Thứ năm 02/01/2025 00:41

Dầu thô WTI lên ngôi, Top 5 thị phần môi giới hàng hóa tại Việt Nam có sự thay đổi

Trong quý I năm 2022, thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam đã ghi nhận bước phát triển đột phá, với khối lượng giao dịch liên tục lập kỉ lục trong 3 tháng đầu năm. Giá các loại hàng hóa nguyên liệu quan trọng đều chứng kiến những biến động mạnh nhất trong hàng thập kỉ, đã thu hút dòng tiền của các nhà đầu tư trong nước vào thị trường hàng hóa.

Cơ cấu thị phần môi giới hàng hóa và tỉ trọng khối lượng giao dịch các mặt hàng tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) đều thay đổi theo chiều hướng tích cực, giúp thị trường phát triển một cách ổn định và cân bằng.

Top 5 thị phần môi giới hàng hóa đã có sự thay đổi về thứ hạng

Theo số liệu từ khối Quản lý Giao dịch MXV, Công ty CP Giao dịch Hàng hóa Gia Cát Lợi vẫn đứng đầu về thị phần môi giới hàng hóa tại Việt Nam trong quý I/2022, chiếm 26% tổng khối lượng giao dịch. Từ vị trí thứ 5 trong năm 2021, Công ty CP Giao dịch Hàng hóa Quốc tế (MXL) đang có thị phần môi giới lớn thứ 2 cả nước, chiếm 22% tổng khối lượng giao dịch. Công ty CP Giao dịch Hàng hóa Thành phố Hồ Chí Minh (HCT) chiếm 20%, đứng thứ 3. Công ty CP Saigon Futures và Công ty TNHH Đầu tư quốc tế Hữu Nghị (Finvest) lần lượt đứng các vị trí tiếp theo với 7% và 6% thị phần môi giới.

Top 5 thị phần môi giới hàng hóa lớn nhất

Top 5 đã bắt đầu có sự thay đổi về cả thứ hạng và thị phần, khi các thành viên thị trường khác cũng đều ghi nhận những bước phát triển đáng kể trong năm 2022. Trong số đó, Công ty Cổ phần giao dịch hàng hóa VMEX, Công ty Cổ phần giao dịch hàng hóa SCE và Công ty cổ phần Tập đoàn Khoáng sản và Thương mại VQB là những thành viên có sự tăng trưởng đáng kể về thị phần môi giới.

Trong quý I/2022, MXV đã cấp phép thêm 2 thành viên kinh doanh, nâng số thành viên thị trường lên 33 thành viên kinh doanh và 4 thành viên môi giới. Các thành viên vừa là đối tác, vừa là những cánh tay nối dài giúp MXV tổ chức thị trường minh bạch, chuyên nghiệp, hiệu quả và đóng góp cho sự phát triển của thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam.

Giá hàng hóa tăng mạnh, nhóm năng lượng và nông sản hút dòng tiền

Trong 3 tháng đầu năm, giá của hầu hết các mặt hàng nguyên liệu chủ chốt đều chứng kiến những mức tăng đột biến. Điều này được phản ánh qua diễn biến của chỉ số hàng hóa MXV-Index, khi chỉ số này đã phá vỡ mức kỉ lục 3.000 điểm hồi đầu tháng 3. Tổng kết quý I, chỉ số MXV-Index tăng tới 24,5%, là mức tăng theo quý lớn nhất kể từ khi được MXV ban hành.

Trong 4 nhóm mặt hàng đang được giao dịch tại MXV, năng lượng và nông sản là hai nhóm có biến động mạnh nhất. Chỉ số MXV-Index Năng lượng và MXV-Index Nông sản tăng lần lượt 41,9% và 21,6% trong quý I. Không có gì bất ngờ khi hai nhóm này đã thu hút được nhiều dòng tiền đầu tư nhất tại Việt Nam trong giai đoạn đầu năm nay.

Cụ thể, dầu thô WTI liên thông với Sở NYMEX đang là mặt hàng được các nhà đầu tư trong nước giao dịch nhiều nhất, chiếm 13% tổng giao dịch từ 01/01 đến 31/03. Giá dầu WTI đã có những thời điểm tăng tới hơn 70% so với cuối năm 2021, trước khi hạ nhiệt về dưới vùng 100 USD/thùng. Giá dầu vẫn đang có biến động trung bình từ 3 – 4 USD/thùng mỗi phiên, nên đây vẫn sẽ là mặt hàng chủ chốt trong danh mục của các nhà đầu tư hàng hóa tại Việt Nam trong quý II này.

Tỉ trọng 5 sản phẩm giao dịch lớn nhất

Đối với nhóm nông sản, lúa mì, ngô và khô đậu tương trên Sở Chicago lần lượt chiếm 11%, 9% và 8% tỉ trọng giao dịch. Tuy dòng tiền bị dịch chuyển nhẹ sang nhóm năng lượng, nhưng nông sản vẫn luôn là nhóm có khối lượng giao dịch lớn nhất tại MXV kể từ khi thị trường giao dịch hàng hóa Việt Nam được liên thông với thế giới cho tới nay.

Sự đồng đều về khối lượng giao dịch các mặt hàng cho thấy các nhà đầu tư trong nước đang rất nhạy bén trước các biến động trên nhiều thị trường hàng hóa khác nhau. MXV đang niêm yết 31 mặt hàng với khung thời gian giao dịch liên tục từ 05h00 sáng thứ hai đến 04h sáng thứ bảy hàng tuần, nên phù hợp với nhiều hình thức và quy mô đầu tư. Giá trị giao dịch tại MXV trong quý I/2022 đạt trung bình 5.293 tỷ đồng mỗi phiên, tăng đột phá so với quý IV/2021. Trong đó, đã có những phiên có giá trị giao dịch vượt mức 10.000 tỷ đồng.

Dầu WTI micro và sức bật của thị trường giao dịch năng lượng

Theo thống kê từ MXV, dầu thô WTI micro đang là sản phẩm có tốc độ tăng trưởng giao dịch lớn nhất và nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà đầu tư tại Việt Nam. Tính riêng trong tháng 3/2022, đã có gần 18.500 hợp đồng dầu thô WTI micro được giao dịch, tăng 190% so với tháng 2.

Dầu thô WTI micro đang là sản phẩm có tốc độ tăng trưởng giao dịch lớn nhất và nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà đầu tư tại Việt Nam

Đây là kết quả rất đáng chú ý đối với một sản phẩm không chỉ mới tại Việt Nam, mà còn mới trên toàn thế giới. Vào tháng 11 năm ngoái, MXV đã chính thức đưa dầu thô WTI micro vào giao dịch, chỉ 4 tháng sau khi sản phẩm này được CME Group niêm yết. Chính sự bổ sung nhạy bén và kịp thời này đã giúp các nhà đầu tư hàng hóa trong nước có thêm một sản phẩm giao dịch hiệu quả với chi phí thấp.

Tăng trưởng giao dịch của hợp đồng dầu WTI Micro

Hiện nay, để giao dịch 1 hợp đồng dầu WTI micro cần số vốn khoảng 1.045 USD, so với 10.450 USD khi giao dịch 1 hợp đồng dầu WTI tiêu chuẩn. Diễn biến giao dịch của dầu WTI micro gần như tương đồng với dầu WTI tiêu chuẩn, nhưng giá trị của mỗi bước giá nhỏ hơn rất nhiều. Đây là sản phẩm đặc biệt phù hợp với các nhà đầu tư mới tham gia thị trường và các nhà đầu tư có quy mô vốn nhỏ.

Với số vốn chưa đến 30 triệu đồng, có thể giao dịch dầu thô theo cả 2 chiều mua và bán, giao dịch T0 liên thông trực tiếp với thế giới, thông tin minh bạch và đa chiều, nên dầu WTI micro đang được kỳ vọng sẽ vươn lên trở thành sản phẩm được giao dịch nhiều nhất tại MXV trong năm nay. Không chỉ là một sản phẩm đầu tư, dầu WTI micro có thể sẽ là chìa khóa giúp ngành kinh doanh xăng dầu trong nước giải bài toán bảo hiểm giá trước những biến số khó lường của thị trường dầu thế giới trong phần còn lại của năm 2022.

Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường hàng hóa hôm nay

Tin cùng chuyên mục

Thị trường hàng hóa hôm nay 30/12: Giá cà phê Arabica giảm

Thị trường hàng hóa hôm nay 27/12: Giá ca cao giảm 7% do áp lực chốt lời

Thị trường hàng hóa hôm nay 26/12: Cao su giao dịch sôi động trong ngày thị trường nghỉ lễ Giáng sinh

Thị trường hàng hóa hôm nay 25/12: Giá dầu đảo chiều hồi phục

Thị trường hàng hóa hôm nay 24/12: Giá cà phê Robusta tăng nhẹ, dao động quanh mốc 5.000 USD/tấn

Nhìn lại năm 2024, liệu ngành thép đã tìm được cơ hội bứt phá?

Thị trường hàng hóa hôm nay 19/12: Giá ca cao lập đỉnh lịch sử mới

Bà Rịa - Vũng Tàu: Chuẩn bị hàng hóa, bình ổn thị trường dịp Tết

TP. Hồ Chí Minh: Chợ kẹo bánh Bình Tây nhộp nhịp dịp cuối năm

Thị trường hàng hóa hôm nay 18/12: Giá đậu tương giảm phiên thứ ba liên tiếp

Đồ trang trí Giáng sinh 2024: Sản phẩm 'xanh' chiếm sóng thị trường

Thị trường hàng hóa hôm nay 17/12: Giá cà phê Arabica tăng 2,47%

Thị trường hàng hóa hôm nay 16/12: Giá ca cao tăng vọt tuần thứ 5 liên tiếp

Ngành bán lẻ trước cột mốc 200 tỷ USD: Miếng bánh có dễ 'ăn'?

Đưa hàng hiệu giá hấp dẫn đến với người tiêu dùng: ‘Chìa khoá’ chinh phục niềm tin trong khó khăn

Thị trường hàng hoá duy trì bình ổn, không để thiếu hàng cho dịp Tết Ất Tỵ

Xu hướng lựa chọn giỏ quà Tết năm nay

Nguồn cung hàng hóa sẵn sàng, doanh nghiệp tăng 30% sản lượng hàng Tết so với năm 2024

Thị trường hàng hóa hôm nay 13/12: Giá ngô suy yếu, giá đậu tương đi ngang

Năm 2025, tiếp tục đưa thị trường nội địa trở thành 'tuyến phòng ngự' vững chắc