Chủ nhật 11/05/2025 13:16

Đấu thầu chính thống - sao vẫn lọt sữa giả vào bệnh viện?

Sữa giả lọt vào bệnh viện qua đấu thầu chính thống, Bộ Y tế yêu cầu rà soát toàn quốc, siết chặt quản lý, xử lý nghiêm sai phạm, chấn chỉnh toàn hệ thống.

Ngày 20/4, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã ký văn bản gửi các bệnh viện trên toàn quốc, yêu cầu khẩn trương rà soát toàn bộ hoạt động tư vấn, giới thiệu, bán các sản phẩm sữa và thực phẩm chức năng cho người bệnh, đặc biệt là các sản phẩm đã bị cơ quan chức năng điều tra, phát hiện là giả.

Sản phẩm sữa do Công ty CP Dược dinh dưỡng Hacofood Group trong đường dây sữa nghi giả sản xuất. Ảnh chụp màn hình

Yêu cầu này được đưa ra sau khi xuất hiện thông tin phản ánh về tình trạng một số nhân viên y tế hướng dẫn người bệnh sử dụng các sản phẩm sữa do doanh nghiệp sản xuất, phân phối, nhưng sau đó bị xác định là hàng giả.

Song song đó, Bộ Công an cũng đã triệt phá đường dây sản xuất và buôn bán thuốc tân dược giả, với 21 loại thuốc, thu lời bất chính gần 200 tỷ đồng.

Bộ Y tế đề nghị các cơ sở khám, chữa bệnh đảm bảo hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện thực hiện đúng quy định.

Đồng thời, yêu cầu các bệnh viện tăng cường kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh nếu phát hiện hành vi trong khám, chữa bệnh, như: Kê đơn, chỉ định sử dụng thuốc đối với các thuốc chưa được cấp phép lưu hành; kê đơn thuốc, chỉ định thực hiện các dịch vụ kỹ thuật, thiết bị y tế, gợi ý chuyển người bệnh tới cơ sở khác hoặc có hành vi khác nhằm trục lợi...

Các hành vi như lợi dụng việc kê đơn thuốc để trục lợi; quảng cáo thuốc khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung hoặc không đúng với nội dung đã được xác nhận... cũng được xếp vào nhóm hành vi bị cấm.

Trước đó, hai bệnh viện lớn gồm Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội) và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn đã thông báo dừng tư vấn và thu hồi sản phẩm sữa Hofumil Gold Plus, Hapomil - những sản phẩm thuộc doanh nghiệp bị xác định sản xuất sữa giả.

Đáng chú ý, các sản phẩm này đã trúng thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi và được cung cấp chính thống cho bệnh viện.

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn khẳng định: "Quan điểm của Bộ Y tế là xử lý nghiêm, tuyệt đối không bao che, dung túng các hành vi vi phạm".

Các bệnh viện được yêu cầu rà soát danh mục thuốc, đối chiếu với các sản phẩm giả đã bị xử lý và kịp thời chấn chỉnh nếu phát hiện vi phạm.

Giám đốc các bệnh viện và các sở y tế phải báo cáo việc thực hiện các nội dung trên và kết quả xử lý về Bộ Y tế trước ngày 24/4.

Ngày 19/4, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh Hà Anh Đức cũng nhấn mạnh, việc sản phẩm giả lọt vào bệnh viện có liên quan trực tiếp đến công tác quản trị của đơn vị.

Theo ông, giám đốc bệnh viện là người đứng đầu, phải chịu trách nhiệm toàn diện về quy trình kê đơn, cung cấp dịch vụ và sử dụng các sản phẩm y tế trong cơ sở.

Trên kênh YouTube mang tên "Tập đoàn Dược Quốc tế" có một đoạn clip dài gần 7 phút giới thiệu về Công ty Cổ phần Dược dinh dưỡng Hacofood Group. Trong video này, loạt sản phẩm được liệt kê bao gồm: Sữa dinh dưỡng Talacmum, Darifa Gold, Kasumi, The Empire, Kawai, Gumi Colos 24h Baby…, kèm theo lời quảng cáo công ty có "sản lượng lên đến hơn 5 triệu lon mỗi năm".

Điểm đáng chú ý của clip là sự xuất hiện của PGS.TS Nguyễn Thị Lâm - nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia. Trong video, bà Lâm "đánh giá rất cao" Công ty Hacofood, "đây là nhà máy đạt tiêu chuẩn nghiêm ngặt về quản lý an toàn trong sản xuất thực phẩm theo tiêu chuẩn của FDA Hoa Kỳ".

"Điều này minh chứng rằng, khi chúng ta sử dụng các sản phẩm sản xuất bởi Hacofood, các mẹ cũng rất yên tâm là đã đạt được tiêu chí rất nghiêm ngặt, khắt khe của FDA Hoa Kỳ", PGS Nguyễn Thị Lâm nói.

Trong một clip quảng cáo khác của công ty này, bác sĩ Lê Thị Hải - nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cũng xuất hiện với vai trò giới thiệu sữa Talacmum. Trong quảng cáo, bà Hải cũng khẳng định nguyên liệu, sản phẩm được nhập khẩu 100% từ Hà Lan và nhiều quốc gia khác, công đoạn sản xuất trên dây chuyền hiện đại, tiên tiến, khép kín…

Thảo Nguyên
Bài viết cùng chủ đề: Sữa giả

Tin cùng chuyên mục

Bộ Y tế thông tin về trách nhiệm với sữa giả, thực phẩm giả

‘Giọt hồng yêu thương' và sự sẻ chia sống có trách nhiệm

Bộ trưởng Bộ Y tế nói gì về vụ bệnh viện bị tố 'đóng đủ tiền mới cấp cứu’?

Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ 'đóng đủ tiền mới cấp cứu' tại Nam Định

Hỗ trợ kịp thời gần 300 trường hợp say nắng trong Đại lễ Vesak 2025

Số ca cấp cứu do tai nạn liên quan rượu, bia giảm

Bộ Y tế thúc địa phương thanh tra thị trường thực phẩm

Bộ trưởng Bộ Y tế báo cáo gì về việc quản lý mỹ phẩm, thực phẩm chức năng?

TP. Hồ Chí Minh tăng cường xe cấp cứu cho đại lễ 30/4

Bác sĩ SIAM Thailand chăm sóc toàn diện thí sinh tại hai đấu trường nhan sắc

Thành phố Huế: Phát động Tháng hành động an toàn lao động

Hà Nội sắp xếp hệ thống khám chữa bệnh theo 3 cấp

Sự thật giật mình về nước chanh 'chữa bách bệnh' và khuyến cáo của bác sĩ

Khánh thành Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức, quy mô 1.000 giường

Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn

Bộ Y tế đề nghị xử lý hình sự Tiktoker bán hàng xách tay, trốn thuế

Sau các vụ án chấn động, Bộ Y tế xây khung pháp lý mới cho bán thuốc online

Tên 21 loại thuốc giả vừa bị triệt phá ở Thanh Hóa

Được giao 'vai chính' quản lý theo Nghị định 15, Bộ Y tế 'thúc' hậu kiểm sau bê bối sữa giả

Sau gần 4 vạn công bố, xử lý hơn 300 vi phạm, Cục An toàn thực phẩm ra cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khỏe