Chủ nhật 24/11/2024 19:33

Dấu ấn đặc biệt của lực lượng Công an nhân dân trong ngày 2/9/1945

Trong ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, lực lượng Công an nhân dân tự hào ghi dấu ấn đặc biệt.

Ngày 2/9/1945, hàng chục vạn đồng bào thủ đô tập trung tại Quảng trường Ba Đình dự mít tinh chào mừng Chính phủ lâm thời ra mắt nhân dân. 14 giờ chiều hôm ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố trước thế giới và quốc dân đồng bào về sự ra đời nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước công - nông đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á.

Khoảnh khắc ấy thật thiêng liêng, hào hùng là kết quả bao năm đấu tranh gian khổ của dân tộc. Đằng sau sự kiện trọng đại ấy, một lực lượng thầm lặng, kiên cường đã góp phần bảo đảm an ninh cho ngày lịch sử của cả dân tộc, đó chính là lực lượng Công an nhân dân.

Lực lượng bảo vệ lễ đài ngày 2/9/1945. (Ảnh tư liệu)

Trong bối cảnh đất nước vừa giành độc lập, tình hình chính trị còn nhiều phức tạp, nguy cơ bạo loạn và chống phá từ các thế lực thù địch vẫn hiện hữu. Nhiệm vụ bảo vệ an ninh cho thời khắc đặc biệt là vô cùng nặng nề, đòi hỏi sự dũng cảm, kiên quyết và lòng trung thành tuyệt đối với đất nước.

Lực lượng Công an lúc bấy giờ, những trang bị còn thô sơ nhưng với tinh thần dũng cảm, kiên cường, đã nhận nhiệm vụ, từ bảo vệ lãnh tụ, bảo vệ vòng trong, vòng ngoài, đến bảo vệ khu vực khán đài và khu vực quần chúng nhân dân.

Họ không chỉ là những người lính gác, giữ gìn an ninh trật tự, mà còn là những chiến sĩ thầm lặng, dũng cảm, sẵn sàng hy sinh vì độc lập tự do của dân tộc. Lực lượng Công an đã phải đối mặt với nhiều thử thách, nguy hiểm, thậm chí là cả sự phản bội từ những kẻ thù địch đang lẩn khuất trong lòng dân.

Đồng chí Chu Đình Xương là Giám đốc Sở Liêm Phóng Bắc Bộ là người cầm ô che cho Chủ tịch Hồ Chí Minh trong ngày 2/9/1945. (Ảnh tư liệu)

Ngày 2/9/1945, từ những chiến sĩ trinh sát được bố trí bí mật, bảo vệ tuyến đường từ nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh và các thành viên Chính phủ xuất phát đến Quảng trường Ba Đình, đến những cảnh sát mặc đồng phục, mang súng ngắn, đi xe đạp hộ tống đoàn xe, họ đều thể hiện sự kiên định và bản lĩnh của những người chiến sĩ cách mạng.

Họ, những người hùng thầm lặng, những chiến sĩ anh dũng, không màng hiểm nguy của bản thân, mà chỉ một lòng quyết chí cống hiến hết mình cho đất nước. Chính những người chiến sĩ Công an ấy, với tinh thần dũng cảm, trách nhiệm, đã góp phần bảo đảm an ninh trong ngày khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Hình ảnh những chiến sĩ Công an trong ngày 2/9/1945 không chỉ là minh chứng cho lòng yêu nước, sự dũng cảm, mà còn là biểu tượng cho tinh thần đoàn kết, quyết tâm của toàn dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do. Họ đã góp phần tạo nên một ngày lịch sử, ngày thiêng liêng của dân tộc, ngày độc lập, tự do.

Trong những thước phim tư liệu còn lưu giữ tại Bảo tàng Công an nhân dân, có lẽ rất ít người biết được hình ảnh người đứng cạnh che ô cho Bác Hồ trên lễ đài lúc đó là đồng chí Chu Đình Xương, một cựu tù cộng sản từng bị giặc Pháp bắt giam tại nhiều nhà tù và là tù vượt ngục tháng 3/1945 từ nhà tù Sơn La trở về tham gia hoạt động cách mạng và sau Tổng khởi nghĩa, ông được Xứ ủy phân công làm Giám đốc Sở Liêm phóng Bắc Bộ. Ở thời điểm đó, đồng chí Chu Đình Xương vinh dự được phân công trọng trách trực tiếp bảo vệ tiếp cận Chủ tịch Hồ Chí Minh trên khán đài trong suốt quá trình diễn ra buổi lễ.

Lễ Tuyên ngôn độc lập kết thúc trong không khí thiêng liêng, phấn khởi. Buổi lễ với quy mô đã được bảo vệ an toàn tuyệt đối, biển người tại Quảng trường Ba Đình lại cuồn cuộn đổ về các con phố Hà Nội với hoa, cờ đỏ sao vàng. Muôn người như một cùng hô vang khẩu hiệu: “Ủng hộ chính phủ Hồ Chí Minh, Việt Nam độc lập muôn năm!”.

Đã gần 80 năm trôi qua, nhưng dấu ấn thiêng liêng của lực lượng Công an trong lễ Tuyên ngôn độc lập 2/9/1945 vẫn còn nguyên giá trị. Họ đã làm nên một kỳ tích, một chiến thắng vẻ vang, góp phần viết nên trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam.

Ngày 2/9/1945 đi vào lịch sử như một dấu son chói lọi trong hành trình hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, đã và đang là những sức mạnh tinh thần để toàn dân xây dựng, phát triển đất nước, viết tiếp những dấu ấn trong trang sử vẻ vang của dân tộc.

Dấu ấn đặc biệt của lực lượng Công an trong ngày 2/9/1945 sẽ mãi là bài học quý báu, là động lực to lớn để thế hệ công an hôm nay tiếp nối truyền thống vẻ vang, góp phần giữ vững an ninh quốc gia, xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Hoàng Phương
Bài viết cùng chủ đề: Công an nhân dân

Tin cùng chuyên mục

Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, xây dựng ngành hóa chất hiện đại

Bộ trưởng Bộ Công Thương giải trình, làm rõ về Luật Hóa chất (sửa đổi)

Trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba cho hai phi công vụ máy bay Yak-130 rơi

Cần cơ chế thử nghiệm có kiểm soát để sớm đưa thành quả nghiên cứu vào thực tiễn

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình kiểm tra tiến độ Dự án cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột

Cần đưa quy định phát triển công nghiệp bán dẫn vào Luật Công nghiệp công nghệ số

Sửa đổi Luật Hóa chất phù hợp với bối cảnh trong nước, quốc tế hiện nay

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà sắp thăm, làm việc tại Đan Mạch và Phần Lan

Trao Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Đinh Thế Huynh

Xung lực mới nâng tầm quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam - Bulgaria

Bộ Công Thương tiên phong cắt giảm, đơn giản thủ tục kinh doanh

Đề xuất lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia

Kinh doanh trên sàn thương mại điện tử phải nộp thuế

Chuyến công tác của Thủ tướng khẳng định uy tín, tạo động lực mới cho quan hệ Việt Nam-Brazil và Việt Nam-Dominica

Báo chí chất lượng cao trong bối cảnh chuyển đổi số

Thủ tướng đề nghị triển khai ngay các dự án thương mại, đầu tư Việt Nam-Dominica

Phản ứng của Việt Nam về những động thái mới của Philippines tại Biển Đông

Bộ Ngoại giao thông tin về việc tiếp nhận 5 máy bay huấn luyện từ Hoa Kỳ

Xung đột Nga-Ukraine lan rộng, Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo các ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể