Thứ ba 13/05/2025 17:16

Đăk Lăk: Đầu tư phát triển công nghiệp

Những năm gần đây, tăng trưởng sản xuất công nghiệp (SXCN) trên địa bàn Đăk Lăk đạt trung bình trên 23%/năm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tích cực.

Khai thác mủ cao su

 - Nhìn vào con số tăng trưởng những năm gần đây có thể thấy, qui mô và năng lực SXCN của Đăk Lăk đang được nâng lên rõ rệt; chất lượng và chủng loại một số hàng hóa đã thích ứng và tạo được ưu thế cạnh tranh trên thị trường; đầu tư cho ngành công nghiệp của tỉnh cũng ngày càng được chú trọng và tăng theo các năm.

Hiện tại, Đăk Lăk định hướng ưu tiên đầu tư và phát triển công nghiệp trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trong đó chủ yếu là trồng và khai thác các loại nông sản, cây công nghiệp; chế biến và xuất khẩu nông sản (mì, bắp), sản phẩm cây công nghiệp (cà phê, cao su, ca cao…). Ngoài ra, các ngành kinh tế: điện lực, xây dựng và ngành nghề khác như: y tế, giáo dục… cũng đã góp phần phát triển một cách toàn diện hoạt động kinh tế của tỉnh.

 Đến nay, công nghiệp của Đăk Lăk đã hình thành được một hệ thống khá đồng bộ gồm các ngành sản xuất và phân phối điện nước, khai thác mỏ, đặc biệt là công nghiệp chế biến. Nhiều cơ sở công nghiệp có quy mô vừa và tương đối hiện đại được xây dựng và đưa vào sản xuất như: Chế biến cà phê, đường mía, tinh chế gỗ, cán bông, sản xuất vật liệu xây dựng…

Công nghiệp thủy điện đã và đang được đầu tư với quy mô lớn, tạo ra bước phát triển đột phá cho ngành công nghiệp và trở thành một trong những động lực phát triển trong thời gian tới, dự kiến, tổng công suất các nhà máy thủy điện được đầu tư đến năm 2015 là hơn 900 MW. Lưới điện truyền tải và phân phối của Đăk Lăk cũng phát triển nhanh, đáp ứng nhu cầu điện năng cho sản xuất và tiêu dùng. Đến nay, đã có 100% phường, xã có điện lưới quốc gia, trên 90% số hộ được dùng điện.

Công nghiệp khoáng sản thời gian qua không dừng ở việc khai thác, chế biến vật liệu xây dựng thông thường (cát, đá, sét, gạch ngói) với quy mô nhỏ, thủ công mà đã dần mở rộng sản xuất với quy mô lớn, công nghệ tiên tiến như: gạch tuy nel, gạch lò đứng liên hoàn và khai thác các sản phẩm mới như: Fenspát, đá ốp lát Granit... đảm bảo nhu cầu vật liệu xây dựng sản xuất tại địa phương.

Với vị trí rất thuận lợi trong việc vận chuyển và lưu thông hàng hóa, tiềm năng lao động dồi dào, các khu công nghiệp (KCN) của Đăk Lăk như: KCN Hòa Phú (diện tích 181 ha); cụm tiểu thủ công nghiệp Buôn Ma Thuột (diện tích 49 ha); Tân An 1 & 2 (104,75 ha); cụm công nghiệp (CNN) Ea Dar (52 ha), CCN Trường Thành (50 ha)… có sức thu hút đầu tư lớn. Ngoài ra, CCN Buôn Ma Thuột 2, Ea H’Leo, Krông Bông và ở các huyện với quy mô khoảng 50 ha/cụm, đang được quy hoạch chi tiết để đưa vào hoạt động.

Những năm qua, do có sự nỗ lực kêu gọi cũng như tạo mọi điều kiện khuyến khích, thu hút đầu tư, các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh đã đầu tư khá nhiều các dự án sản xuất công nghiệp tại Đăk Lăk. Đến năm 2006, toàn tỉnh đã có 6.723 cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, tăng thêm 1.641 cơ sở so với năm 2000. Nhiều nhà máy đang xây dựng sẽ đưa tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp tăng nhanh vào những năm tới như: nhà máy chế biến cao su, xưởng may giày da, các công trình thủy điện Buôn Khốp, Buôn Tua Srah, Krông Hing, Krông Kmar, Sêrêpok 3, chế biến cà phê bột.

Có thể nói, những năm vừa qua, SXCN của Đăk Lăk đã có những bước phát triển theo chiều sâu, thân thiện với môi trường. Với vị trí địa lý thuận lợi, và tiềm năng sẵn có, thời gian tới, Đăk Lăk sẽ tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư để tạo đà thúc đẩy công nghiệp phát triển, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế, tạo ra giá trị gia tăng cao như thủy điện vừa và nhỏ, khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông - lâm sản; tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN Hòa Phú và các CCN trên địa bàn tỉnh; sẵn sàng đón nhận các dự án đầu tư vào các KCN, CCN, ưu tiên thu hút những dự án có qui mô lớn, những dự án sản xuất hàng xuất khẩu và các dự án công nghiệp phụ trợ. 

Minh Quang

baocongthuong.com.vn
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Đắk Lắk

Tin cùng chuyên mục

Phát hiện 40 mỏ vàng trữ lượng gần 30 tấn ở Tây Bắc

Thấy gì từ kinh nghiệm quốc tế về phát triển đường sắt?

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn dự hội thảo phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí

Chiến lược phát triển của TKV đến năm 2030, định hướng đến năm 2045

Công nghệ điện gió ngoài khơi sẽ có mặt tại Vietship 2025

Đẩy mạnh hợp tác công nghiệp ô tô Việt Nam – Áo

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: 5 mục tiêu cho VEAM để tăng trưởng 2 con số

Kỷ nguyên vươn mình: Cơ hội cho doanh nghiệp cơ khí, điện

Hết quặng Apatit vào năm 2040, Vinachem lo thiếu hụt nguyên liệu sản xuất phân bón

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam: Tự hào với dàn UAV, tàu quân sự, vũ khí made in Việt Nam

Bắc Ninh chủ động ứng phó sự cố hoá chất

Diễn tập ứng phó sự cố hoá chất năm 2024 tại Bắc Ninh

Số hóa trong lĩnh vực công nghiệp - bài toán cho các nhà sản xuất

Nhiều ý kiến đóng góp tích cực, bổ sung cho dự án Luật Hóa chất (sửa đổi)

Đại biểu Quốc hội: Cần thống nhất một đầu mối quản lý nhập khẩu, kinh doanh hóa chất

Cục Hàng không Mỹ bị chính quyền chỉ trích do liên quan đến giám sát nhà sản xuất máy bay Boeing

TKV: Tổng tài sản tăng 67 lần sau 30 năm hoạt động

TKV: Phấn đấu hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024

Bộ Công Thương đề xuất chính sách khuyến khích phát triển xe Hybrid

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam làm việc tại Lào về dự án muối mỏ Kali