Thứ hai 23/12/2024 20:02

Dấu hỏi bất thường trong việc OCB siết toà nhà ở đất vàng của Tập đoàn FLC

Vì sao việc gán nợ toà tháp FLC Twin Towers của Tập đoàn FLC thực hiện từ năm 2020 mà 2 năm sau mới công bố? Liệu hành vi lách luật tinh vi nào?

Vài ngày qua, giới đầu tư đặc biệt quan tâm khi hình ảnh tảng đá ghi chữ “FLC Group” trước toà nhà FLC Twin Towers đã bị công nhân đục gỡ. Vì sao việc gán nợ toà tháp FLC Twin Towers đã thực hiện từ năm 2020 mà phải 2 năm sau, FLC mới công bố? Làm thế nào Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) bỏ một khoản tiền rất lớn để nhận gán nợ toà tháp mà vẫn che mắt được cổ đông trong 2 năm? Liệu hành vi lách luật “tinh vi” nào đã được áp dụng?

Che giấu thông tin? Lách luật tinh vi?

FLC Twin Towers là toà nhà 42 tầng tại “khu đất vàng” 265 Cầu Giấy, Hà Nội. Đây là trụ sở chính của Tập đoàn FLC từ tháng 7.2019.

Đầu tháng 5.2022, giới đầu tư “ngã ngửa” khi FLC công bố thông tin đã gán nợ toà tháp này cho OCB từ năm 2020.

Thông tin được công bố trong số 326 trang tài liệu mà Tập đoàn FLC gửi tới Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh. Tập hồ sơ có tổng cộng 51 Nghị quyết có chứa các thông tin cần cải chính và công bố bổ sung theo quyết định xử phạt ngày 24.3.2022.

Biển tên gắn chữ “FLC Group” đã bị đục sau khi toà nhà FLC Twin Tower chính thức chuyển sang “chủ mới” là ngân hàng OCB. Ảnh L.Hương

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, một chuyên gia ngân hàng nhận định: “Những thông tin đáng lẽ phải công bố cho công chúng từ năm 2020, nhưng mãi đến khi ông Trịnh Văn Quyết bị bắt và Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước yêu cầu công khai thì thông tin này mới rò rỉ ra. Nếu đây là nghiệp vụ tốt cho OCB và FLC, đáng lẽ phải công khai thông tin từ lâu chứ không phải theo kiểu “giấu không được thì buộc phải khai ra”.

Gắn vào “tài sản gán siết nợ”, chiêu thức “tinh vi” lách luật

Chuyên gia chỉ rõ 2 vấn đề. Thứ nhất, nếu OCB mua đứt toà tháp FLC Twin Towers, như vậy, ngân hàng đã dùng lượng vốn rất lớn để mua sắm tài sản cố định và có khả năng vi phạm vào điều 140 của Luật Tổ chức tín dụng, trong đó quy định tỉ lệ tổ chức tín dụng mua, đầu tư vào tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho hoạt động là không quá 50% (tối đa 50%) vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ.

Thứ hai, nếu coi đó là khoản OCB cấp tín dụng cho FLC thì đó là khoản cấp tín dụng rất lớn cho vay trung - dài hạn. Như vậy có khả năng vướng vào tỉ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung - dài hạn do Ngân hàng Nhà nước đã có quy định nghiêm ngặt.

Toà nhà nay đã công khai đổi chủ. Ảnh: L.Hương

Chuyên gia tài chính này cho biết: “Nhiều khả năng, OCB đã lách luật một cách tinh vi là gán vào “tài sản gán siết nợ”. Theo quy định, chỉ khi toà nhà FLC Twin Towers được chuyển quyền sở hữu cho OCB thì ngân hàng mới được hạch toán trên tài khoản nội bảng. Còn trước đó, OCB có thể hạch toán vào “tài sản gán siết nợ, treo và chờ xử lý. “Tài sản gán siết nợ” thì chưa bị xem là hoạt động đầu tư tài sản, vì thế OCB lách được quy định của điều 140 của Luật Tổ chức tín dụng và bị giới hạn 50%”.

Thêm vào đó, sử dụng “chiêu lách tinh vi” này, OCB có khả năng lách cả tỉ lệ cho vay trung – dài hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định.

Về phía Tập đoàn FLC, chuyên gia này nhận định: “Cần kiểm tra lại hoạt động gán siết nợ có thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị Tập đoàn FLC hay không. Nếu có thì việc FLC không công bố thông tin có thể coi là cố tình che giấu thông tin. Thực tế, tại Việt Nam, tội che giấu thông tin bị phạt rất ít so với những tổn hại việc công bố thông tin có thể làm ảnh hưởng uy tín của doanh nghiệp tại thời điểm năm 2020. Chính vì vậy không ít các ông chủ doanh nghiệp sẵn sàng chậm công bố thông tin và chịu phạt hành chính ít tiền".

Ảnh hưởng ra sao đến hệ thống tài chính ngân hàng?

Ngân hàng OCB hiện là một trong những chủ nợ lớn nhất của FLC. OCB đang cho Tập đoàn FLC và các doanh nghiệp liên quan trong hệ sinh thái vay cả nghìn tỉ đồng.

Theo chuyên gia, nếu giả sử bản chất là OCB đang cố gắng che giấu khoản cho vay trung- dài hạn cho FLC thì đây là cách giúp FLC bớt gánh nặng nợ, tạo điều kiện cho FLC có khả năng tiếp cận vay tại ngân hàng khác. Nhưng điều này gây bất lợi cho các ngân hàng khác. Thông tin sai lệch về khoản nợ của khách hàng có thể khiến các ngân hàng khác gặp rủi ro khi cho vay mà không đánh giá đúng năng lực của khách hàng.

Thêm vào đó, chuyên gia đặt giả thuyết: Không loại trừ khả năng đây là cách lách để FLC không phải trả nợ gốc định kì vì FLC đã gán tài sản nên chỉ cần trả lãi.

Trước đó, tại Đại hội đồng cổ đông của Ngân hàng OCB, trước những câu hỏi chất vấn nóng của cổ đông về các khoản cho vay FLC, ông Nguyễn Đình Tùng – Tổng Giám đốc OCB cho biết tổng dư nợ hiện là 2.800 tỉ đồng, bao gồm 1.500 tỉ đồng cho vay FLC, 1.000 tỉ đồng cho Bamboo Airways và 300 tỉ tại các công ty con.

“Chúng tôi cho rằng, sự việc của ông Trịnh Văn Quyết là vấn đề cá nhân. Trước khi sự việc ông Trịnh Văn Quyết xảy ra, FLC là khách hàng tốt, luôn đảm bảo trả nợ đúng hạn. Hiện tại, các bên cũng phối hợp với ngân hàng xử lý việc này. Quan điểm của Ban lãnh đạo ngân hàng là với những dự án đang triển khai, có nguồn thu thì tạo điều kiện để họ bán và thu tiền về. Hiện nay, vụ việc này cũng được báo cáo chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước”, ông Tùng nói.

laodong.vn
Bài viết cùng chủ đề: Tập đoàn FLC

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hoá: Xử phạt Công ty Cổ phần Xây lắp điện và dịch vụ điện Tín Nghĩa

Tiktoker Dưỡng Dướng Dường tiếp tục bị phạt

Cần Thơ: Cưỡng chế thuế đối với Công ty Cổ phần Trung Sơn

Bạc Liêu: Công ty Vật liệu xây dựng Phúc Lộc Thọ bị cưỡng chế thuế

Phú Quốc: Đầu tư tiền tỷ cải tạo vườn hoang, bị kiến nghị phạt tội huỷ hoại đất

Thực hư thị trường cao hổ bạc tỷ - Bài 1: Những toán người bí ẩn trong ngôi nhà cổ

Thanh tra TP. Hồ Chí Minh: Công ty Công Ích quận 7 thu lợi gần 6 tỷ đồng không đúng quy định

Hà Nội: Làm rõ trách nhiệm vụ tưới xăng đốt quán cà phê khiến 11 người tử vong

Cần Thơ: Cưỡng chế thuế Công ty CP Thương mại và Đầu tư Công nghệ Ecotech Việt Nam

Hà Nội: Nghi phạm đốt quán hát khiến 11 người tử vong có 2 tiền án

Đắk Lắk: Cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn 4 doanh nghiệp nợ thuế

Lào Cai: Công khai thông tin 7 doanh nghiệp, hợp tác xã nợ thuế trên địa bàn huyện Bắc Hà

Quảng Bình: Khởi tố 7 bị can hành vi lừa đảo trên không gian mạng

Cảnh sát giao thông Đắk Lắk phát hiện, bắt giữ vụ vận chuyển gần 70 kg pháo hoa nổ lậu

Thanh Hóa: Bắt 5 đối tượng trong đường dây sản xuất, buôn bán pháo nổ liên tỉnh

Thanh Hóa: Kiểm điểm trách nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án huyện Thạch Thành

Lào Cai: Tạm hoãn xuất cảnh 3 giám đốc doanh nghiệp nợ thuế

Nghệ An: Phá đường dây mua bán trái phép hơn 500 tài khoản ngân hàng để lừa đảo và rửa tiền

Vĩnh Long: Công ty Cổ phần cảng Bình Minh nợ thuế hơn 36 tỷ đồng

Đồng Tháp: Cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn Công ty TNHH Nguyễn Vang do nợ thuế hơn 9,6 tỷ đồng