Thứ tư 13/11/2024 19:24

Đắk Nông: Ghi nhận ca mắc bệnh vi khuẩn “ăn thịt người” Whitmore đầu tiên

Một bệnh nhân nam 66 tuổi, trú huyện Cư Jut (tỉnh Đắk Nông) có kết quả dương tính với vi khuẩn “ăn thịt người” Whitmore.

Sáng 20/4, Sở Y tế /chu-de/tinh-dak-nong.topic cho biết vừa ghi nhận 1 trường hợp đầu tiên mắc Whitmore (bệnh vi khuẩn ăn thịt người) đầu tiên trên địa bàn tỉnh.

Cụ thể, bệnh nhân là nam giới, tên T.V.S (sinh năm 1957, trú tại thôn 15, xã nam Dong, huyện Cư Jút). Bệnh nhân có khối u vùng đỉnh đầu cách đây hơn 1 năm, có đi khám nhiều nơi và được chẩn đoán là u mỡ.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Nông giám sát, khử khuẩn tại khu vực nhà bệnh nhân (thôn 15, xã nam Dong, huyện Cư Jút). Ảnh: SYT Đắk Nông

Ngày 14/4, bệnh nhân được người nhà đưa vào khám và nhập viện tại Bệnh viện đa khoa Thiện Hạnh (tỉnh Đắk Lắk) do bệnh nhân cảm thấy đau tức nhiều tại khối u, sờ thấy căng cứng. Bệnh nhân được chẩn đoán Viêm xương sọ chẩm (P)/tụ mủ dưới da đầu đỉnh chẩm (P)/đái tháo đường type II.

Ngày 17/4, bệnh nhân được xử trí nạo xương viêm, dẫn lưu mủ vùng đỉnh chẩm (P) và lấy mẫu làm xét nghiệm, đến ngày 19/4 có kết quả dương tính với vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei.

Hiện tại, bệnh nhân đã được chuyển sang Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên để tiếp tục theo dõi và điều trị.

Sau khi ghi nhận trường hợp mắc bệnh Whitmore, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Nông đã phản hồi thông tin cho đơn vị liên quan, đồng thời tổ chức điều tra và giám sát tại cộng đồng để phòng tránh bệnh lây lan.

Bệnh vi khuẩn “ăn thịt người” Whitmore (hay còn gọi là melioidosis) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cấp tính do vi khuẩn gram âm có tên Burkholderia pseudomallei gây nên. Bệnh do bác sĩ Afred Whitmore mô tả năm 1912 tại Miến Điện (Myanmar ngày nay), từ đó lấy tên Whitmore. Vi khuẩn này sống trên bề mặt nước và trong đất đặc biệt là bùn đất, lây sang người qua vết trầy xước trên da hoặc qua đường hô hấp khi hít phải các hạt bụi đất hoặc giọt nước li ti trong không khí có chứa vi khuẩn, nhất là vào mùa mưa.

Người nhiễm bệnh vi khuẩn “ăn thịt người” Whitmore có tỷ lệ tử vong từ 40-60%. Trường hợp nhiễm khuẩn cấp có thể tử vong trong vòng 1 tuần kể từ khi phát bệnh. Cách hiểu đúng về tên gọi bệnh “ăn thịt người” là do vi khuẩn có thể làm hoại tử và chết các mô trong cơ thể, ở da thì gây viêm loét hay áp xe, ở phổi thì gây viêm phổi, trong máu thì gây nhiễm trùng máu,…

Đức Thảo

Tin cùng chuyên mục

Cần Thơ: Phát động đợt thi đua cao điểm hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc

Dân ca Quan họ Bắc Ninh - Tinh hoa và bản sắc

Quảng Ngãi: Gió lốc làm tốc mái hàng chục ngôi nhà ở thị xã Đức Phổ

Lào Cai: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình chuyên đề xây dựng nông thôn mới

Ông Ngô Công Thức được bầu làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang

Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân

Gia Lai: Ngầm tràn ngập do mưa lớn kéo dài khiến 200 hộ dân bị cô lập

Đà Nẵng kêu gọi đầu tư dự án Đường sắt đô thị tuyến sân bay Đà Nẵng - biển Mỹ Khê-Depot

Thái Bình: 4 nhân sự lãnh đạo được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới

Ngày 19/11 sẽ khai trương cặp cửa khẩu quốc tế Lóng Sập (Việt Nam) – Pa Háng (Lào)

Ban Bí thư kỉ luật cựu Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Bình Nguyễn Viết Hiển

Quản lý, sử dụng lao động người nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Quảng Ninh: Đề xuất chiến lược mở cửa rộng rãi cho du khách tham quan vịnh Bái Tử Long

Hà Giang công bố tân Trưởng ban, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh

Lai Châu: 5.800 hộ nông dân đạt danh hiệu hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi

Cà Mau: Khánh thành bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam

Cà Mau: Đẩy nhanh công tác xoá nhà tạm, nhà dột nát cho dân

Hà Nội: Tiếc nuối nhìn con đường gốm sứ ven sông Hồng từng đạt kỷ lục Guinness ngày càng xuống cấp

Quảng Ninh: Đảm bảo an sinh xã hội toàn diện, không ai bị bỏ lại phía sau

Hải quan TP. Hồ Chí Minh: Tăng cường phòng ngừa phơi nhiễm ma túy cho cán bộ