Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam: Cầu nối thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hiệu quả Công bố Báo cáo Xuất nhập khẩu 2022: TP Hồ Chí Minh đứng đầu về xuất khẩu |
Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam là ấn phẩm thường niên được Bộ Công Thương phát hành từ năm 2016 đến nay. Đây là tài liệu cung cấp cái nhìn tổng quan về hoạt động xuất nhập khẩu, về bức tranh xuất nhập khẩu trong cả một năm bao gồm: Tình hình xuất nhập khẩu theo từng mặt hàng, theo các thị trường cụ thể, đồng thời cũng là cái nhìn tổng quan về tất cả những hoạt động quản lý nhà nước, cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành trong năm đó.
Ngày 16/5, Bộ Công Thương sẽ công bố ‘Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2023’ |
Sau 7 năm ban hành, Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam đã nhận được những phản hồi rất tích cực từ các đối tượng thụ hưởng là các hiệp hội, các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp, đây sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích để các doanh nghiệp nắm được các thông tin về tình hình thị trường, về tình hình mặt hàng cũng như những cơ chế chính sách quản lý xuất nhập khẩu, để có cái hoạch định, có những kế hoạch sản xuất, kinh doanh và đặc biệt là xuất khẩu của mình.
Đối với các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các hiệp hội, các tổ chức khác cũng có những đánh giá rất cao và nhìn nhận đây là nguồn tài liệu tham khảo mà các cơ quan, tổ chức có thể trích dẫn trong quá trình hoạt động của mình.
Hoạt động ngoại thương đóng vai trò quan trọng nền kinh tế nước ta những năm qua. Do đó, những thông tin rõ ràng, có hệ thống và minh bạch là vấn đề được các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách rất quan tâm. Việc công bố thông tin kịp thời và đáng tin cậy cho phép những người sử dụng thông tin đó có thể dự báo, đánh giá về tình hình và hiệu quả các hoạt động diễn ra trong nền kinh tế đất nước.
Lễ công bố “Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2023” dự kiến diễn ra trong khuôn khổ Hội thảo ‘Ứng dụng công nghệ để phát triển thương mại điện tử và logistics hiện đại, bền vững’ do Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) tổ chức.
Tại Hội thảo, các diễn giả sẽ chia sẻ nội dung về Công nghệ và tự động hóa trong logistics để phát triển bền vững; Xây dựng chuỗi cung ứng hiện đại, bền vững; Bất động sản logistics - tiềm năng và cơ hội.
Phiên thảo luận "Xu hướng M&A và chiến lược đầu tư bền vững trong ngành Thương mại điện tử và Logistics" với sự điều phối của ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cùng sự tham gia của Lãnh đạo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số; lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam; Lãnh đạo Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam; Đinh Hoài Nam - Giám đốc, Trưởng bộ phận Phát triển kinh doanh SLP Việt Nam SLP Việt Nam; và các Chuyên gia kinh tế.