu thủy sản của Australia để có tiếng nói chung với Chính phủ nước này trong việc nêu quan ngại và trình bày những ảnh hưởng trái chiều của lệnh tạm ngừng nhập khẩu tôm và thịt tôm chưa nấu chín đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhập khẩu tôm của Australia, thiệt hại đối với người tiêu dùng Australia, đối với người nuôi tôm và các doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam. Thương vụ Việt Nam tại Australia cũng đã có tiếp xúc với đại diện một số nước xuất khẩu tôm vào Australia để thống nhất tiếng nói chung và phối hợp nêu quan ngại với Chính phủ Australia.

Ngay sau đó, ngày 9/2/2017, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã có công thư gửi Bộ trưởng Thương mại và Bộ trưởng Nông nghiệp và Tài nguyên nước Australia nêu quan ngại trước ảnh hưởng tiêu cực của lệnh cấm này đối với ngành nuôi trồng, sản xuất, chế biến tôm xuất khẩu của Việt Nam, những khó khăn, tổn thất mà người nuôi tôm và các doanh nghiệp xuất khẩu tôm đang đối mặt và đề nghị Chính phủ Australia cân nhắc, sớm dỡ bỏ lệnh tạm ngừng nhập khẩu nói trên.

Thời gian trước mắt, Bộ trưởng Bộ Công Thương đề nghị Chính phủ Australia cho phép áp dụng theo các quy định đã được áp dụng trước thời điểm có lệnh tạm dừng nhập khẩu đối với các lô hàng đã nhập khẩu vào Australia, đang làm thủ tục thông quan, các lô hàng đang trên đường vận chuyển từ Việt Nam sang Australia, các lô hàng đã được sản xuất theo hợp đồng đã được ký kết giữa doanh nghiệp xuất nhập khẩu của hai nước.

Bộ Công Thương sẽ tiếp tục nêu vấn đề, trao đổi với các cơ quan hữu quan của phía Australia và phối hợp với các cơ quan hữu quan của Việt Nam trong việc vận động, đề nghị Australia sớm dỡ bỏ lệnh tạm ngừng nhập khẩu nói trên.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), dù không phải là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhưng Australia là thị trường tiềm năng của Việt Nam khi nhu cầu tiêu thụ tôm tăng dần. Việt Nam hiện là một trong bốn nhà cung cấp thủy hải sản lớn nhất cho thị trường Australia và đang chiếm 11,2% thị phần nhập khẩu tại thị trường này. Mỗi năm xuất khẩu tôm sang Australia đạt trên 100 triệu USD. Việt Nam hiện đang xuất khẩu tôm đã luộc chín hoặc tôm chế biến sâu như tôm tẩm bột, gia vị sang Australia.

Lệnh cấm của Australia do đó đã ảnh hưởng tới tôm tẩm bột, gia vị của Việt Nam. Điển hình là trường hợp 2 doanh nghiệp ở Cà Mau mỗi tháng xuất khẩu sang thị Australia khoảng 100-150 tấn hàng hóa, việc ngừng ký kết hợp đồng cũng như các hợp đồng đã ký bị trả về đã khiến mỗi doanh nghiệp thiệt hại khoảng 1,6-1,8 triệu USD.

Mặc dù vào ngày 6/2/2017, Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên nước Australia đã ra thông báo nới lỏng việc nhập khẩu tôm và thịt tôm chưa nấu chín, nhưng việc nới lỏng này vẫn ở phạm vị hạn chế bởi các sản phẩm được dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu chỉ bao gồm tôm khô và thực phẩm bảo quản lâu dài - tức sản phẩm được cất giữ trong thùng, ngăn, tủ lạnh để sử dụng lâu dài; mồi ăn sử dụng trong ngành thủy sản đã được chiếu xạ, thức ăn cho vật nuôi được chế biến từ thủy sản và thức ăn dùng trong nuôi trồng thủy sản; tôm chưa luộc chín hoặc nấu chín được khai thác từ Vùng đặc quyền kinh tế của Australia (theo Công ước Liên hiệp quốc về luật biển 1982), nhưng không bao gồm tôm từ vùng này đã được xuất khẩu và được nhập khẩu trở lại Australia sau khi đã được chế biến.

Phương Lan

Tin cùng chuyên mục

Gian hàng Việt Nam được quan tâm tại Hội chợ ẩm thực và đồ uống châu Á tại Sơn Đông, Trung Quốc

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Giải pháp giúp các doanh nghiệp tận dụng tối đa cơ hội từ Hiệp định EVFTA

3 nội dung chính của Diễn đàn Thương mại điện tử và Kinh tế số ngành Công Thương 2024

Doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống Việt Nam xúc tiến, quảng bá sản phẩm tại Hoa Kỳ

Kinh nghiệm ứng phó điều tra phòng vệ thương mại từ ngành nhôm Việt Nam

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo tìm cách mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

CLEANFACT và RHVAC VIETNAM 2024: Điểm đến của nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Mục tiêu tăng trưởng GDP qua lăng kính chuyên gia quốc tế

Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP Quảng Ninh

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

ITTC Hoà Bình: Đổi mới, nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Sở Công Thương Long An hỗ trợ doanh nghiệp tham gia nhiều hội chợ xúc tiến thương mại

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ