Đẩy mạnh liên kết, phát triển bền vững

Trong năm 2015 và 9 tháng đầu năm 2016, ngành Công Thương các tỉnh phía Bắc phải đối mặt với khó khăn chung của nền kinh tế. Tuy nhiên, với nỗ lực chung của ngành Công Thương các địa phương và cộng đồng doanh nghiệp, ngành Công Thương khu vực phía Bắc vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng và đạt những chỉ tiêu ấn tượng trong công nghiệp, thương mại và xuất khẩu.
Đẩy mạnh liên kết, phát triển bền vững
Công nghiệp vẫn duy trì đà tăng trưởng khá

Tăng trưởng trên nhiều lĩnh vực, mặt hàng chủ lực

Năm 2015 và 9 tháng đầu năm 2016, lĩnh vực công nghiệp duy trì mức tăng trưởng khá (tăng 18,5% so với năm 2014; 9 tháng đầu năm 2016 tăng 17,3% so với cùng kỳ năm 2015). Các địa phương có giá trị sản xuất công nghiệp cao trong năm 2015 so với mức tăng bình quân của khu vực gồm: Bắc Ninh (đạt 612,5 nghìn tỷ đồng); Hà Nội (490 nghìn tỷ đồng); Thái Nguyên (365,6 nghìn tỷ đồng), Hải Phòng (145 nghìn tỷ đồng), Hải Dương (123,8 nghìn tỷ đồng)… Bên cạnh đó, hầu hết các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của khu vực như quần áo, máy tính bảng, điện thoại, xi măng, sắt thép… giữ được mức tăng trưởng khá.

9 tháng đầu năm nay, nhiều mặt hàng chủ lực của khu vực có sản lượng tăng, trong đó, một số sản phẩm có mức tăng cao so với cùng kỳ như sắt thép ước đạt 4,36 triệu tấn, xi măng ước đạt 42,35 triệu tấn, quần áo ước đạt 708,3 triệu bộ, tăng 14,54%...

Lĩnh vực xuất khẩu hàng hoá tiếp tục duy trì tăng trưởng: 9 tháng đầu năm 2016 tăng 14%... Quan trọng hơn, thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng và đa dạng, nhiều sản phẩm đã dần có chỗ đứng và khả năng cạnh tranh tại những thị trường có yêu cầu cao về chất lượng như: EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ...

Tình hình thị trường trong nước nhìn chung ổn định, nguồn cung hàng hóa dồi dào, giá cả ổn định ở phần lớn các nhóm hàng. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ năm 2015 tăng 12% so với năm 2014; 9 tháng đầu năm 2016 tăng 12,7% so với cùng kỳ năm 2015.

Công tác quản lý nhà nước đối với ngành được tăng cường và triển khai đồng bộ trên nhiều lĩnh vực. Quản lý nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp, vật liệu nổ, an toàn hóa chất, khí hóa lỏng, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn điều hành cung ứng điện được chú trọng. Hoạt động xúc tiến thương mại thị trường nội địa, thị trường miền núi, hải đảo, hỗ trợ các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, đưa hàng hóa về nông thôn, vùng biên giới, hải đảo... được triển khai tích cực, góp phần thúc đẩy tiêu thụ và sức mua trên thị trường; công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, phòng chống buôn lậu, hàng cấm và gian lận thương mại được phối hợp triển khai tích cực, góp phần ổn định tình hình thị trường.

Tăng cường hợp tác

Công tác liên kết, hợp tác phát triển công thương trong khu vực luôn được xác định là một trong những hoạt động quan trọng và mang tính định hướng chiến lược, nhằm khai thác phát huy những tiềm năng lợi thế của các địa phương trong khu vực nói chung và trong lĩnh vực công nghiệp - thương mại nói riêng.

Các địa phương tích cực mở rộng liên kết thông qua việc xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai chương trình liên kết phát triển công thương giữa các tỉnh, thành phố trong khu vực và cả nước nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Đẩy mạnh liên kết, phát triển bền vững

Ninh Bình nhận cờ luân lưu tổ chức Hội nghị Công Thương khu vực

Việc liên kết đã giúp tăng cường cung ứng, tiêu thụ hàng hóa hai chiều, góp phần ổn định thị trường, giá cả, ổn định đời sống nhân dân; hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, phát triển hệ thống phân phối; tổ chức các hội chợ công nghiệp - thương mại trên cơ sở các chương trình hợp tác, thỏa thuận hợp tác được ký kết trong lĩnh vực công thương.

Ngoài ra, các địa phương thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, vận động xúc tiến đầu tư, giải quyết khó khăn cho các dự án công nghiệp; cung cấp thông tin về năng lực các sản phẩm công nghiệp trên địa bàn; đề xuất cơ chế phối hợp với Ban Quản lý khu/cụm công nghiệp; thực hiện hiệu quả các đề án khuyến công…

Lực lượng quản lý thị trường các tỉnh thường xuyên trao đổi thông tin để nắm bắt tình hình về các doanh nghiệp, cá nhân vận chuyển và kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, buôn lậu…, đặc biệt, trên các tuyến đường quốc lộ và địa bàn giáp ranh; phối hợp, theo dõi, tham gia xử lý vi phạm, hỗ trợ công tác điều tra, xác minh, góp phần ngăn chặn các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, kinh doanh hàng giả, hàng cấm, hàng kém chất lượng…

Nhìn chung, công tác liên kết, hợp tác phát triển công thương trong khu vực phía Bắc đã tạo được mối liên kết để cùng hỗ trợ phát triển; học tập, trao đổi thông tin, kinh nghiệm lẫn nhau, cùng phát triển…

Phấn đấu hoàn thành những mục tiêu đặt ra

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, từ nay đến cuối năm 2016, nền kinh tế còn nhiều khó khăn, thách thức khi nhiều tổ chức đã hạ mức dự báo tăng trưởng toàn cầu so với đầu năm. Tại nhiều thị trường lớn, nhu cầu xuất nhập khẩu đang có dấu hiệu giảm hoặc tăng chậm lại... Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại trong nước siết mạnh cho vay bất động sản sẽ tác động tới thị trường vốn, đầu tư bất động sản. Ngoài ra, diễn biến bất lợi về thời tiết, dịch bệnh zika ở người, dịch bệnh gia súc, gia cầm… đã ảnh hưởng tới tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại của ngành. Giá nông sản thế giới được dự báo vẫn theo xu hướng giảm, gây khó khăn cho đầu ra nông sản Việt Nam, trong đó có khu vực phía Bắc. Tình trạng nhập lậu, đặc biệt là nhập lậu nông, thủy sản từ Trung Quốc diễn ra khá phức tạp... Vì vậy, việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong những tháng cuối năm 2016 có ý nghĩa quan trọng, quyết định việc hoàn thành kế hoạch năm 2016.

Phát huy kết quả đạt được, trên cơ sở rà soát các chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2016, ngành Công Thương khu vực phía Bắc quyết tâm triển khai quyết liệt các giải pháp, nhiệm vụ của ngành nhằm cụ thể hóa các giải pháp, chính sách của Bộ Công Thương và các địa phương.

Theo đó, khu vực phía Bắc phấn đấu trong 3 tháng cuối năm đạt được các chỉ tiêu cụ thể như sau: Giá trị sản xuất công nghiệp phấn đấu đạt 770,1 nghìn tỷ đồng, cả năm 2016 đạt 2.689,2 nghìn tỷ đồng, tăng 15,3% so với năm 2015. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng phấn đấu đạt 363,6 nghìn tỷ đồng, cả năm đạt 1.255,7 nghìn tỷ đồng, tăng 11,9% so với năm 2015. Kim ngạch xuất khẩu phấn đấu đạt 24,6 tỷ USD, cả năm đạt 90,9 tỷ USD, tăng 16,2% so với năm 2015;

Khu vực phía Bắc gồm 28 tỉnh, thành phố (tính từ Hà Tĩnh trở ra), phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào, phía Đông giáp Vịnh Bắc bộ. Tổng diện tích tự nhiên của toàn khu vực là 149.887,15 km², chiếm 45,3% diện tích tự nhiên của cả nước; tổng dân số 39,5 triệu người, chiếm hơn 44% dân số cả nước, mật độ dân số trung bình 261 người/km².

Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hiệp hội, ngành hàng kiến nghị gì với Tham tán nông nghiệp?

Hiệp hội, ngành hàng kiến nghị gì với Tham tán nông nghiệp?

Cùng với việc hỗ trợ về kỹ thuật, đẩy mạnh đầu tư xanh, các hiệp hội ngành hàng mong muốn tham tán nông nghiệp hỗ trợ việc thông thương hàng hóa xuất khẩu.
Lượng tồn kho tăng trở lại, giá cà phê xuất khẩu giảm mạnh

Lượng tồn kho tăng trở lại, giá cà phê xuất khẩu giảm mạnh

Lượng tồn kho trên sàn tăng trở lại, đầu cơ tiếp tục bán mạnh và đồng USD neo ở mức cao cũng đang tác động tiêu cực tới giá cà phê.
Quy mô xuất khẩu tăng: Nhiều mặt hàng nguy cơ bị áp thuế phòng vệ thương mại

Quy mô xuất khẩu tăng: Nhiều mặt hàng nguy cơ bị áp thuế phòng vệ thương mại

Tính đến hết tháng 4/2024, hàng xuất khẩu của Việt Nam đã phải đối mặt với 249 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại từ 24 thị trường.
Cách nào gia tăng kim ngạch xuất khẩu cá tra vào EU?

Cách nào gia tăng kim ngạch xuất khẩu cá tra vào EU?

Xuất khẩu cá tra đến hầu hết các thị trường trong khối EU sụt giảm từ 2-100%. Doanh nghiệp cần tập trung các tiêu chuẩn xanh để thâm nhập sâu vào thị trường này
Khơi thông dòng chảy thương mại, thúc đẩy xuất khẩu trong bối cảnh mới

Khơi thông dòng chảy thương mại, thúc đẩy xuất khẩu trong bối cảnh mới

73 năm hình thành và phát triển, ngành Công Thương đã ghi những dấu ấn đậm nét về khơi thông thị trường xuất nhập khẩu, ghi danh Việt Nam trên bản đồ hội nhập.

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp lúa gạo làm gì để chào giá xuất khẩu có lợi?

Doanh nghiệp lúa gạo làm gì để chào giá xuất khẩu có lợi?

Dự báo năm 2024 Việt Nam có khoảng 20 triệu tấn gạo, đủ dùng trong nước và xuất khẩu khoảng 7,6 triệu tấn song để chào giá có lợi là vấn đề cần quan tâm.
Bắc Giang: Sắp diễn ra Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều chín sớm

Bắc Giang: Sắp diễn ra Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều chín sớm

Dự kiến, ngày 23/5, tại xã Phúc Hòa, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang sẽ diễn ra Hội nghị kết nối, xúc tiến tiêu thụ vải thiều chín sớm Tân Yên.
Đoàn Xúc tiến đầu tư-thương mại tại Hàn Quốc sẽ được tổ chức vào tháng 9/2024

Đoàn Xúc tiến đầu tư-thương mại tại Hàn Quốc sẽ được tổ chức vào tháng 9/2024

Đoàn Xúc tiến đầu tư-thương mại tại Hàn Quốc dự kiến được tổ chức từ ngày 05 đến 11/9/2024 tại Seoul và Gyeonggi, Hàn Quốc với nhiều chương trình hấp dẫn.
Khai mạc Triển lãm chuyên đề các sản phẩm ngành gốm sứ - sơn son thiếp vàng năm 2024

Khai mạc Triển lãm chuyên đề các sản phẩm ngành gốm sứ - sơn son thiếp vàng năm 2024

Sáng 13/5, diễn ra lễ khai mạc Triển lãm chuyên đề các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu ngành gốm sứ - sơn son thiếp vàng 2024.
Giá cà phê xuất khẩu suy yếu, dự báo tăng trở lại sau 2 tuần

Giá cà phê xuất khẩu suy yếu, dự báo tăng trở lại sau 2 tuần

Xuất khẩu cà phê tháng 4 giảm tới 19,5% so với cùng kỳ năm trước nằm ở mức 1152.073 tần. Giá cà phê tuần này tiếp tục bị ảnh hưởng bởi các chính sách tiền tệ.
Tăng cường kết nối giao thương khu vực Bắc Trung Bộ

Tăng cường kết nối giao thương khu vực Bắc Trung Bộ

Sáng 13/5, tại TP Đồng Hới đã diễn ra Hội nghị kết nối giao thương khu vực Bắc Trung Bộ - Quảng Bình 2024 với sự tham dự của 150 đại biểu.
Ngày 16/5, Bộ Công Thương công bố "Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2023"

Ngày 16/5, Bộ Công Thương công bố "Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2023"

"Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2023" sẽ được Bộ Công Thương công bố vào ngày 16/5 tại Hà Nội. Đây là lần thứ 8, Báo cáo này được công bố.
Xuất khẩu tuần 6/5-12/5: Xuất khẩu gạo tiếp tục tăng trưởng; vải thiều Thanh Hà sẽ đưa sang Australia bằng máy bay

Xuất khẩu tuần 6/5-12/5: Xuất khẩu gạo tiếp tục tăng trưởng; vải thiều Thanh Hà sẽ đưa sang Australia bằng máy bay

Xuất khẩu gạo tiếp tục tăng trưởng; vải thiều Thanh Hà sẽ được đưa sang Australia bằng máy bay... là những tin nổi bật trong điểm tin xuất khẩu tuần từ 6/5-12/5
Doanh nghiệp xuất khẩu tiếp đà bứt phá

Doanh nghiệp xuất khẩu tiếp đà bứt phá

Thị trường xuất khẩu có nhiều tín hiệu tích cực, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa tăng lên giúp các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam tự tin bứt phá.
4 tháng, xuất khẩu sầu riêng thu về trên nửa tỷ USD

4 tháng, xuất khẩu sầu riêng thu về trên nửa tỷ USD

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu sầu riêng đạt khoảng trên 500 triệu USD, tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm ngoái.
Phát triển vùng trung du miền núi phía Bắc: Nhiều cơ hội nhưng cũng lắm thách thức

Phát triển vùng trung du miền núi phía Bắc: Nhiều cơ hội nhưng cũng lắm thách thức

Vùng trung du miền núi phía Bắc đang đứng trước nhiều thời cơ và thách thức trong phát triển kinh tế, giải pháp cho các vấn đề này là gì?
Kon Tum: Tiềm năng sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm dược liệu từ Sâm

Kon Tum: Tiềm năng sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm dược liệu từ Sâm

Tỉnh Kon Tum phát triển thành vùng dược liệu trọng điểm quốc gia và trở thành trung tâm sản xuất dược liệu lớn của cả nước vào năm 2025, định hướng đến 2050
"Tín hiệu sáng" cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ

"Tín hiệu sáng" cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ

4 tháng đầu năm, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng mạnh, dự báo sẽ còn tiếp tục tăng trưởng khi tiêu dùng tại nhiều thị trường có tín hiệu tốt lên.
Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ mang lại lợi ích cho cả hai nước

Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ mang lại lợi ích cho cả hai nước

Hoa Kỳ công nhận quy chế kinh tế thị trường sẽ tăng vị thế của Việt Nam, đồng thời mang lại lợi ích song phương cho cả hai nước.
Giá cà phê xuất khẩu diễn biến trái chiều, cà phê Robusta giằng co

Giá cà phê xuất khẩu diễn biến trái chiều, cà phê Robusta giằng co

Giá cà phê xuất khẩu biến động. Sau 3 phiên tăng liên tiếp, Arabica quay đầu giảm nhẹ, trong khi Robusta tăng ở kỳ hạn tháng 7, giảm ở kỳ hạn tháng 9
Gia tăng lô sầu riêng xuất khẩu bị cảnh báo: 4 nguyên nhân chính

Gia tăng lô sầu riêng xuất khẩu bị cảnh báo: 4 nguyên nhân chính

Trước tình trạng các lô sầu riêng xuất khẩu bị gia tăng cảnh báo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã điểm tên 4 nguyên nhân chính.
Ấn Độ là thị trường xuất khẩu chính của hoa hồi Việt Nam

Ấn Độ là thị trường xuất khẩu chính của hoa hồi Việt Nam

Tháng 4/2024, Ấn Độ là thị trường xuất khẩu chính của hoa hồi Việt Nam với 1.033 tấn, chiếm 69,8% tỷ trọng và tăng đến 60% so với tháng trước.
Giá cà phê xuất khẩu tăng trở lại do thời tiết không thuận lợi

Giá cà phê xuất khẩu tăng trở lại do thời tiết không thuận lợi

Giá cà phê xuất khẩu tiếp tục tăng, do những thông tin về thời tiết tại Brazil vẫn chưa được cải thiện trong thời gian chuẩn bị thu hoạch cà phê Arabica.
Sản xuất phục hồi, nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh

Sản xuất phục hồi, nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh

Sản xuất phục hồi là lực kéo quan trọng giúp kim ngạch nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu hàng hóa từ nhiều thị trường chủ lực tăng mạnh.
Khai mạc Hội chợ hàng Việt Nam định hướng xuất khẩu tại Hà Nội

Khai mạc Hội chợ hàng Việt Nam định hướng xuất khẩu tại Hà Nội

Ngày 9/5, Hội chợ hàng Việt Nam định hướng xuất khẩu Hà Nội đã chính thức khai mạc tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động