Dân cày có ruộng: Lịch sử và hiện tại

Năm nay, Việt Nam long trọng kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9- ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Bản Tuyên ngôn nêu rõ: Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
Dân cày có ruộng: Lịch sử và hiện tại
Nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám

1. Lời mở đầu của bản Tuyên ngôn lịch sử này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra để thấy được giá trị của độc lập tự do mà chúng ta vừa giành được.

Chính vì những ý nghĩa thiết thực đó, một trong những điều mà Đảng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện ngay sau khi nước nhà độc lập đó là dân cày có ruộng.

Lịch sử chứng minh rằng, chỉ bằng sức mạnh đại đoàn kết dân tộc được tập hợp quanh Cương lĩnh Việt Minh mà dân tộc Việt Nam đã giành được độc lập và người nông dân có cơ hội thực hiện ước mơ ngàn đời của mình. Hồ Chí Minh hiểu lòng dân muốn gì sau khi đất nước đã độc lập: “Có độc lập mà nhân dân không được hưởng hạnh phúc là vô nghĩa”. Quan niệm về hạnh phúc có thể là vô biên, nhưng với người nông dân lúc đó và đời nào cũng vậy, trước nhất phải là ruộng đất.

Từng chọn luận án nghiên cứu về vấn đề nông dân và ruộng đất ở Đông Dương, nên khi trở thành người đứng đầu nhà nước, Hồ Chí Minh đã nêu chương trình hành động đầu tiên của Chính phủ là tăng gia sản xuất dựa vào sức lao động của người nông dân để khắc phục hậu quả của nạn đói và nạn nhân chủ yếu là những người nông dân nghèo khổ. Tấm bằng khen đầu tiên của Nhà nước dành cho thành tích của người nông dân đắp đê chống lụt. Những sắc lệnh đầu tiên được ký là bãi bỏ các thứ thuế đánh vào người nông dân.

Tới năm 1953, đã có hơn 300.000 ha được tạm cấp cho nông dân, tức là gấp rưỡi số ruộng được chia cho nông dân thời Cải cách ruộng đất. Ở Nam bộ, nơi quyết không thực hiện cải cách ruộng đất, còn được bổ sung số đất rất lớn do các điền chủ được vận động hiến điền nên ruộng, đã tạm chia cho nông dân lên tới hơn 560.000ha cho ngót 520.000 nông dân trong độ tuổi lao động. Như vậy, với phương thức tạm cấp từng bước tư liệu sản xuất đã đến tay người nông dân mà không phương hại đến khối đoàn kết toàn dân đang hợp sức tiến hành cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

Những gì đã diễn ra sau 5 chiến dịch phát động kéo dài cho đến hơn 2 năm sau ngày kháng chiến toàn thắng (1956) đã trở thành một thời đoạn lịch sử được ghi nhận là một cuộc vận động nông dân “long trời lở đất” (như cách ví của bộ máy tuyên truyền đương thời) với nhiều bài học lịch sử đa chiều. Những sai lầm trong tổ chức thực hiện kết hợp với chiều hướng khuynh tả trong chủ trương “chỉnh đốn tổ chức” đã mang lại một tổn thất to lớn và hằn sâu trong ký ức một thời.

2. Nhưng, đừng bao giờ vì thế mà quên ý nghĩa cao cả của mục tiêu “ruộng đất cho dân cày” mà cải cách ruộng đất chỉ là một bước hoàn tất không trọn vẹn. Những gì diễn ra trước đó cho thấy, có một lượng ruộng đất rất lớn (gấp rưỡi số đất được chi trong cải cách ruộng đất) đã được tạm cấp cho nông dân mà không cần phải “đấu tố”. Nhưng, những người dân cày truyền kiếp nghèo khổ được nhận ruộng lại là một nguồn lực vô cùng to lớn đối với chiến trường đang cần đến sự hy sinh để giành thắng lợi quyết định. Hình ảnh những người nông dân mặc áo lính ngồi trong chiến hào ở Điện Biên Phủ trước giờ xuất trận đọc lá thư nhà báo tin gia đình được nhận ruộng, nhận trâu để chỉ chốc lát nữa là họ xông lên trước mũi tên hòn đạn của quân thù “lấy máu đỏ ta tưới luống cày” giúp thế hệ sau hiểu được phần nào cái ý nghĩa lớn lao đó.

Dân cày có ruộng: Lịch sử và hiện tại

Thu hoạch lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long

Rồi sau chiến thắng Điện Biên, việc người nông dân Thanh Hóa đói to vì đã dốc cả thóc giống cho chiến trường cho thấy sự hy sinh vô bờ bến của người nông dân với nghĩa cả của dân tộc…

Dẫu sao thì cải cách ruộng đất cũng là mốc tượng trưng cho việc thực hiện mục tiêu lịch sử “người cày có ruộng”. Giờ đây, khi nhắc đến cải cách ruộng đất cũng đừng quên một bài học ngày càng sâu sắc về một tinh thần dám chịu trách nhiệm, dám nhận lỗi trước nhân dân, dựa vào dân để sửa sai...

3. Lịch sử còn phải ghi nhận một thành tựu mà ít ai còn nhớ. Có ruộng đất trong tay, người nông dân đã đẩy năng suất lên những kỷ lục mới: Nếu như trước cách mạng (1945), năng suất lúa ở Bắc bộ trung bình khoảng 13- 15 tạ/ha, thì năm đầu sau sửa sai (1957) đã đạt 17 tạ/ha, rồi 20,5 tạ/ha (1958) và gần 23 tạ/ha (1959) đứng đầu năng suất trong khu vực Đông Nam Á đương thời.

Người nông dân mới hứng khởi nhận ruộng, đạt được cái điều mà họ đã mơ ước từ ngàn đời, nhưng cách mạng lại muốn đem đến cho họ cái điều tốt đẹp hơn mà chưa bao giờ họ biết tới, viễn cảnh về không còn kinh tế cá thể đã nhanh chóng thu tất cả những gì vừa cấp cho người nông dân để đưa họ vào hợp tác làm ăn tập thể. 15 năm tiến hành công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở nông thôn miền Bắc (1960-1975), rồi tiếp đó thêm 5 năm trên cả nước (1976-1980) đã để lại một dấu ấn không phai mờ về sức chịu đựng và sự hy sinh của người nông dân chấp hành đường lối của Đảng.

Từ năm 1966, Ban Bí thư đã ra thông tư 176 đề cập tới “3 khoán”. Đầu năm 1967, Bác Hồ về thăm Thái Bình đã đề cập đến việc thực hành dân chủ và tài chính công khai. Năm 1967, Bí thư Kim Ngọc phá rào bằng phương thức “khoán gọn”, “khoán hộ”, thực chất là giao lại quyền sử dụng ruộng đất cho dân cày…, nhờ đó sản lượng tăng gấp 4 lần 2 năm trước đó (1965)... Lo sợ làm ăn cá thể sẽ từng ngày từng giờ đẻ ra chủ nghĩa tư bản, “khoán Kim Ngọc” bị phê phán để rồi 10 năm sau, Chỉ thị 100 mới ban hành thực hiện khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động. Nông thôn, nông nghiệp và nguời nông dân bắt đầu chuyển mình… cùng cả nước bước vào Đổi mới (Đại hội VI, 1986) để tự “cởi trói”.

Với nghị quyết 10 khởi động công cuộc đổi mới nông thôn, đất canh tác đã tập thể hóa được giao hẳn cho hộ xã viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh, được làm chủ hoàn toàn số nông sản làm ra theo cơ chế kinh tế thị trường. Không chỉ 5% mà cả 100% đất được giao vào tay người nông dân lại cho chúng ta thấy một sự thần kỳ mới.

Ngay những vụ thu hoạch đầu tiên sau Nghị quyết 10, người nông dân Việt Nam đã đưa sản lượng lên ngót 20 triệu tấn và dành ra 1,4 triệu tấn gạo để xuất khẩu. Con số ấy cứ tăng dần cùng thời gian và cho đến nay luôn trở thành quốc gia hàng đầu trên thế giới về xuất khẩu gạo.

Và sẽ là không đầy đủ nếu biết rằng, cùng với sự chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, bên cạnh sản xuất lúa gạo, người nông dân cùng các thành phần doanh nghiệp khác còn làm ra biết bao điều thần kỳ trên các lĩnh vực sản xuất và chế biến khác như: Cà phê, hồ tiêu, nuôi hải sản... Và tất cả những thành tựu đó đều bắt nguồn từ đất và ứng xử của con người đối với đất.

Khái niệm “địa chủ” giờ đây đã lùi xa thành thuật ngữ lịch sử. Những người chủ đất hôm nay sẽ tồn tại và phát triển nhờ năng lực thích ứng với kinh tế thị trường để làm ăn ngày một lớn, tích tụ ruộng đất ngày một cao. Chính việc trao quyền có giá trị gần như quyền sở hữu tư nhân trong việc sử dụng tư liệu sản xuất là nhân tố quyết định cho những thành tựu ấy…
Dương Trung Quốc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Tổng thống Sri Lanka đến Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước Việt Nam

Tổng thống Sri Lanka đến Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước Việt Nam

Sáng 4/5, Tổng thống Sri Lanka đã đến Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Thủ tướng: Côn Đảo có tiềm năng rất lớn về kinh tế, sinh thái biển đảo tầm cỡ quốc tế

Thủ tướng: Côn Đảo có tiềm năng rất lớn về kinh tế, sinh thái biển đảo tầm cỡ quốc tế

Đó là khẳng định của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Côn Đảo (1/5/1975-1/5/2025) diễn ra tại huyện Côn Đảo tối ngày 3/5.
Thủ tướng chỉ đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sớm xây dựng đề án phát triển đặc khu Côn Đảo

Thủ tướng chỉ đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sớm xây dựng đề án phát triển đặc khu Côn Đảo

Chiều 3/5/2025, tại huyện Côn Đảo, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu về phát triển kinh tế - xã hội.
Thủ tướng gặp mặt, tri ân hơn 700 chiến sỹ cách mạng bị địch bắt tù đày

Thủ tướng gặp mặt, tri ân hơn 700 chiến sỹ cách mạng bị địch bắt tù đày

Chiều 3/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự cuộc gặp mặt, tri ân hơn 700 chiến sĩ cách mạng bị địch bắt, tù đày trên toàn quốc được tổ chức tại Côn Đảo.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc tại Côn Đảo

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc tại Côn Đảo

Ngày 3/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn công tác Trung ương đã làm việc tại Cảng hàng không Côn Đảo; viếng Nghĩa trang Hàng Dương, Hàng Keo,...

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm sản xuất, buôn bán thuốc giả, sữa giả

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm sản xuất, buôn bán thuốc giả, sữa giả

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm hoạt động sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, sữa giả, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả.
Quy định mới về chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành lĩnh vực quốc phòng, an ninh

Quy định mới về chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành lĩnh vực quốc phòng, an ninh

Quy định mới chuẩn hóa tiêu chí công nhận chuyên gia, nhà khoa học, tổng công trình sư trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, an ninh, có hiệu lực từ 1/7/2025.
Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật

Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật

Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật

Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật

Bộ Chính trị đã ban hành Quyết định số 288-NQ/TW thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật. Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban Chỉ đạo.
Sáp nhập tỉnh: Cơ hội

Sáp nhập tỉnh: Cơ hội 'vàng' tăng trưởng công nghiệp, thương mại

Việc sáp nhập tỉnh, thành lập mới các xã là cơ hội “vàng” mở rộng không gian phát triển kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại.
Dấu ấn Công an TP. Hồ Chí Minh trong bảo vệ an ninh, an toàn chuỗi các sự kiện dịp 30/4

Dấu ấn Công an TP. Hồ Chí Minh trong bảo vệ an ninh, an toàn chuỗi các sự kiện dịp 30/4

Trong sự thành công của chuỗi các sự kiện lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước có đóng góp rất lớn của Công an TP. Hồ Chí Minh.
Thăm nơi Bộ Chính trị họp bàn kế hoạch giải phóng miền Nam

Thăm nơi Bộ Chính trị họp bàn kế hoạch giải phóng miền Nam

Dịp lễ 30/4 năm nay, Hoàng thành Thăng Long thu hút du khách đến tham quan di tích D67, nơi Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương có những quyết sách quan trọng.
Đường vành đai 3 kẹt cứng ô tô về nghỉ lễ 30/4

Đường vành đai 3 kẹt cứng ô tô về nghỉ lễ 30/4

Sáng 30/4, đường vành đai 3 ùn tắc nghiêm trọng, kéo dài từ nút giao Big C tới lối ra cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ (quãng đường dài khoảng 8,4km).
Các khối diễu binh Trung Quốc, Lào, Campuchia tạo ấn tượng tốt đẹp về tình hữu nghị

Các khối diễu binh Trung Quốc, Lào, Campuchia tạo ấn tượng tốt đẹp về tình hữu nghị

Tham gia lễ diễu binh, diễu hành nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước có quân đội các nước Lào, Campuchia, Trung Quốc.
Bí thư Đoàn phát biểu trong đại lễ: Nhìn lên bầu trời và thấm thía ‘Hoà bình đẹp lắm’!

Bí thư Đoàn phát biểu trong đại lễ: Nhìn lên bầu trời và thấm thía ‘Hoà bình đẹp lắm’!

Đó là chia sẻ của Huỳnh Mạnh Phương, Bí thư Đoàn trường Kinh tế Luật – Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh tại Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành sáng nay.
Vị tướng 17 tuổi đi đánh giặc nói gì với thế hệ trẻ trong phát biểu tại đại lễ kỷ niệm?

Vị tướng 17 tuổi đi đánh giặc nói gì với thế hệ trẻ trong phát biểu tại đại lễ kỷ niệm?

Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ đã phát biểu về khoảnh khắc chiến thắng tại Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Chùm ảnh: Lễ diễu binh, diễu hành - trào dâng niềm tự hào về non sông đất nước

Chùm ảnh: Lễ diễu binh, diễu hành - trào dâng niềm tự hào về non sông đất nước

Lễ diễu binh, diễu hành vào sáng 30/4, kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước được diễn ra trong không khí hào hùng, trang nghiêm.
Đại sứ các nước chúc mừng thành tựu phát triển của Việt Nam

Đại sứ các nước chúc mừng thành tựu phát triển của Việt Nam

Nhân dịp Việt Nam long trọng tổ chức hoạt động kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Đại sứ các nước tại Việt Nam đã có những chia sẻ.
Phó Thủ tướng: Ngoại giao Việt Nam đóng góp vào giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Phó Thủ tướng: Ngoại giao Việt Nam đóng góp vào giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Ngoại giao "tâm công" Việt Nam đã thu phục lòng người bằng chính nghĩa, lẽ phải và đạo lý, tạo nên mặt trận nhân dân rộng khắp ủng hộ Việt Nam.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trình Mùa xuân thống nhất

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trình Mùa xuân thống nhất

Tổng Bí thư và lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng lãnh đạo các nước dự Chương trình Mùa xuân thống nhất kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam và Cuba sẽ tiếp tục mở ra hướng đi mới trong hợp tác kinh tế, thương mại

Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam và Cuba sẽ tiếp tục mở ra hướng đi mới trong hợp tác kinh tế, thương mại

Chủ tịch nước Lương Cường tin tưởng Cuba sẽ tiếp tục giành được những kết quả tích cực hơn nữa trong quá trình “cập nhật hóa mô hình kinh tế - xã hội”.
TP. Hồ Chí Minh: Người dân sẵn sàng thức trắng, chờ đón duyệt binh

TP. Hồ Chí Minh: Người dân sẵn sàng thức trắng, chờ đón duyệt binh

Từ cụ già tóc bạc đến những em nhỏ lon ton trong vòng tay cha mẹ, tất cả đều chung tâm trạng hồi hộp, háo hức, tự hào, chào đón ánh bình minh 30/4.
Thủ tướng dâng hương tưởng nhớ các đồng chí Phạm Hùng, Võ Văn Kiệt

Thủ tướng dâng hương tưởng nhớ các đồng chí Phạm Hùng, Võ Văn Kiệt

Chiều 29/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới dâng hương tưởng nhớ cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng, cố Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt.
Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Ưu tiên hàng đầu

Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Ưu tiên hàng đầu

Việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả đã trở thành xu thế tất yếu và là ưu tiên hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Dòng người chen chân xếp hàng lên xe về quê nghỉ lễ 30/4

Dòng người chen chân xếp hàng lên xe về quê nghỉ lễ 30/4

Chiều 29/4, không khí tại các bến xe Hà Nội trở nên sôi động khi hàng nghìn người dân bắt đầu đổ về quê hoặc đi du lịch nhân dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
Mobile VerionPhiên bản di động