Những cơ quan tình báo quyền lực nhất hành tinh

Cơ quan tình báo là công cụ hiệu quả góp phần tạo nên sức mạnh của bất kỳ quốc gia nào. Tình báo sắc bén là vũ khí lợi hại hàng đầu để đánh bại các mục tiêu.
Cựu tình báo Anh tiết lộ sự dối trá của phương Tây; Nga tố Ukraine sử dụng vũ khí hóa học Cựu sĩ quan tình báo Mỹ: ‘Mọi chuyện đã kết thúc’, sắp có người thay thế ông Zelensky Cựu sĩ quan tình báo Mỹ: Nga giành được ‘chiến thắng kép’ ở Ukraine

Dưới sự quản lý của từng quốc gia, các tổ chức này hoạt động trong khuôn khổ thu thập tình báo, thực hiện các hoạt động gián điệp và tư vấn cho chính phủ về các vấn đề an ninh quốc gia.

Dưới đây là những cơ quan tình báo quyền lực nhất hành tinh:

Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA)

CIA là một tổ chức hoạt động độc lập với Chính phủ Mỹ. CIA viết tắt của cụm từ “Central Intelligence Agency” (Cơ quan Tình báo Trung ương), được thành lập vào năm 1947 sau cuộc tấn công Trân Châu Cảng vào cuối thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ hai. Mục tiêu quan trọng nhất của CIA là thu thập, đánh giá, phân tích và phân phối các thông tin tình báo nước ngoài một cách bí mật.

Những cơ quan tình báo quyền lực nhất hành tinh
Trụ sở chính của CIA ở Langley, Virginia. Ảnh: AP

CIA có tổng hành dinh đặt tại Langley, Virginia gần thủ đô Washington. Nhân viên của cơ quan hoạt động từ các Đại sứ quán Mỹ và nhiều địa điểm khác trên toàn thế giới. Không giống như Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI), với nhiệm vụ đảm bảo an ninh trong phạm vi lãnh thổ Mỹ, CIA không có lực lượng thực thi pháp luật trong nước mà chủ yếu tập trung vào hoạt động thu thập thông tin tình báo ở nước ngoài, đồng thời bị giới hạn trong việc thu thập thông tin tình báo bên trong nước.

Biểu tượng của CIA bao gồm 3 phần tượng trưng: Đầu chim đại bàng quay sang trái, ngôi sao 16 cánh và một cái khiên. Đại bàng là linh vật quốc gia, tượng trưng cho sức mạnh và sự tỉnh táo. Ngôi sao 16 cánh biểu thị việc CIA tìm kiếm thông tin tình báo từ khắp nơi trên thế giới ngoài biên giới Mỹ và quy tụ thông tin đó về trụ sở để phân tích, kiểm tra và phân phối đến các cơ quan chức năng. Ngôi sao được đặt trên cái khiên, tượng trưng cho sự phòng thủ vững chắc.

Cơ quan Tình báo đối ngoại Nga (SVR)

SVR được thành lập năm 1991 để kế nhiệm vai trò của cơ quan tình báo đối ngoại sau khi Ủy ban An ninh Quốc gia Liên Xô (KGB) bị giải tán vào năm 1991. Nhiệm vụ của SVR bao gồm thu thập thông tin tình báo, thực hiện các hoạt động gián điệp chiến lược và kinh tế, cũng như bảo vệ các quan chức Nga ở nước ngoài.

Top 10 cơ quan tình báo quyền lực nhất hành tinh
Tòa nhà trụ sở SVR tại Moscow. Ảnh: RIA

Kể từ khi thành lập, SVR đã đóng vai trò quan trọng trong các chính sách đối ngoại của Nga. Cơ quan này có thẩm quyền trong việc chuyển giao công nghệ hạt nhân của Nga cho Iran và thường phối hợp với đơn vị tình báo quân sự nước ngoài của Nga, để thực hiện các hoạt động gián điệp và bí mật tại nhiều quốc gia.

Không giống như Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB), SVR được giao nhiệm vụ thực hiện các hoạt động tình báo và gián điệp bên ngoài lãnh thổ Nga. SVR hoạt động phối hợp với Tổng cục Tình báo Nga (GRU).

Theo thông tin báo cáo vào năm 1997, GRU đã triển khai số lượng điệp viên ở nước ngoài gấp 6 lần so với SVR. SVR còn được phép đàm phán hợp tác chống khủng bố và các thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo với các cơ quan tình báo nước ngoài, đồng thời cung cấp phân tích thông tin tình báo cho Tổng thống Nga.

Mossad - Cơ quan tình báo Israel

Mossad là cơ quan tình báo quốc gia của Israel. Được thành lập vào năm 1949, Mossad có nhiệm vụ thu thập thông tin tình báo, thực hiện các hoạt động bí mật và chống khủng bố. Đây là một trong những cơ quan tình báo mạnh mẽ và bí ẩn nhất trên thế giới.

Mossad trực tiếp báo cáo với Thủ tướng Israel. Cơ quan này ước tính có ngân sách khoảng 2,73 tỷ USD và tuyển dụng khoảng 7.000 nhân viên, là cơ quan tình báo lớn thứ 2 trong phương Tây CIA. Mossad ban đầu là một cơ quan nghiên cứu thuộc Bộ Ngoại giao Israel. Vào ngày 1/4/1951, cơ quan này chính thức được đổi tên thành Cơ quan Tình báo và Đặc nhiệm, gọi tắt là Mossad, theo tên gọi của một thành cổ trên lãnh thổ Israel.

Những cơ quan tình báo quyền lực nhất hành tinh
Logo của cơ quan tình báo Israel Mossad. Ảnh: Haim Tzach

Mossad trực thuộc Thủ tướng và có cơ cấu tổ chức khá độc đáo, khác biệt so với các cơ quan tình báo khác trên thế giới. Thông tin về số lượng chính xác các nhân viên của Mossad được giữ bí mật tuyệt đối. Các ước tính khác nhau cho thấy số lượng nhân viên Mossad dao động từ 1.200-7.000 người, ít hơn nhiều so với CIA của Mỹ.

Cơ quan Tình báo mật Vương quốc Anh (MI6)

MI6 là cơ quan gián điệp nước ngoài của Anh, có nhiệm vụ thu thập thông tin tình báo về các lĩnh vực chính trị, kinh tế và quân sự từ các quốc gia bên ngoài, chủ yếu thông qua các hoạt động tình báo bí mật. Trụ sở chính của MI6 nằm tại Charing Cross, London và cơ quan này có khoảng 3.000 nhân viên, với nhiều điệp viên là người nước ngoài. Ngân sách hàng năm của MI6 ước tính khoảng 300 triệu bảng Anh.

Những cơ quan tình báo quyền lực nhất hành tinh
Cơ quan tình báo bí mật của Bộ Ngoại giao Anh MI6. Ảnh: AP

MI6 đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia của Vương quốc Anh, cung cấp thông tin tình báo quan trọng cho chính phủ và các cơ quan an ninh khác, đồng thời thực hiện các nhiệm vụ tình báo và phản gián trên toàn cầu.

Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB)

FSB là cơ quan tình báo và an ninh nội địa của Nga, được thành lập vào năm 1995. Trụ sở chính của FSB đặt tại Quảng trường Lubyanka, Moscow. FSB kế thừa và phát triển từ KGB, cơ quan tình báo và an ninh nổi tiếng của Liên Xô.

Nhiệm vụ của FSB bao gồm phản gián, giám sát, chống khủng bố, theo dõi các hoạt động chống lại Liên Xô, bảo vệ an ninh biên giới và nội bộ, điều tra các loại tội phạm nghiêm trọng và vi phạm pháp luật liên bang. Vào năm 2003, quyền hạn của FSB được mở rộng khi cơ quan này sáp nhập Tổng cục Biên phòng và một phần lớn của Cơ quan Liên bang Thông tin và Truyền thông Chính phủ.

Top 10 cơ quan tình báo quyền lực nhất hành tinh
Tòa nhà của FSB ở Nizhny Novgorod. Ảnh: FSB

FSB chịu trách nhiệm chính về an ninh nội địa của Nga, bao gồm các lĩnh vực phản gián, đấu tranh chống tội phạm có tổ chức, khủng bố và buôn lậu ma túy. Từ năm 2003, sau khi Tổng cục Biên phòng Liên bang Nga được sáp nhập vào FSB, cơ quan này cũng đảm nhiệm nhiệm vụ bảo vệ an ninh biên giới.

FSB chủ yếu xử lý các sự vụ trong nội địa, trong khi nhiệm vụ phản gián quốc tế thuộc về SVR. Tuy nhiên, FSB cũng bao gồm "Cơ quan Liên bang Thông tin và Truyền thông Chính phủ", cơ quan kiểm soát giám sát điện tử ở nước ngoài. Tất cả các cơ quan tình báo và thực thi pháp luật của Nga đều hoạt động dưới sự chỉ đạo của FSB.

Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc (MSS)

MSS được thành lập vào năm 1983 dưới thời nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình, thông qua sự hợp nhất giữa Cơ quan Điều tra Trung ương (CID) và các cơ quan chuyên về phản gián và tình báo thuộc Bộ Công an Trung Quốc.

MSS có nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là thu thập thông tin tình báo nước ngoài. Trụ sở chính của MSS nằm gần Bộ Công an Trung Quốc tại Bắc Kinh. MSS và mạng lưới các văn phòng an ninh quốc gia là hai thực thể riêng biệt, hoạt động song song dưới sự quản lý của Bộ Công an Trung Quốc. Mặc dù độc lập, hai cơ quan này thường xuyên chia sẻ thông tin đã thu thập được cho nhau. Hạ tầng tình báo của Trung Quốc được xếp hạng lớn thứ 3 trên thế giới, chỉ sau Mỹ và Nga.

Những cơ quan tình báo quyền lực nhất hành tinh
Tòa nhà Bộ An ninh Nhà nước và Bộ Công an Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Bắc Kinh. Ảnh: THX

Cấu trúc tổ chức của Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc có ảnh hưởng từ cơ quan KGB thời Liên Xô. Bộ này chịu trách nhiệm trước Thủ tướng và Quốc vụ viện Trung Quốc (Chính phủ Trung Quốc).

Về mặt nhân sự, MSS thường sử dụng các điệp viên phi chuyên nghiệp, chẳng hạn như du khách, doanh nhân, viện sĩ, đặc biệt là sinh viên Trung Quốc học ở nước ngoài và các chuyên gia công nghệ cao Trung Quốc làm việc ở nước ngoài, những người có tiếp cận với các thiết bị công nghệ nhạy cảm.

Tổng cục An ninh đối ngoại Pháp (DGSE)

DGSE là một trong những tổ chức an ninh và tình báo mạnh mẽ và nổi tiếng nhất trên thế giới. Được thành lập vào năm 1982, DGSE có trụ sở chính tại Paris với nhiệm vụ chính là thu thập thông tin tình báo nước ngoài và chống khủng bố.

Những cơ quan tình báo quyền lực nhất hành tinh
Trụ sở Tổng cục An ninh đối ngoại Pháp tại Paris. Ảnh: AP

DGSE hợp tác chặt chẽ với DGSI (Tổng cục An ninh Quốc nội), để cung cấp thông tin tình báo và bảo vệ an ninh quốc gia Pháp, đặc biệt thông qua các hoạt động bán quân sự và phản gián ở nước ngoài. Mặc dù hoạt động của DGSE rất quan trọng, tổ chức này duy trì mức độ bảo mật cao và không công bố chi tiết về các hoạt động và cấu trúc tổ chức của mình, giống như hầu hết các tổ chức tình báo khác trên thế giới. DGSE tham gia vào nhiều hoạt động gián điệp kinh tế và các nhiệm vụ liên quan đến bảo vệ an ninh quốc gia.

Cơ quan Nghiên cứu và Phân tích Ấn Độ (RAW)

RAW là cơ quan tình báo uy tín của Ấn Độ, được thành lập sau các cuộc chiến Trung Quốc - Ấn Độ năm 1962 và Ấn Độ - Pakistan năm 1965. Trụ sở chính của RAW đặt tại New Delhi. Được thành lập vào năm 1968, RAW chịu trách nhiệm chống khủng bố, nghiên cứu và phân tích thông tin tình báo nước ngoài. Cơ quan này cũng quản lý nhiều chương trình hạt nhân quan trọng của Ấn Độ và đóng vai trò then chốt trong hoạt động tình báo của quốc gia.

RAW khởi đầu với ngân sách 400 nghìn USD và 250 nhân viên; ngày nay, cơ quan này đã mở rộng với hàng nghìn nhân sự. Theo Hiệp hội Các nhà khoa học Mỹ, vào năm 2000, RAW ước tính có từ 8.000-10.000 điệp viên và ngân sách khoảng 145 triệu USD.

Khác với CIA của Mỹ và MI6 của Anh, RAW báo cáo trực tiếp cho Thủ tướng Ấn Độ thay vì Bộ trưởng Quốc phòng. Lãnh đạo cao nhất của RAW cũng là một thành viên trong nội các Ấn Độ.

Cơ quan Tình báo Liên bang Đức (BND)

BND là cơ quan tình báo nước ngoài của Đức, với khoảng 300 địa điểm hoạt động cả ở Đức và các quốc gia khác, được thành lập vào năm 1956. BND hoạt động như một hệ thống cảnh báo sớm cho Đức, cung cấp thông tin quan trọng về các mối đe dọa từ nước ngoài cho Chính phủ Đức. Cơ quan tình báo này được biết đến với việc khai thác công nghệ cao và mạng truyền thông không dây quốc tế nhờ vào viễn thông. BND trực thuộc văn phòng Thủ tướng Đức.

Top 10 cơ quan tình báo quyền lực nhất hành tinh
Trụ sở Cơ quan Tình báo Liên bang ở Berlin. Ảnh: BND

Trụ sở chính của BND trước đây đặt tại Pullach im Isartal gần München và văn phòng tại Berlin bên cạnh hai cơ quan tình báo khác của Đức là Cơ quan Liên bang về Bảo vệ Hiến pháp (BfV, Bundesamt für Verfassungsschutz) và Cơ quan Phản gián Quân sự (MAD, Militärischer Abschirmdienst).

Vào năm 2017, trụ sở chính của BND được chuyển hẳn về Berlin. Giống như tất cả các cơ quan tình báo của Đức, BND cũng được giám sát bởi Ủy ban kiểm soát quốc hội. Từ năm 1990, hoạt động của BND được điều chỉnh bởi một đạo luật của Cộng hòa Liên bang Đức.

Thanh Bình (theo Sputnik)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Nga

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Israel đối mặt với ‘khủng hoảng kép’ chưa từng có trước áp lực nội bộ và quốc tế

Israel đối mặt với ‘khủng hoảng kép’ chưa từng có trước áp lực nội bộ và quốc tế

Những tuần qua, Israel phải đối mặt với cuộc ‘khủng hoảng kép’ chưa từng có cùng nguy cơ bùng nổ căng thẳng chính trị - an ninh trên toàn khu vực Trung Đông.
Giá gạo tăng 10 - 15% tại Ấn Độ do nhu cầu toàn cầu tăng

Giá gạo tăng 10 - 15% tại Ấn Độ do nhu cầu toàn cầu tăng

Giá gạo đã tăng 10-15% sau quyết định gần đây của Chính phủ Ấn Độ về việc dỡ bỏ lệnh hạn chế xuất khẩu đối với gạo non- basmati.
Liên Hợp Quốc cảnh báo: Gần 1 triệu người dân Lebanon đã phải rời bỏ nhà cửa

Liên Hợp Quốc cảnh báo: Gần 1 triệu người dân Lebanon đã phải rời bỏ nhà cửa

Cuộc chiến giữa Israel và Hezbollah đã khiến gần một triệu người Lebanon phải rời bỏ nhà cửa chỉ sau một tuần, đẩy các nơi trú ẩn tại Lebanon lên mức quá tải.
Xuất khẩu của Đài Loan (Trung Quốc) lập kỷ lục nhờ AI và smartphone

Xuất khẩu của Đài Loan (Trung Quốc) lập kỷ lục nhờ AI và smartphone

Xuất khẩu Đài Loan của tháng 9 tăng 4,5% lên 40,57 tỷ USD, nhờ nhu cầu mạnh từ AI và điện thoại thông minh, dù ngành phi công nghệ gặp khó khăn.
Cảng biển Hoa Kỳ đón lượng hàng nhập khẩu tăng mạnh dù có đình công

Cảng biển Hoa Kỳ đón lượng hàng nhập khẩu tăng mạnh dù có đình công

Khối lượng hàng nhập khẩu tại các cảng biển của Mỹ đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, dự kiến đạt 2,12 triệu TEU trong tháng 10, bất chấp cuộc đình công ngắn hạn

Tin cùng chuyên mục

Ukraine gia nhập NATO là sự khởi đầu của Thế chiến thứ 3

Ukraine gia nhập NATO là sự khởi đầu của Thế chiến thứ 3

Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto cho rằng, nếu Ukraine được chấp nhận vào NATO, điều này có thể đồng nghĩa với việc bắt đầu Thế chiến thứ 3.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 10/10/2024: Ukraine sắp mất Toretsk

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 10/10/2024: Ukraine sắp mất Toretsk

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 10/10/2024: Ukraine sắp mất Toretsk; mùa đông đang đến với Kiev khi nguồn cung khí đốt cho nước này giảm mạnh thời gian qua
Toàn cảnh chiến sự ngày 10/10: Nga ‘hạ’ xe tăng Kiev, đẩy lùi phản công; Ukraine phá hủy kho vũ khí Nga

Toàn cảnh chiến sự ngày 10/10: Nga ‘hạ’ xe tăng Kiev, đẩy lùi phản công; Ukraine phá hủy kho vũ khí Nga

Nga ‘hạ’ xe tăng Kiev, đẩy lùi phản công; Ukraine phá hủy kho vũ khí Nga... là những thông tin toàn cảnh chiến sự mới nhất trưa ngày 10/10/2024.
Siêu bão Milton ‘càn quét’ Florida: Nước lũ cuồn cuộn, máy biến áp nổ rực trời đêm

Siêu bão Milton ‘càn quét’ Florida: Nước lũ cuồn cuộn, máy biến áp nổ rực trời đêm

Theo CNN, tối 9/10, siêu bão ‘quái vật’ Milton đã chính thức đổ bộ vào Florida với sức gió 193 km/h, gây nên cảnh tượng kinh hoàng chưa từng thấy.
Chiến sự Nga-Ukraine 10/10/2024: Chi tiết bất thường trong chiến thuật của Nga; lý do ông Zelensky hủy hội nghị thượng đỉnh

Chiến sự Nga-Ukraine 10/10/2024: Chi tiết bất thường trong chiến thuật của Nga; lý do ông Zelensky hủy hội nghị thượng đỉnh

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 10/10/2024: Chi tiết bất thường trong chiến thuật của Nga; lý do ông Zelensky hủy hội nghị thượng đỉnh hòa bình.
Bầu cử Mỹ 2024: Trận đấu ‘cuối cùng’ tại tiểu bang quyết định

Bầu cử Mỹ 2024: Trận đấu ‘cuối cùng’ tại tiểu bang quyết định

Bà Kamala Harris và ông Donald Trump đang dồn toàn lực vào chiến dịch tranh cử tại tiểu bang Pensylvania, nơi được coi là 'mảnh đất vàng' cho cuộc bầu cử.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 10/10: Quân Ukraine rút khỏi Volchansk; Ukraine ‘hô biến’ xe tăng Challenger 2

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 10/10: Quân Ukraine rút khỏi Volchansk; Ukraine ‘hô biến’ xe tăng Challenger 2

Quân Ukraine rút khỏi Volchansk; Hội nghị thượng đỉnh hòa bình Ukraine bị đình trệ... là những thông tin đáng chú ý trong sáng ngày 10/10/2024.
Honda tiếp tục triệu hồi xe tại Mỹ

Honda tiếp tục triệu hồi xe tại Mỹ

Hãng sản xuất ô tô Honda đang triệu hồi gần 1,7 triệu xe ô tô từ thị trường Mỹ do vấn đề về tay lái.
Ukraine cấm huy động quân dưới 25 tuổi; phương Tây lo ngại về khả năng Kiev mất tư cách nhà nước

Ukraine cấm huy động quân dưới 25 tuổi; phương Tây lo ngại về khả năng Kiev mất tư cách nhà nước

Quốc hội Ukraine đã thông qua dự luật cấm huy động nam giới dưới 25 tuổi vào lực lượng vũ trang Ukraine.
Xung đột Nga-Ukraine: Tác động toàn cầu và những thách thức chưa từng có

Xung đột Nga-Ukraine: Tác động toàn cầu và những thách thức chưa từng có

Xung đột Nga-Ukraine đang là một trong những vấn đề nóng nhất trên thế giới, với những hệ lụy nghiêm trọng về kinh tế, chính trị và xã hội.
Cục diện Trung Đông và ‘bước ngoặt’ khó lường trong tương lai

Cục diện Trung Đông và ‘bước ngoặt’ khó lường trong tương lai

Những tháng gần đây, Israel đã mở rộng quy mô các cuộc tấn công trên khắp Trung Đông, đặt ra nguy cơ thay đổi cán cân quyền lực trong khu vực.
Thêm một thương hiệu gạo Việt Nam chinh phục được thị trường Nhật Bản

Thêm một thương hiệu gạo Việt Nam chinh phục được thị trường Nhật Bản

Ngay trong đầu tháng 10/2024, Tập đoàn Tân Long đã thành công xuất khẩu 1.000 tấn gạo JAPONICA, thương hiệu A An vào thị trường Nhật Bản đầy khó tính.
Ấn Độ Dương

Ấn Độ Dương 'tăng nhiệt': Nhật Bản - Ấn Độ tập trận hải quân chung

Tàu khu trục JS Ariake của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản mới đây đã tiến hành một cuộc tập trận chung với tàu tiếp liệu INS Shakti của Hải quân Ấn Độ.
Nga đẩy lùi lính Ukraine ở Kursk; Kiev phá hủy xe tăng Nga bằng tên lửa Javelin

Nga đẩy lùi lính Ukraine ở Kursk; Kiev phá hủy xe tăng Nga bằng tên lửa Javelin

Lính Ukraine bị đẩy lùi ở Kursk; Nga ném bom nhiệt áp vào căn cứ Ukraine... là những thông tin đáng chú ý về chiến sự Nga-Ukraine ngày 9/10/2024.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 9/10/2024: Nga tiến vào trung tâm Toretsk; tù binh Ukraine không muốn bị trao trả

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 9/10/2024: Nga tiến vào trung tâm Toretsk; tù binh Ukraine không muốn bị trao trả

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 9/10/2024: Nga tiến vào trung tâm Toretsk; tù binh Ukraine không muốn bị trao trả do sợ bị một lần nữa ném ra chiến trường.
Kẻ âm mưu tấn công ngày bầu cử Tổng thống Mỹ thuộc tổ chức khủng bố nào?

Kẻ âm mưu tấn công ngày bầu cử Tổng thống Mỹ thuộc tổ chức khủng bố nào?

Chính quyền Mỹ mới bắt giữ một nghi phạm bị cáo buộc liên quan tới kế hoạch tấn công vào ngày bầu cử Tổng thống Mỹ nhân danh nhóm khủng bố IS.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 9/10/2024: Mỹ từng có lúc nghĩ Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 9/10/2024: Mỹ từng có lúc nghĩ Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 9/10/2024: Mỹ từng có lúc nghĩ Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine; Kiev hủy hội nghị hòa bình.
Giá dầu thô giảm do lo ngại về triển vọng kinh tế Trung Quốc

Giá dầu thô giảm do lo ngại về triển vọng kinh tế Trung Quốc

Giá dầu WTI sau khi mở phiên châu Á đã tăng vọt lên gần 78,50 USD/thùng nhưng nhanh chóng hạ nhiệt, giảm hơn 2 USD/thùng dưới áp lực chốt lời của thị trường.
Bầu cử Mỹ 2024: Bà Harris quyết biến chiến thuật của ông Trump thành ‘gậy ông đập lưng ông’?

Bầu cử Mỹ 2024: Bà Harris quyết biến chiến thuật của ông Trump thành ‘gậy ông đập lưng ông’?

Ông Trump luôn lấy vấn đề “giới tính” để công kích đối thủ. Tuy nhiên, bà Harris sẽ chứng minh rằng “phái yếu” cũng có thể làm “người bảo vệ” đất nước.
Nga ‘dội

Nga ‘dội' bão lửa vào Kharkiv; UAV 'rẻ tiền' Ukraine phá hủy tổ hợp pháo phòng không Nga

Nga phóng tên lửa Iskander vào căn cứ đối phương; Ukraine tuyên bố đã đến giai đoạn quan trọng... là những tin nóng về tình hình chiến sự Nga-Ukraine sáng 9/10.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động