Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo sử dụng vũ khí hạt nhân, nhiều quốc gia ‘đứng ngồi không yên’

Ngày 25/9, phát biểu khai mạc tại cuộc họp Hội đồng An ninh Nga, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đề xuất thay đổi học thuyết hạt nhân của Nga.
Ông Trump viết gì về Tổng thống Putin trong cuốn sách mới? Mông Cổ phản hồi cứng rắn yêu cầu bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng thống Nga Vladimir Putin

Hãng thông tấn TASS của Nga đưa tin, trong cuộc họp của Hội đồng An ninh Nga ngày 25/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra tuyên bố quan trọng liên quan đến học thuyết hạt nhân của nước này. Theo ông Putin, có những đề xuất đáng chú ý nhằm thay đổi học thuyết hạt nhân của Nga, và một trong số đó liên quan đến cách thức phản ứng khi bị tấn công.

Tổng thống Putin cảnh báo sử dụng vũ khí hạt nhân, nhiều quốc gia ‘đứng ngồi không yên’
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: TASS

Cụ thể, Moscow sẽ xem xét hành động "xâm lược chống Nga" của bất kỳ quốc gia phi hạt nhân nào, nhưng có sự hỗ trợ từ quốc gia hạt nhân khác, là một cuộc tấn công tổng lực vào Nga. Điều này sẽ thay đổi cách Nga đánh giá và phản ứng đối với các mối đe dọa an ninh toàn cầu.

Ông chủ Điện Kremlin cũng nhấn mạnh rằng Nga có thể sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân trong một số trường hợp nhất định. Cụ thể, nếu phát hiện dấu hiệu của một cuộc tấn công quy mô lớn bằng tên lửa, máy bay hoặc máy bay không người lái nhắm vào Nga, Moscow sẽ cân nhắc sử dụng vũ khí hạt nhân để bảo vệ lãnh thổ. Ngoài ra, nếu Nga hoặc Belarus - thành viên của Nhà nước liên minh Nga-Belarus là nạn nhân của hành động xâm lược, bao gồm cả việc sử dụng vũ khí thông thường, nhưng gây ra "mối đe dọa nghiêm trọng" đối với chủ quyền, xứ sở bạch dương cũng sẽ không loại trừ khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân.

Điểm đáng chú ý trong tuyên bố này là sự đồng thuận giữa Nga và Belarus về các vấn đề hạt nhân. Tổng thống Putin khẳng định mọi quyết định liên quan đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân đã được thống nhất với Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko. Điều này phản ánh mức độ hợp tác và đồng thuận cao giữa hai quốc gia trong vấn đề an ninh quốc gia.

Tổng thống Putin cảnh báo sử dụng vũ khí hạt nhân, nhiều quốc gia ‘đứng ngồi không yên’
Tổng thống Nga Vladimir Putin chủ trì cuộc họp của Hội đồng An ninh về răn đe hạt nhân tại Moscow ngày 25/9. Ảnh: Reuters

Đài RT dẫn lời lãnh đạo Điện Kremlin lưu ý, danh sách các mối đe dọa và các quốc gia hoặc khối quân sự phải đối mặt vũ khí răn đe hạt nhân từ Nga nên được mở rộng trong phiên bản cập nhật của học thuyết.

"Bất kỳ quốc gia phi hạt nhân nào... được một cường quốc hạt nhân hỗ trợ nên được coi là cuộc tấn công chung của họ", ông Putin nói, đồng thời nhấn mạnh Moscow cũng sẽ "cân nhắc" sử dụng phản ứng hạt nhân nếu có "thông tin đáng tin cậy" về một tên lửa mạnh hoặc một cuộc không kích do quốc gia khác xúc tiến chống xứ sở bạch dương.

Ngoài ra, dự thảo Học thuyết hạt nhân mới của Nga cũng mở rộng danh sách các quốc gia và liên minh quân sự mà Nga coi là đối tượng cần răn đe hạt nhân. Các mối đe dọa quân sự tiềm ẩn sẽ được phân tích và đánh giá kỹ lưỡng để đưa ra biện pháp phù hợp nhằm vô hiệu hóa chúng. Tổng thống Putin cũng nhấn mạnh rằng tình hình chính trị và quân sự toàn cầu đang thay đổi rất nhanh chóng, đòi hỏi Moscow phải liên tục điều chỉnh chiến lược để đối phó với các nguồn đe dọa mới đối với Nga và các đồng minh.

Dự thảo mới của học thuyết hạt nhân Nga, có tên chính thức là "Các nguyên tắc cơ bản của chính sách nhà nước về răn đe hạt nhân", đóng vai trò quan trọng trong việc định hình cách thức sử dụng vũ khí hạt nhân của Nga. Theo dự thảo, Moscow tái khẳng định cam kết về một thái độ có trách nhiệm đối với vũ khí hạt nhân, đồng thời tìm cách ngăn chặn sự lan rộng của chúng trên phạm vi toàn cầu. Bộ ba hạt nhân – bao gồm tên lửa đất đối không, tàu ngầm hạt nhân và máy bay ném bom chiến lược – vẫn được coi là "lá chắn an ninh" quan trọng bảo vệ Nga và duy trì sự cân bằng quyền lực toàn cầu.

Phiên bản hiện tại của học thuyết hạt nhân Nga đã được phê duyệt vào tháng 6/2020. Tuy nhiên, theo Tổng thống Putin, những thay đổi đang được tiến hành, dựa trên các phân tích của Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và các cơ quan chính phủ liên quan.

“Mọi điều chỉnh sẽ được thực hiện một cách cẩn trọng, phù hợp với các mối đe dọa và thách thức mới mà Nga phải đối mặt trong bối cảnh hiện nay”, ông Putin nhấn mạnh tầm quan trọng của việc dự đoán trước các biến động trên trường quốc tế để điều chỉnh chiến lược quốc phòng một cách linh hoạt và hiệu quả.

Bằng cách cập nhật và điều chỉnh học thuyết hạt nhân, Moscow đang gửi đi một thông điệp rõ ràng rằng sẽ luôn chuẩn bị để bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia trong bối cảnh địa chính trị đầy biến động hiện nay.

Huyền Trang (theo TASS, RT)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tổng thống Nga Vladimir Putin

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine tối 22/4: Nga siết chặt vòng vây tại Pokrovsk

Chiến sự Nga-Ukraine tối 22/4: Nga siết chặt vòng vây tại Pokrovsk

Tin thuế quan 22/4: Thị trường hàng hóa khởi sắc nhờ chính sách thương mại linh hoạt

Tin thuế quan 22/4: Thị trường hàng hóa khởi sắc nhờ chính sách thương mại linh hoạt

Chiến sự Nga-Ukraine tối 21/4: Nga đánh vũ bão vào Toretsk

Chiến sự Nga-Ukraine tối 21/4: Nga đánh vũ bão vào Toretsk

Hoa Kỳ phát triển tàu ngầm không người lái lặn xa tới 1000 hải lý

Hoa Kỳ phát triển tàu ngầm không người lái lặn xa tới 1000 hải lý

Lưới điện thông minh: Xu thế hay bắt buộc?

Lưới điện thông minh: Xu thế hay bắt buộc?

Tin thuế quan 21/4: Doanh nghiệp thế giới chủ động,  linh hoạt để tối ưu xuất nhập khẩu

Tin thuế quan 21/4: Doanh nghiệp thế giới chủ động, linh hoạt để tối ưu xuất nhập khẩu

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 21/4: Lính Ukraine tháo chạy ở Toretsk

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 21/4: Lính Ukraine tháo chạy ở Toretsk

Mạng xã hội

Mạng xã hội 'lột mặt nạ' hàng giả như thế nào?

Chiến sự Nga-Ukraine tối 20/4: Nga bất ngờ ngừng bắn 30 giờ, Kiev tổn thất nặng ở Zaporizhia

Chiến sự Nga-Ukraine tối 20/4: Nga bất ngờ ngừng bắn 30 giờ, Kiev tổn thất nặng ở Zaporizhia

Nga nhận thêm máy bay

Nga nhận thêm máy bay 'Thú mỏ vịt', Đức lo ngại về tên lửa hành trình Taurus

Chiến sự Nga-Ukraine tối 19/4: Đặc nhiệm Ukraine tháo chạy ở Zaporizhia

Chiến sự Nga-Ukraine tối 19/4: Đặc nhiệm Ukraine tháo chạy ở Zaporizhia

Nga tạo ra

Nga tạo ra 'vũ khí' vô hiệu hóa tác chiến điện tử

Pháp luật các nước qui định thế nào với y, bác sĩ

Pháp luật các nước qui định thế nào với y, bác sĩ 'bán hàng’ - Việt Nam có buông lỏng?

Tin thuế quan 19/4: Hoa Kỳ và Italy lạc quan về khả năng đạt thỏa thuận trước hạn

Tin thuế quan 19/4: Hoa Kỳ và Italy lạc quan về khả năng đạt thỏa thuận trước hạn

Báo chí giúp doanh nghiệp tiếp cận FTA nhiều nhất

Báo chí giúp doanh nghiệp tiếp cận FTA nhiều nhất

Chiến sự Nga-Ukraine tối 18/4: Ukraine thất thủ ở Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine tối 18/4: Ukraine thất thủ ở Kursk

Kinh tế Malaysia tăng trưởng 4,4%, xuất khẩu vượt kỳ vọng

Kinh tế Malaysia tăng trưởng 4,4%, xuất khẩu vượt kỳ vọng

Thế giới đang ươm mầm tương lai năng lượng như thế nào?

Thế giới đang ươm mầm tương lai năng lượng như thế nào?

Tên lửa Iskander được coi là vũ khí

Tên lửa Iskander được coi là vũ khí 'sát thần' tại Ukraine

Tin thuế quan 18/4: Châu Âu cải cách mạnh mẽ theo tinh thần

Tin thuế quan 18/4: Châu Âu cải cách mạnh mẽ theo tinh thần 'đôi bên cùng thắng'