Thứ ba 26/11/2024 00:19

Đảm bảo cấp điện mùa nắng nóng: Xây dựng phương án vận hành phù hợp

Mùa nắng nóng năm 2022, dự báo miền Bắc có khả năng thiếu điện cục bộ một số thời điểm. Để giải quyết tình trạng này, các đơn vị ngành điện đang tập trung các giải pháp với mục tiêu không để thiếu điện.

Nhu cầu tăng cao

Theo tính toán của EVN, năm 2022, với phương châm thích ứng an toàn với dịch bệnh, các hoạt động kinh tế - xã hội sẽ trở lại bình thường kéo theo nhu cầu về điện tăng cao. Cuối năm 2021, EVN đã đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng điện. Trong đó kịch bản cơ sở, tăng trưởng điện 8,2% tương đương sản lượng điện toàn quốc đạt 275,5 tỷ kWh; kịch bản cao tăng trưởng 12,4%, tương đương sản lượng điện đạt 286,1 tỷ kWh.

Tăng cường các giải pháp đồng bộ trong quản lý kỹ thuật

EVN cũng dự báo, công suất đỉnh phụ tải miền Bắc năm 2022 có thể đạt từ 23.927-24.721 MW, tăng thêm 2.076-2.870 MW so với năm 2020. Như vậy, khu vực miền Bắc sẽ thiếu khoảng 1.592-2.400 MW trong một số giờ cao điểm trong điều kiện thời tiết cực đoan.

Thống kê của Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC), trong nhiều năm trở lại đây, kể cả thời điểm 2 năm đại dịch Covid-19 bùng phát, nhu cầu điện thương phẩm tại miền Bắc tăng rất cao, trong khi đó nguồn điện không phát triển thêm, dẫn đến miền Bắc có nguy cơ thiếu điện vào mùa nắng nóng.

Năm 2021, điện thương phẩm của EVNNPC đạt gần 82 tỷ kWh, tăng trưởng 9,31% so với năm 2020, cao nhất trong 5 tổng công ty phân phối điện thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Dự kiến năm 2022, tăng trưởng điện công nghiệp tại 27 tỉnh, thành phố miền Bắc có thể đạt khoảng 24%, chưa kể các phụ tải sinh hoạt cũng tăng trưởng mạnh vào giai đoạn nắng nóng.

Nhiều giải pháp “hạ nhiệt”

Nhằm đảm bảo đủ điện cho cả nước cũng như miền Bắc, thời gian qua, các tổng công ty trực thuộc EVN đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể.

Theo đó, về củng cố hạ tầng lưới điện truyền tải, EVN đang đốc thúc tiến độ 2 dự án trạm biến áp 220kV Tương Dương, đường dây 220kV Nậm Mô - Tương Dương với yêu cầu đóng điện trong tháng 3/2022 để nhập khẩu điện từ Lào; tăng tốc Dự án đường dây 220kV mạch kép đấu nối Trạm biến áp (TBA) 220kV Bắc Quang (Hà Giang) với mục tiêu đóng điện vào tháng 4/2022 để truyền tải hết công suất phát của các nhà máy thủy điện trong khu vực và nhập khẩu điện từ Trung Quốc.

Bên cạnh đó, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) cũng triển khai thi công 2 dự án truyền tải cấp bách ở Tây Bắc gồm: Dự án Đường dây 220kV Huội Quảng - Nghĩa Lộ; Dự án Trạm biến áp 220kV Nghĩa Lộ và Đường dây 220kV Nghĩa Lộ - TBA 500kV Việt Trì nhằm giải tỏa nguồn công suất cho các nhà máy thủy điện khu vực các tỉnh Lai Châu, Sơn La và Điện Biên trong thời gian tới.

Trong khi đó, tại EVNNPC và Tổng công ty Điện lực Hà Nội, các đơn vị này đang đẩy nhanh tiến độ các công trình lưới điện 110kV, các dự án sửa chữa, nâng cấp các đường dây trung, hạ thế.

Tại các công ty điện lực, đang tăng cường các giải pháp đồng bộ trong công tác quản lý kỹ thuật vận hành như kiểm tra hiện trường, xử lý khiếm khuyết các đường dây có suất sự cố cao và trạm biến áp đang quá tải, các đường dây cấp điện cho các phụ tải quan trọng; triển khai các dự án chống quá tải; xây dựng các phương thức vận hành hợp lý…

EVN sẽ tăng cường kiểm tra, củng cố, khắc phục các khiếm khuyết các nhà máy điện để nâng cao độ tin cậy, khả dụng các tổ máy; đảm bảo đủ nhiên liệu cho phát điện…
Nguyên Vũ
Bài viết cùng chủ đề: Cấp điện mùa nắng nóng

Tin cùng chuyên mục

Công ty Điện lực Bạc Liêu tập trung đầu tư vào hạ tầng lưới điện

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Lai Châu chấp thuận chủ trương đầu tư Trạm biến áp 220kV gần 430 tỷ đồng

Nga và OPEC hợp tác nhằm ổn định thị trường dầu mỏ

5 trụ cột giúp Việt Nam chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện

Hai doanh nghiệp lớn bắt tay hợp tác phát triển hệ thống trạm sạc xe điện toàn quốc

Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?