Thứ năm 28/11/2024 15:49

Đẩy mạnh tổ chức, tuyên truyền Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam

Ban Tuyên giáo TW đề nghị các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương, các đơn vị tiếp tục đẩy mạnh tổ chức và tuyên truyền Ngày Sách và Văn hóa đọc.

Nhằm tiếp tục cổ vũ, phát huy, nhân rộng những mô hình hay, cách làm hiệu quả về phát triển văn hóa đọc, hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc (ngày 21/4), tại Công văn số 5020-CV/BTGTW, ngày 21/3/2023, Ban Tuyên giáo Trung ương đề nghị các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương; các cơ quan, đơn vị tiếp tục đẩy mạnh tổ chức và tuyên truyền Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam.

Một là, tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng chương trình, kế hoạch, đầu tư nguồn lực cho văn hóa, trong đó có phát triển văn hóa đọc, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên của mỗi ban, bộ, ngành, địa phương, đơn vị trong triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; Quyết định số 1862/QĐ-TTg, ngày 4/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; thiết thực triển khai kết luận chỉ đạo của Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc ngày 24/11/2021.

Đẩy mạnh tổ chức, tuyên truyền Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam

Hai là, nghiên cứu, tổ chức các hình thức như: đường sách, phố sách, công viên sách… trở thành điểm nhấn trong quy hoạch phát triển văn hóa tại địa phương, địa bàn để hình thành những trung tâm về sách, không gian văn hóa sách; xây dựng, lồng ghép các hoạt động quảng bá văn hóa đọc với các hoạt động văn hóa của đất nước, địa phương, đơn vị; phát huy những mô hình, không gian văn hóa nhằm thu hút, truyền cảm hứng, thúc đẩy cá nhân, gia đình, cộng đồng đến với sách; hình thành thói quen đọc sách thường xuyên, trở thành nhu cầu tự thân của quần chúng, nhằm phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng lâu dài, bền vững. Các hoạt động hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam cần được tổ chức thường xuyên, liên tục trong cả năm, tập trung cao điểm vào dịp 21/4 hằng năm. Nghiên cứu, ban hành một số khẩu hiệu tuyên truyền cho Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam gắn với các chủ đề phù hợp.

Ba là, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Xuất bản Việt Nam tăng cường vận động sáng tác nhiều tác phẩm văn học có giá trị cao về tư tưởng, nghệ thuật, phục vụ nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú của bạn đọc. Nâng cao chất lượng xuất bản phẩm, bảo đảm tính đa dạng, hấp dẫn của các loại sách đáp ứng nhu cầu của đối tượng độc giả khác nhau; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc và toàn diện hơn nữa việc đầu tư phát triển, quảng bá, thúc đẩy xuất bản; khai thác, sử dụng xuất bản phẩm điện tử, sách tinh gọn, sách nói tạo sức lan tỏa rộng và nhanh hơn; phát huy vai trò của các doanh nghiệp, thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư vào phát triển ngành xuất bản, quảng bá sách và văn hóa đọc.

Bốn là, phát hiện, cổ vũ những mô hình hay trong việc đọc, nghiên cứu và áp dụng tri thức từ sách vào cuộc sống; xây dựng, tổ chức, phát động, triển khai sôi nổi các phong trào đọc và làm theo sách, mang giá trị của sách đến với người đọc, đặc biệt đẩy mạnh công tác tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam đến hệ thống trường học, nhà văn hóa, điểm văn hóa, thôn bản, cộng đồng dân cư, các địa bàn cơ sở.

Năm là, tích cực tổ chức, tham gia các hoạt động như hội thảo, tọa đàm, giới thiệu sách; khuyến khích các giải thưởng gắn với phong trào đọc; phát huy vai trò của hệ thống các thư viện trường học, thư viện tỉnh; chú trọng địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện khó khăn, nhằm tạo sự hưởng ứng của xã hội một cách sâu rộng, hiệu quả.

Sáu là, tổ chức tốt công tác thông tin, tuyên truyền, nhất là trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các cơ quan báo chí, căn cứ tôn chỉ, mục đích, mở các chuyên trang, chuyên mục, sử dụng nhiều nền tảng truyền thông giới thiệu các mô hình, tổ chức, cá nhân điển hình trong phát triển văn hóa đọc; quảng bá, giới thiệu các xuất bản phẩm hay, có giá trị khoa học, xã hội và thực tiễn cao với hình thức trình bày mới mẻ, sinh động, sáng tạo phù hợp với tâm lý, nhu cầu, đối tượng độc giả, có sức lan tỏa, khuyến khích công chúng hưởng ứng, chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam.

Hà Hương
Bài viết cùng chủ đề: Văn hoá

Tin cùng chuyên mục

Kết quả bóng đá, bảng xếp hạng Cúp C1 châu Âu (Champions League 2024/2025) mới nhất

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/11 và sáng 28/11: Liverpool và Real Madrid so tài tại Champions League 2024/2025

Hà Nam chính thức công bố biểu trưng du lịch

Nhận định bóng đá, dự đoán tỷ số Aston Villa và Juventus, 03h00 ngày 28/11, Champions League 2024/2025

Nhận định bóng đá, dự đoán tỷ số Liverpool và Real Madrid, 03h00 ngày 28/11, Champions League 2024/2025

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 26/11, rạng sáng 27/11: Nhiều màn so tài rực lửa tại Champions League 2024/2025

Du khách sắp được thưởng thức “phở số” tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội

Việt Nam lần thứ 5 được vinh danh Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới năm 2024

Nhận định bóng đá, dự đoán tỷ số Barcelona và Brest, 03h00 ngày 27/11, Champions League 2024/2025

Nhận định bóng đá, dự đoán tỷ số Sporting Lisbon và Arsenal, 3h00 ngày 27/11, Champions League 2024/2025

Nhận định bóng đá, dự đoán tỷ số Man City và Feyenoord, 3h00 ngày 27/11, Champions League 2024/2025

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 25/11, rạng sáng 26/11: Newcastle và West Ham, Al-Gharafa và Al Nassr

Nhận định bóng đá, dự đoán tỷ số Newcastle và West Ham, 3h00 ngày 26/11, vòng 12 Ngoại hạng Anh

Khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ 3: 'Dòng chảy di sản'

Lai Châu: Đặc sắc các hoạt động thể thao, văn hóa dân tộc tại lễ hội PuTaLeng

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 4: Sứ mệnh mới

Sắp diễn ra lễ hội hoa hướng dương lớn nhất TP. Hồ Chí Minh tại Vạn Phúc City

Nhận định bóng đá, dự đoán tỷ số Southampton và Liverpool, 21h00 ngày 24/11, Ngoại hạng Anh

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 24/11, rạng sáng 25/11: Ipswich Town và MU, Southampton và Liverpool tại Ngoại hạng Anh

Khai mạc Triển lãm mỹ thuật Sắc quê 2 của họa sĩ Quỳnh Thơm