Đẩy nhanh tiến trình gỡ vướng một số dự án của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào

Từ 6-8/11, đoàn công tác của CMSC có chuyến công tác tại Lào nhằm đẩy nhanh tiến trình gỡ vướng một số dự án của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào.
Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thị trường Ảrập Xêút Doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ cần lưu ý điều gì?

Sớm giải quyết các vướng mắc dự án muối mỏ kali

Đoàn công tác của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC) do ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Ủy ban làm Trưởng đoàn, đã có chuyến công tác tại Lào, làm việc với lãnh đạo Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Năng lượng và Mỏ, Ủy ban Hợp tác Lào-Việt và tỉnh Khăm Muộn, nhằm tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến trình triển khai thực hiện của một số dự án đầu tư của các doanh nghiệp do CMSC làm đại diện chủ sở hữu tại Lào.

Chủ tịch CMSC Nguyễn Hoàng Anh chào xã giao Phó Thủ tướng Lào Saleumxay Kommasith

Chủ tịch CMSC Nguyễn Hoàng Anh chào xã giao Phó Thủ tướng Lào Saleumxay Kommasith. Ảnh: Báo Chính phủ

Tại các cuộc gặp gỡ, làm việc với Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Lào Saleumxay Kommasith; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Khamchen Vongphosy, Chủ tịch Ủy ban hợp tác Lào-Việt Nam; Bí thư, Tỉnh trưởng tỉnh Khăm Muộn Vansay Phongsavan; Thứ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Lào Thongphat Inthavong...

Ông Nguyễn Hoàng Anh cho biết, CMSC là đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với 19 tập đoàn, tổng công ty, hoạt động trong 16 ngành kinh tế-kỹ thuật, trong đó, có nhiều doanh nghiệp đang đầu tư, hoạt động có hiệu quả tại thị trường Lào, hoặc có hợp tác với nhiều doanh nghiệp của Lào.

Thời gian qua, nhiều dự án đầu tư của các doanh nghiệp tại Lào hoạt động hiệu quả, đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế-xã hội, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân, bổ sung nguồn thu cho ngân sách Nhà nước Lào. Tuy nhiên, vẫn còn một số dự án hiện đang gặp khó khăn, vướng mắc, như: Dự án hợp tác đầu tư bến cảng 1, 2, 3 của cảng Vũng Áng, dự án thủy điện Xekaman 3, dự án khai thác muối mỏ kali…

Liên quan tới dự án khai thác muối mỏ Kali tại tỉnh Khammouane, ông Nguyễn Hoàng Anh thông tin: Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 500 triệu USD, đến nay, đã đền bù giải phóng mặt bằng xong và hoàn thành một số hạng mục phụ trợ. Theo Kế hoạch hợp tác năm 2023 giữa Chính phủ Lào và Chính phủ Việt Nam được ký kết ngày 12/1/2023, đối với dự án khai thác muối mỏ kali, hai bên sẽ tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để tiếp tục triển khai dự án và thực hiện phương án tái cơ cấu lại chủ đầu tư.

Về phía CMSC với vai trò là cơ quan đại diện chủ sở hữu Nhà nước tại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) chủ đầu tư của dự án, đã tích cực, chủ động báo cáo cơ quan có thẩm quyền phía Việt Nam xem xét để Vinachem tiếp tục thực hiện theo phương án Tập đoàn góp một phần giá trị đã đầu tư để cùng một hoặc một số nhà đầu tư mới triển khai thực hiện dự án.

Trước đó, tại cuộc họp ngày 12/9/2023 giữa Ủy ban hợp tác hai nước Việt Nam và Lào, hai bên đã đánh giá tiến độ xử lý vướng mắc liên quan đến dự án khai thác muối mỏ kali đang có tiến triển tích cực. Phía Việt Nam rất quan tâm việc giải quyết các vướng mắc, khó khăn của dự án này. Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã giao nhiệm vụ cho CMSC trực tiếp làm việc với các cơ quan chức năng của Lào để kịp thời xử lý các vướng mắc liên quan đến dự án. Trước mắt, hai bên nghiên cứu sử dụng có hiệu quả 10 km2 đã được Chính phủ Lào cấp phép đầu tư dự án và sau đó là mở rộng tiếp 90 km2 tại khu muối mỏ kali để sớm triển khai thực hiện.

Để dự án muối mỏ kali có thể sớm giải quyết được các khó khăn, vướng mắc và tiếp tục triển khai thực hiện theo đúng tiến độ hai nước đã đề ra, Chủ tịch CMSC Nguyễn Hoàng Anh kiến nghị Chính phủ Lào, Bộ Năng lượng và Mỏ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban hợp tác Lào-Việt và tỉnh Khammouane tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để tiếp tục triển khai dự án và thực hiện phương án cơ cấu lại chủ đầu tư.

Bên cạnh đó, sau khi nhà đầu tư mới được lựa chọn tham gia cơ cấu lại dự án được chấp thuận và cùng Vinachem chuyển sang giai đoạn tiếp tục triển khai dự án. Đề nghị cơ quan chức năng của Chính phủ Lào tạo điều kiện thuận lợi cho dự án tiếp tục triển khai, như cấp giấy phép xây dựng cho dự án, điều chỉnh các loại giấy phép có liên quan để nhanh chóng đủ điều kiện tiếp tục triển khai thực hiện dự án...

Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Lào Saleumxay Kommasith bày tỏ, trong thời gian qua, Lào gặp nhiều khó khăn, thách thức trong phát triển kinh tế chung. Tuy nhiên, sự quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ từ lãnh đạo Đảng, Chính phủ Việt Nam đã góp phần từng bước giúp Lào giải quyết các khó khăn đang gặp phải. Bên cạnh đó, các chuyến thăm và làm việc của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước đã giúp hiện thực hóa các định hướng lớn và các thỏa thuận của hai bên.

Về những vấn đề liên quan tới dự án khai thác muối mỏ kali tại tỉnh Khammouane, ông Saleumxay Kommasith khẳng định, phía Lào sẽ tạo mọi điều kiện, phối hợp cùng các cơ quan liên quan của Việt Nam để tìm cách tháo gỡ khó khăn cho dự án.

Nghiên cứu trao đổi cơ hội hợp tác kinh tế-thương mại

Trong khuôn khổ các cuộc làm việc với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Khamchen Vongphosy và Thứ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Lào Thongphat Inthavong, ngoài việc trao đổi, tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho dự án khai thác muối mỏ kali, Chủ tịch CMSC Nguyễn Hoàng Anh cũng trao đổi, thảo luận về dự án khảo sát, thăm dò, tiến tới khai thác, chế biến khoáng sản sắt tại tỉnh Xiengkhouang; các dự án trồng, chế biến cao su tại Lào do các doanh nghiệp thuộc CMSC đã phát huy hiệu quả; đồng thời, kiến nghị các bộ, cơ quan của Lào ủng hộ và tạo điều kiện cho Petrovietnam triển khai các dự án nhiệt điện và khai thác than tại tỉnh Sekong; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để truyền tải điện nhập khẩu từ Lào về Việt Nam…

Đoàn công tác của CMSC khảo sát hiện trường dự án muối mỏ kali
Đoàn công tác của CMSC khảo sát hiện trường dự án muối mỏ kali. Ảnh: Báo Chính phủ

Nhấn mạnh quan điểm về những dự án lớn cần có tư duy dài hạn và triển khai đồng bộ mới có thể thu lại hiệu quả về kinh tế và đạt được mục tiêu phát triển lâu dài, ông Nguyễn Hoàng Anh đề nghị phía Lào nghiên cứu trao đổi cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam về những vùng khoáng sản có lợi thế, phát triển đồng bộ kết nối giao thông và logistics, qua đó, tăng cường hiệu quả hợp tác kinh tế-thương mại giữa hai nước.

"Các tập đoàn, tổng công ty thuộc CMSC sẵn sàng đầu tư từ khai thác đến chế biến sâu các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Lào; đồng thời, phối hợp với các đối tác tại Lào trong các dự án đầu tư hạ tầng giao thông; từ đó, tiết giảm chi phí vận chuyển, giảm giá thành, tạo lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm khai thác từ Lào xuất khẩu sang Việt Nam", Chủ tịch CMSC Nguyễn Hoàng Anh nêu.

Duy Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Tập đoàn Hyosung mong muốn được đầu tư nhà máy sản xuất máy ATM made in Việt Nam

Tập đoàn Hyosung mong muốn được đầu tư nhà máy sản xuất máy ATM made in Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tiếp tục phát huy vai trò, vị thế, uy tín thương hiệu Trường Sơn

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tiếp tục phát huy vai trò, vị thế, uy tín thương hiệu Trường Sơn

Tổng thiệt hại kinh tế do thiên tai trên thế giới lên đến 260 tỷ USD

Tổng thiệt hại kinh tế do thiên tai trên thế giới lên đến 260 tỷ USD

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương: Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến đội ngũ doanh nhân

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương: Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến đội ngũ doanh nhân

Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét nhiều nội dung quan trọng

Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét nhiều nội dung quan trọng

Đảng bộ Bộ Công Thương tổ chức quán triệt Nghị quyết số 41-NQ/TW về doanh nhân thời kỳ mới

Đảng bộ Bộ Công Thương tổ chức quán triệt Nghị quyết số 41-NQ/TW về doanh nhân thời kỳ mới

Thủ tướng: Mong muốn các doanh nghiệp công nghệ số của Việt Nam trở thành đối tác của Samsung

Thủ tướng: Mong muốn các doanh nghiệp công nghệ số của Việt Nam trở thành đối tác của Samsung

Kiên quyết không để thiếu điện trong thời gian cao điểm nắng nóng

Kiên quyết không để thiếu điện trong thời gian cao điểm nắng nóng

Kỳ vọng từ phiên điều trần của Mỹ xét công nhận kinh tế thị trường cho Việt Nam

Kỳ vọng từ phiên điều trần của Mỹ xét công nhận kinh tế thị trường cho Việt Nam

Việt Nam chưa nhận đủ thông tin để đánh giá toàn diện tác động của kênh đào Funan Techo

Việt Nam chưa nhận đủ thông tin để đánh giá toàn diện tác động của kênh đào Funan Techo

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội: Cần đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về hoạt động của Quốc hội

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội: Cần đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về hoạt động của Quốc hội

Chính phủ kiên định "5 quyết tâm", "5 bảo đảm", "5 đẩy mạnh"

Chính phủ kiên định "5 quyết tâm", "5 bảo đảm", "5 đẩy mạnh"

Thủ tướng: Không hy sinh môi trường để đổi lấy tăng trưởng đơn thuần

Thủ tướng: Không hy sinh môi trường để đổi lấy tăng trưởng đơn thuần

Rà soát, đánh giá việc triển khai các dự án trọng điểm vùng Đồng bằng sông Hồng

Rà soát, đánh giá việc triển khai các dự án trọng điểm vùng Đồng bằng sông Hồng

Quảng Ninh 7 năm liên tiếp dẫn đầu Chỉ số PCI

Quảng Ninh 7 năm liên tiếp dẫn đầu Chỉ số PCI

Truyền cảm hứng yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới từ Chiến thắng Điện Biên Phủ

Truyền cảm hứng yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới từ Chiến thắng Điện Biên Phủ

Việt Nam - Trung Quốc: Thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện

Việt Nam - Trung Quốc: Thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện

Thủ tướng: Các nhà thầu

Thủ tướng: Các nhà thầu ''đã nói phải làm, cam kết phải thực hiện'', đảm bảo dự án đúng tiến độ

Phó Thủ tướng yêu cầu Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công

Phó Thủ tướng yêu cầu Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công

Vì sao ông Lê Thanh Hải, Nguyên Bí thư TP. Hồ Chí Minh bị đề nghị kỷ luật?

Vì sao ông Lê Thanh Hải, Nguyên Bí thư TP. Hồ Chí Minh bị đề nghị kỷ luật?

Xem thêm