Thứ sáu 22/11/2024 09:04

Để lĩnh vực hóa chất trở thành ngành công nghiệp nền tảng

Liên quan đến mọi lĩnh vực của nền kinh tế, nhưng ngành hóa chất Việt Nam đang phát triển dưới tiềm năng.

Khẳng định vai trò nền tảng của ngành công nghiệp hóa chất

Theo bà Nguyễn Thị Thêu - Phòng Phát triển Công nghiệp hoá chất Cục Hóa chất (Bộ Công Thương), hóa chất nằm trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế như: Sơn, hóa chất tẩy rửa, săm lốp cao su, khí công nghiệp… đến các đồ chơi trẻ em, thiết bị điện tử, công nghiệp sản xuất ô tô.

Hóa chất nằm trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế như sơn, hóa chất tẩy rửa, săm lốp cao su, khí công nghiệp… Ảnh: KT

Ngành công nghiệp hóa chất là công nghiệp nền tảng, chiếm tỷ lệ 2-5% GDP toàn ngành công nghiệp với tốc độ tăng trưởng 10-11%/năm. Lực lượng lao động trong ngành hóa chất có 2,7 triệu người, chiếm 10% lực lượng lao động của toàn ngành công nghiệp. Năng suất lao động của ngành công nghiệp hóa chất chiếm 1,36 lần năng suất lao động trung bình của toàn ngành công nghiệp.

Đặc biệt, thực hiện chủ trương đường lối của Đảng tại Đại hội lần thứ XIII, của Đảng, hóa chất được xác định là một trong những ngành công nghiệp nền tảng, phát triển ngành công nghiệp hóa chất là một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Chia sẻ thêm về vai trò quan trọng của ngành công nghiệp hóa chất, ông Phạm Huy Nam Sơn – Phó Cục trưởng Cục Hoá chất - Bộ Công Thương cho rằng: “Nếu không có ngành công nghiệp hóa chất thì chẳng có ngành công nghiệp nào cả”.

Hiện, ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đang phát triển đa dạng với 10 phân ngành, bao gồm: Phân bón, hóa chất, hóa dầu, hóa chất cơ bản, sinh hóa, khí công nghiệp, các sản phẩm cao su, hóa mỹ phẩm, hóa dược, sơn -mực in. Trong đó, ngành phân bón có tổng số doanh nghiệp lớn nhất với 894 doanh nghiệp, chiếm hơn 48% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành hóa chất; ngoài ra ngành sơn-mực in có 257 doanh nghiệp, chiếm hơn 14% tổng số doanh nghiệp trong ngành; ngành sao su có 159 doanh nghiệp, chiếm 8,69% tổng số doanh nghiệp ngành hóa chất…

Mặc dù đóng vai trò quan trọng và phát triển đa dạng, nhưng theo đánh giá của bà Nguyễn Thị Thêu, tổng nhu cầu phân bón trong nước là 11 triệu tấn, trong đó phân vô cơ chiếm 90%; phân hữu cơ và phân bón khác chiếm 10%. Tuy nhiên, năng lực trong nước hiện tại đáp ứng được 9 triệu tấn, đáp ứng được 80%. Trong đó, phân Ure cung vượt cầu 400.000 tấn, phân DAP đáp ứng được 65% nhu cầu, còn lại phân lân và phân NPK đáp ứng được 100%.

“Trong khi đó, phân ngành hóa chất bảo vệ thực vật đã đáp ứng được yêu cầu trong nước, tuy nhiên hầu hết các nguyên liệu đều đang nhập khẩu, trong nước chỉ thực hiện gia công, sang chiết và đóng gói” – bà Nguyễn Thị Thêu nêu thông tin.

Đối với phân ngành sơn-mực in, bà Nguyễn Thị Thêu cho rằng, sản phẩm sản xuất trong nước hiện tại đa dạng nhưng chưa sản xuất được dòng sản phẩm sơn cao cấp, các nguyên liệu sản xuất nhựa, bột màu, phụ gia chủ yếu nhập khẩu. Với ngành sản xuất chất tẩy rửa thì trong nước đã đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng nhờ có sự đầu tư của những tập đoàn đa quốc gia với công nghệ hiện đại như Unilever, Kao…

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 726/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040. Ảnh: ST

Nhiều mục tiêu cho ngành hóa chất đến năm 2030, tầm nhìn 2040

Đánh giá về thực trạng của ngành công nghiệp hóa chất, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam có nhiều lợi thế nhưng ngành hóa chất vẫn đang phát triển dưới tiềm năng. Để gia tăng lợi thế, đồng thời thúc đẩy cho ngành công nghiệp hóa chất, theo bà Nguyễn Thị Thêu, năm 2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 726/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040.

Trong đó, Quyết định đã định hướng một số nội dung như phát triển một số phân ngành trọng điểm, sắp xếp lại cơ sở sản xuất theo hướng tập trung, quy mô. Đồng thời, nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nhà nước, khyến khích đầu tư tư nhân và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Cùng với đó, hình thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung và áp dụng các công nghệ hiện đại, kinh tế tuần hoàn

Mục tiêu cụ thể đến năm 2030, xây dựng ngành công nghiệp hóa chất có cơ cấu tương đối hoàn chỉnh, bao gồm sản xuất tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng, phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp khác; đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu; chú trọng ưu tiên phát triển một số phân ngành trọng điểm như hóa chất cơ bản, hóa dầu, cao su kỹ thuật, hóa dược, phân bón...

Hình thành chuỗi giá trị, tham gia sâu vào mạng lưới sản xuất ngành công nghiệp Việt Nam và khu vực. Sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên; ứng dụng công nghệ hiện đại, kinh tế số và chuyển đổi số nhằm gia tăng giá trị tăng thêm, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành, thúc đẩy tích tụ vốn của các tập đoàn kinh tế hoạt động trong lĩnh vực hóa chất. Phân bố hợp lý lực lượng sản xuất theo ngành và vùng lãnh thổ, hình thành và phát huy hiệu quả các khu, cụm công nghiệp tập trung, các tổ hợp sản xuất hóa chất có quy mô lớn.

Đến năm 2040, công nghiệp hóa chất Việt Nam được phát triển với đa số các phân ngành có công nghệ tiên tiến chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, cạnh tranh bình đẳng trong hội nhập quốc tế; đội ngũ lao động chuyên nghiệp, có kỷ luật và năng suất cao; bước đầu chủ động trong các khâu nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, làm chủ công nghệ sản xuất một số sản phẩm chất lượng cao; phát huy nội lực, góp phần vào phát triển một nền kinh tế Việt Nam độc lập, tự chủ.

Mục tiêu cụ thể, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng công nghiệp ngành hóa chất đạt bình quân từ 10 - 11%/năm và tỷ trọng ngành công nghiệp hóa chất so với toàn ngành công nghiệp đạt khoảng 4 - 5% vào năm 2030; giai đoạn đến năm 2040, tốc độ tăng trưởng công nghiệp ngành hóa chất đạt bình quân từ 7 - 8%/năm và tỷ trọng ngành công nghiệp hóa chất so với toàn ngành công nghiệp duy trì khoảng 4 - 5%.

Để đạt được mục tiêu trên, các giải pháp được Chính phủ quan tâm thực hiện bao gồm: Hình thành các khu công nghiệp hóa chất tập trung và trung tâm logistics; đổi mới thể chế quản lý hoạt động đầu tư trong ngành công nghiệp hóa chất; đổi mới cơ chế chính sách, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu phát triển; nâng cao hiệu quả đầu tư và sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp; chính sách thương mại và phát triển thị trường; phát triển nguồn nhân lực; phát triển khoa học công nghệ… Với những mục tiêu và giải pháp cụ thể, các chuyên gia kinh tế cho rằng, ngành công nghiệp hóa chất sẽ thực sự trở thành ngành công nghiệp nền tảng của Việt Nam trong tương lai.

Nguyễn Hòa
Bài viết cùng chủ đề: công nghiệp hóa chất

Tin cùng chuyên mục

Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Tạo 'đường ray' phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới - Bài 4

Năm 2024, sản xuất công nghiệp của Nam Định dự kiến tăng 14,5%

Chấp thuận đầu tư gần 3.000 tỷ đồng vào khu công nghiệp Đồng Văn VI

Chấp thuận đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II, Hà Nam

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Quy mô cực lớn, nhiều bất ngờ chờ đón

Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Tạo 'đường ray' phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới -Bài 3

Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Tạo 'đường ray' phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới -Bài 2

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam mong muốn mở rộng thị trường tại Brazil

Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Tạo 'đường ray' phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới -Bài 1

AP Saigon Petro ra mắt máy thay nhớt tự động 3R dành cho xe máy

10 tháng năm 2024, nhà máy Z183 (Bộ Quốc phòng) đạt doanh thu gần 1.000 tỷ đồng

Thanh Hóa: Hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục có nhiều khởi sắc

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội cho ngành thép

Lai Châu: Kiểm tra hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn

Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 3

Mỹ, Nga, Italy sẽ tham gia triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Quân khu 1 thực hành diễn tập bắn đạn thật nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu