Đảm bảo cung cầu và bình ổn giá thịt lợn: Bộ Công Thương trách nhiệm đến cùng!

Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ - Trưởng Ban chỉ đạo Điều hành giá - tại cuộc họp về tình hình giá thịt lợn và công tác bình ổn những tháng cuối năm 2019, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều giải pháp góp phần bảo đảm cung cầu, bình ổn giá thịt lợn.    

Ông Trần Duy Đông – Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã khẳng định như vậy trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương.

dam bao cung cau va binh on gia thit lon bo cong thuong trach nhiem den cung
Ông Trần Duy Đông - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương)

Thưa ông, những ngày gần đây, giá thịt lợn trên thị trường lại có hiện tượng tăng giá rất mạnh. Đâu là nguyên nhân của tình trạng này?

Từ tháng 6, giá mặt hàng thịt lợn có xu hướng tăng dần, tăng mạnh nhất từ cuối tháng 10 đến nay (tăng khoảng 60-80% so với tháng 9 và tăng 60-95% so với đầu năm 2019). Giá lợn hơi hiện đang ở mức rất cao (lợn hơi: 80.000 – 90.000đ/kg, tăng 10.000đ/kg so với tuần trước, giá thịt lợn thành phẩm 160.000 – 180.000đ/kg).

Nguyên nhân của việc tăng giá nêu trên, thứ nhất là do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi lây nhiễm vào Việt Nam từ đầu năm 2019 và đến cuối tháng 6 đã lan rộng, bùng phát trên phạm vi toàn quốc. Số lượng lợn mắc bệnh và tiêu hủy lớn, cùng với việc không thể tái đàn ở các vùng dịch trong những tháng tiếp theo do dịch tả lợn châu Phi tại Việt Nam chưa được khống chế, chưa có vaccine chống dịch đã tác động lớn đến nguồn cung thịt lợn cho thị trường trong nước (đặc biệt cho giai đoạn từ cuối tháng 9 đến nay). Bên cạnh đó, việc kiểm dịch thú y, kiểm soát dịch bệnh hạn chế lưu chuyển lợn thịt và thịt lợn giữa các địa phương để tránh lây lan dịch bệnh đã gây mất cân đối cung cầu cục bộ tại một số địa phương, đẩy giá thịt lợn tăng cục bộ ảnh hưởng đến tâm lý thị trường. Ngoài ra, trong bối cảnh dịch bệnh lan rộng, nguồn cung giống cũng giảm nên việc chăn nuôi lợn đòi hỏi chi phí rất cao cho cả giống, các biện pháp phòng dịch cho chuồng trại, chi phí kiểm dịch thú y... cũng làm gia tăng chi phí sản xuất, kinh doanh thịt lợn. Nhu cầu tiêu dùng dịp cuối năm tăng trong khi đó một bộ phận người chăn nuôi giữ hàng lại chưa bán chờ giá tăng cao hơn.

Cụ thể, về tình hình nguồn cung, theo Tổng cục thống kê, đàn lợn cả nước tháng 11/2019 giảm mạnh 22% so với cùng thời điểm năm trước do chịu ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi, nguồn cung giảm là yếu tố chủ yếu khiến giá thịt lợn hơi trên thị trường gia tăng.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng lượng thịt các loại trong năm 2019 ước đạt 5,14 triệu tấn, giảm 4,1%. Tuy nhiên, thịt lợn là mặt hàng thực phẩm thiết yếu và chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 70%) trong cơ cấu tiêu dùng thực phẩm, sản lượng thịt lợn giảm 380 nghìn tấn, tương đương từ 9-10% so với năm 2018 cũng ảnh hưởng lớn đến thị trường thực phẩm trong nước.

Theo Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai, tổng đàn lợn trên địa bàn tỉnh đã giảm khoảng 50% so với trước khi xuất hiện dịch tả (tháng 4/2019). Số lượng lợn thiếu trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán có thể lớn hơn số liệu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ước tính do không chỉ các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không tái đàn hoặc đã tái đàn nhưng bị dịch bệnh trở lại làm nguồn cung giảm mạnh mà ngay cả các cơ sở chăn nuôi lớn, khép kín cũng bị dịch bệnh (CP, Japfa) nên cũng làm ảnh hưởng đến nguồn cung thịt lợn trong dịp cuối năm.

Về nhu cầu, thời gian đầu khi xuất hiện bệnh Dịch tả lợn châu Phi, người tiêu dùng chưa có thông tin đầy đủ nên nhu cầu tiêu thụ giảm. Tuy nhiên, hiện nay, nhu cầu tiêu dùng mặt hàng này đã bình thường trở lại và như thường lệ sẽ có xu hướng tăng trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán (tăng mạnh nhất trong tháng 1/2020). Do vậy, dự báo nhu cầu tiêu dùng những tháng cuối năm giảm nhẹ khoảng 5-10% so với năm 2018 do giá cao, khoảng 300.000 – 320.000 tấn/tháng. Dự báo nhu cầu cho tháng 12/2019 và tháng 1/2020 khoảng 600.000 tấn.

Chưa kể, theo phản ánh của một số nhà phân phối, dù các doanh nghiệp, cơ sở chăn nuôi lớn, khép kín như CP, Japfa đã cam kết phân phối ra thị trường một lượng thịt lợn nhất định, song con số phân phối ra thấp hơn so với cam kết, khiến thiếu hụt nguồn cung ra thị trường.

Có nhiều ý kiến đặt ra, với nguồn cung thiếu hụt như vậy thì tại sao Bộ Công Thương không triển khai nhập khẩu thịt lợn về để bù đắp lượng thiếu hụt. Quan điểm của Bộ Công Thương về vấn đề này ra sao?

Đầu tiên, phải khẳng định, việc cấp phép nhập khẩu thịt lợn không thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương mà là của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Thú y).

Thịt lợn nhập khẩu vào Việt Nam cũng phải đáp ứng 2 điều kiện, thứ nhất là chỉ cho phép nhập khẩu từ những nước đã có thỏa thuận và thống nhất với Việt Nam về yêu cầu vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và mẫu chứng nhận kiểm dịch thực phẩm đối với sản phẩm thịt nhập khẩu vào Việt Nam. Bên cạnh đó, tuân thủ nghiêm ngặt những điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch và kiểm tra vệ sinh thú y, tiêu chuẩn và mức giới hạn cho phép đối với vi sinh vật có hại, tồn dư hóa chất độc hại đối với thịt nhập khẩu được quy định tại các văn bản như Nghị định số 38/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm, Thông tư 25/2010/TT-BNNPTNT hướng dẫn việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng hóa có nguồn gốc động vật nhập khẩu và Thông tư 25/2016 quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.

Qua theo dõi và thống kê của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), tháng 10/2019, cả nước nhập khẩu khoảng 17 nghìn tấn thịt lợn, tính chung 10 tháng nhập khẩu khoảng 96 nghìn tấn, tăng 102% về lượng. Sản phẩm nhập khẩu chủ yếu nhập là thịt cắt miếng, chân giò, móng giò… từ các nước Ba Lan, Pháp, Đức, Hoa Kỳ. Đây là các nước trong tổng số 24 nước mà Việt Nam và các nước ký thỏa thuận hợp tác thương mại 2 bên.

Con số này dù lớn gấp đôi cùng kỳ năm ngoái song với sản lượng thịt lợn giảm 380 nghìn tấn so với cùng kỳ, theo đúng con số mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố thì vẫn thiếu hụt khoảng trên dưới 300 nghìn tấn.

dam bao cung cau va binh on gia thit lon bo cong thuong trach nhiem den cung
Quan điểm của Bộ Công Thương là ủng hộ việc nhập khẩu thịt lợn, từ các đối tác có quan hệ thương mại hai chiều với Việt Nam, đáp ứng đủ các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch và kiểm tra vệ sinh thú y

Bộ Công Thương khẳng định, quan điểm của Bộ là ủng hộ việc nhập khẩu thịt lợn, nhưng phải theo đúng chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng ban chỉ đạo điều hành giá là nhập khẩu từ các đối tác có quan hệ thương mại hai chiều với Việt Nam, đáp ứng đủ các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch và kiểm tra vệ sinh thú y. Đồng thời, nhập khẩu đúng các chủng loại thịt lợn mà người dân có nhu cầu cao trong dịp Tết.

Theo một số phương tiện thông tin đại chúng, việc xuất khẩu lợn ồ ạt sang biên giới là một trong những nguyên nhân của tình trạng thiếu hụt nguồn cung trong nước, đẩy giá lên cao. Xin ông chia sẻ rõ hơn về vấn đề này?

Kể từ khi Việt Nam bùng phát dịch tả lợn châu Phi, ngay cả các nước tiếp giáp biên giới với Việt Nam cũng ngăn chặn việc nhập khẩu thịt lợn từ nước ta để tránh lây lan dịch bệnh.

Gần đây nhất, khi có phản ánh từ một số cơ quan báo chí về việc xuất khẩu thịt lợn ồ ạt qua biên giới, cuối tuần qua, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) đã có đã có trao đổi nhanh với lực lượng QLTT các tỉnh biên giới phía Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu… Lực lượng QLTT các địa phương cho biết có việc một số xe vận chuyển lợn từ nội địa lên phía biên giới nhưng lượng không nhiều và đưa vào phục vụ người dân địa phương tại các khu dân cư chứ không đưa qua biên giới vì phía Trung Quốc cũng ngăn chặn lợn đưa sang biên giới vì lo ngại dịch tả lợn châu Phi lây lan.

Đầu tháng 12 vừa qua, lực lượng QLTT Lạng Sơn cũng bắt giữ được một xe ở Lộc Bình, mua khoảng 2,5 tấn lợn từ Bắc Giang, mang lên Lộc Bình mổ rồi đưa sang Trung Quốc. Họ khai trước đó đã bán trót lọt được 10 con. Cho nên việc một số cơ quan báo chí phản ánh có đến vài chục xe lên biên giới một ngày là không chính xác.

Thời gian qua, các lực lượng chức năng ở biên giới Tây Nam cũng phát hiện một số lợn thẩm lậu qua địa bàn các tỉnh An Giang, Tây Ninh vào Việt Nam tiêu thụ với lượng nhỏ lẻ. Dù các vụ bắt được đều âm tính với dịch tả lợn châu Phi nhưng lực lượng chức năng đều đưa đi tiêu hủy.

Năm nay, dịp Tết Dương lịch và Âm lịch khá gần nhau nên nhu cầu thịt lợn sẽ tăng cao. Bộ Công Thương đã và sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp gì, nhằm đảm bảo cung cầu thịt lợn, bình ổn giá cho không chỉ dịp trước, trong mà còn sau Tết?

Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại cuộc họp ngày 19/11/2019, Bộ Công Thương có trách nhiệm chỉ đạo ngành Công Thương và các địa phương tăng cường công tác bình ổn giá mặt hàng thịt lợn so với các nhóm thực phẩm khác, đặc biệt trong dịp Tết Dương lịch và Nguyên đán 2020, thời gian qua, Bộ Công Thương đã triển khai một loạt các giải pháp như ban hành Chỉ thị số 12/CT-BCT ngày 21 tháng 10 năm 2019 về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2019 và dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020. Trong đó yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, thành phố, các đơn vị trực thuộc Bộ chủ động tham mưu hoặc có phương án chuẩn bị nguồn hàng, dự trữ hàng hóa thiết yếu nói chung và mặt hàng thịt lợn nói riêng dịp cuối năm và Tết Nguyên đán; có phương án hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhập khẩu thịt lợn khi có có nhu cầu...

Bộ Công Thương cũng đã chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan (Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Ngân hàng Nhà nước) làm việc với các địa phương (Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Hà Nam) về công tác chuẩn bị nguồn hàng Tết, trong đó chú trọng đến nguồn cung mặt hàng thịt lợn.

Theo chỉ đạo của Bộ Công Thương cũng như trước diễn biến phức tạp của thị trường mặt hàng thịt lợn, các địa phương đều rất quan tâm đến bình ổn thị trường mặt hàng thực phẩm nói chung và mặt hàng thịt lợn nói riêng. Đơn cử, tại TP. Hồ Chí Minh để chủ động ứng phó với mọi tình huống, Sở Công Thương đã xây dựng Kế hoạch số 1532/KH-SCT về ứng phó khẩn cấp đối với Dịch tả lợn Châu Phi và các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu mặt hàng thịt lợn trong đó đã xây dựng 5 nhóm giải pháp chung, xây dựng các tình huống và giải pháp cụ thể cho từng trường hợp. Thành phố cũng đã huy động các doanh nghiệp kinh doanh chủ lực tham gia chương trình bình ổn thị trường, thực hiện dự trữ mặt hàng thịt lợn và các sản phẩm thịt khác. Tương tự, các địa phương lớn khác cũng đã triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo cung cầu và bình ổn giá mặt hàng này.

Bộ Công Thương cũng phối hợp với các địa phương tổ chức hàng loạt các sự kiện kết nối cung cầu tại Hà Nội, Hà Nam, Thái Bình… trong đó một trong những mặt hàng trọng tâm kết nối cung cầu là thịt lợn. Tại các sự kiện này, hàng loạt các biên bản ghi nhớ giữa nhà sản xuất, nhà phân phối đã được ký kết nhằm đẩy mạnh lưu thông phân phối hàng hóa, trong đó có mặt hàng thịt lợn. Kết nối cung cầu hàng hóa cũng là giải pháp mà Bộ Công Thương sẽ tiếp tục triển khai trong thời gian tới.

Bộ Công Thương cũng yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục QLTT địa phương tiếp tục nghiêm túc thực hiện một số giải pháp ổn định thị trường mặt hàng thịt lợn. Cụ thể, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 12/CT-BCT và Công văn số 7881/BCT-TTTN ngày 21 tháng 10 năm 2019 về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2019 và dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020.

Đồng thời, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố phải chủ động tham mưu hoặc có phương án chuẩn bị nguồn hàng, dự trữ hàng hóa thiết yếu nói chung và mặt hàng thịt lợn nói riêng dịp cuối năm và Tết Nguyên đán; phối hợp với các cơ quan chức năng hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhập khẩu thịt lợn. Bên cạnh đó, tập trung nguồn lực bình ổn thị trường mặt hàng thịt lợn, chỉ đạo các doanh nghiệp phân phối trên địa bàn nhất là các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường có kế hoạch bảo đảm nguồn cung và giữ giá mặt hàng thịt lợn ổn định dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán.

Cục QLTT các tỉnh thành phố có trách nhiệm tiếp tục phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi găm giữ hàng, các vi phạm về giá, buôn bán thịt lợn qua biên giới, sản phẩm thịt lợn không rõ nguồn gốc, xuất xứ và không bảo đảm an toàn thực phẩm.

Là một trong những mặt hàng có nhu cầu đặc biệt lớn vào dịp Tết, việc ổn định thị trường thịt lợn không thể chỉ dựa vào riêng nỗ lực của Bộ Công Thương. Theo ông, công tác phối hợp của các cơ quan chức năng khác cần thực hiện ra sao trong thời gian tới?

Trách nhiệm mà Bộ Công Thương được giao là tăng cường công tác bình ổn giá, bình ổn thị trường mặt hàng thịt lợn. Công tác này được hiểu là việc điều tiết thị trường, đưa sản phẩm từ nơi thừa đến nơi thiếu để không xảy ra tăng giá cục bộ. Nhưng trong bối cảnh nguồn cung nơi nào cũng thiếu như hiện nay thì việc điều tiết thị trường sẽ rất khó.

Do đó, Bộ Công Thương đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá chính xác nguồn cung hiện tại và dự báo đến Tết Nguyên đán (tháng 1 và tháng 2 năm 2020), cũng như sau Tết Nguyên đán, chủ động việc tái đàn cũng như nhập khẩu đủ nguồn hàng sử dụng trong không chỉ trước, trong mà còn sau Tết Nguyên đán. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng cần chỉ đạo các doanh nghiệp sản xuất ổn định giá bán, cam kết không tăng giá.

Bộ Công Thương đề nghị lực lượng hải quan và biên phòng, trong chức năng nhiệm vụ của mình cần phối hợp với lực lượng QLTT kiểm tra, kiểm soát tốt việc mua bán lợn qua các địa bàn khu vực biên giới, tránh lây lan dịch bệnh ở những vùng đã công bố hết dịch.

Xin cảm ơn ông!

Phương Lan - Hoàng Lan (thực hiện)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

POND’S mang kiến thức chăm sóc da đúng chuẩn tới gần 1000 học sinh Bến Tre

POND’S mang kiến thức chăm sóc da đúng chuẩn tới gần 1000 học sinh Bến Tre

Thị trường hàng hóa hôm nay 12/11/2024: Giá dầu thế giới giảm hơn 2%

Thị trường hàng hóa hôm nay 12/11/2024: Giá dầu thế giới giảm hơn 2%

Thị trường hàng hóa hôm nay 11/11/2024: Nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc cao kỷ lục đẩy giá tăng mạnh

Thị trường hàng hóa hôm nay 11/11/2024: Nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc cao kỷ lục đẩy giá tăng mạnh

Thị trường hàng hóa hôm nay 8/11/2024: Lực mua mạnh mẽ kéo MXV-Index quay lại mức cao nhất trong vòng ba tuần

Thị trường hàng hóa hôm nay 8/11/2024: Lực mua mạnh mẽ kéo MXV-Index quay lại mức cao nhất trong vòng ba tuần

Thị trường hàng hóa hôm nay 7/11/2024: Giá kim loại đồng loạt giảm, giá ngô đi ngược chiều thị trường

Thị trường hàng hóa hôm nay 7/11/2024: Giá kim loại đồng loạt giảm, giá ngô đi ngược chiều thị trường

Thị trường hàng hóa hôm nay 6/11/2024: Sắc xanh áp đảo trên thị trường hàng hóa thế giới

Thị trường hàng hóa hôm nay 6/11/2024: Sắc xanh áp đảo trên thị trường hàng hóa thế giới

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 10 tháng năm 2024 tăng 8,5%

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 10 tháng năm 2024 tăng 8,5%

TP. Hồ Chí Minh tăng cường bảo đảm bình ổn hàng hóa dịp Tết Ất Tỵ 2025

TP. Hồ Chí Minh tăng cường bảo đảm bình ổn hàng hóa dịp Tết Ất Tỵ 2025

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 5/11: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới khởi sắc trong phiên đầu tuần

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 5/11: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới khởi sắc trong phiên đầu tuần

Đồng Nai: Thu hơn 240.000 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng

Đồng Nai: Thu hơn 240.000 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 4/11: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trầm lắng tuần cuối tháng 10

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 4/11: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trầm lắng tuần cuối tháng 10

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 1/11: Giá kim loại quý lao dốc

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 1/11: Giá kim loại quý lao dốc

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 31/10: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang ‘lấy lại’ sắc xanh

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 31/10: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang ‘lấy lại’ sắc xanh

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 73): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 8)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 73): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 8)

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 30/10: Lực mua chiếm ưu thế kéo chỉ số MXV-Index phục hồi

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 30/10: Lực mua chiếm ưu thế kéo chỉ số MXV-Index phục hồi

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 29/10: MXV-Index rơi xuống mức thấp nhất trong vòng hơn một tháng

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 29/10: MXV-Index rơi xuống mức thấp nhất trong vòng hơn một tháng

Hàng trăm khách sạn, nhà hàng, doanh nghiệp bán lẻ họp bàn về ý tưởng mùa lễ hội

Hàng trăm khách sạn, nhà hàng, doanh nghiệp bán lẻ họp bàn về ý tưởng mùa lễ hội

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 28/10: Giá dầu thế giới tăng hơn 4%

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 28/10: Giá dầu thế giới tăng hơn 4%

Đưa bán hàng đa cấp về đúng bản chất bán lẻ hàng hoá

Đưa bán hàng đa cấp về đúng bản chất bán lẻ hàng hoá

WinMart và Đại sứ quán Hoa Kỳ hợp tác phân phối hàng nhập khẩu giá tốt

WinMart và Đại sứ quán Hoa Kỳ hợp tác phân phối hàng nhập khẩu giá tốt

Xem thêm