Thứ ba 24/12/2024 01:16

Đại hội đồng AIPA lần thứ 41: Vì Cộng đồng ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng

Từ ngày 8-10/9/2020, tại Hà Nội, Quốc hội Việt Nam tổ chức Đại Hội đồng AIPA lần thứ 41 với chủ đề “Ngoại giao nghị viện vì Cộng đồng ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng” theo hình thức trực tuyến.

Năm 2020, Quốc hội Việt Nam lần thứ 3 đảm nhận vai trò Chủ tịch Hội đồng liên Nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (AIPA). Sau khi nhậm chức Chủ tịch AIPA 2020 từ tháng 10/2019, Đảng đoàn Quốc hội đã báo cáo xin ý kiến Bộ Chính trị về Đề án tổng thể Năm Chủ tịch AIPA và tổ chức Đại hội đồng AIPA 41, thành lập Ban chỉ đạo Quốc gia và Ban tổ chức AIPA 41. Cùng với hoạt động của Chính phủ, Quốc hội Việt Nam đã thực hiện nhiều hoạt động ngoại giao nghị viện trực tuyến, thể hiện trách nhiệm của Chủ tịch AIPA 2020, thúc đẩy vai trò của nghị viện trong việc chia sẻ, kêu gọi các nghị viện thành viên AIPA đoàn kết, tăng cường hành động, đồng hành cùng Chính phủ trong đối phó với đại dịch Covid-19.

Trong năm Chủ tịch AIPA 2020, nhiệm vụ quan trọng của Quốc hội Việt Nam là tổ chức thành công Đại hội đồng AIPA 41 - điểm nhấn quan trọng trong công tác đối ngoại của Quốc hội nhiệm kỳ XIV, góp phần làm nổi bật thành tựu ngoại giao nhà nước và ngoại giao nghị viện của Việt Nam. Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch Covid-19, việc Quốc hội Việt Nam chủ động chuyển đổi hình thức họp trực tuyến thể hiện sự linh hoạt và tinh thần trách nhiệm, quyết tâm đảm nhiệm vai trò Chủ tịch AIPA 2020 thành công; đồng thời, cho thấy năng lực cao của Việt Nam, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật liên quan đến công nghệ số và internet của Việt Nam.

Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội, Phó Trưởng ban Thường trực Ban tổ chức AIPA 41 Nguyễn Văn Giàu cho biết, tham dự Đại hội đồng AIPA 41 lần này có Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) và Cố vấn đặc biệt của Tổng Thư ký Liên hợp quốc; 30 đoàn với hơn 380 đại biểu, trong đó có 230 nghị sĩ, lãnh đạo nghị viện các nước thành viên và nước quan sát viên AIPA… Phía đoàn Việt Nam tham dự với phương châm chủ động, tích cực đóng góp thực chất vào nội dung của AIPA; tôn trọng, vận dụng khéo léo các nguyên tắc, quy trình và phương thức hoạt động của ASEAN, AIPA; đồng thời, thúc đẩy đoàn kết, thống nhất, dẫn dắt những nỗ lực chung để AIPA bổ trợ trong tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, trước mắt là vượt qua các tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19.

Do họp trực tuyến nên Chương trình nghị sự của Đại hội đồng AIPA 41 không tổ chức họp Ban chấp hành, thay vào đó là xin ý kiến các nghị viện thành viên thông qua các văn kiện bằng email. Nội dung ý kiến bao gồm: Thông qua Chương trình hoạt động Đại hội đồng AIPA 41, Chương trình nghị sự Đại hội đồng AIPA 41, trong đó có một số vấn đề mới như: Sáng kiến của Việt Nam thành lập Hội nghị sỹ trẻ AIPA, kết nạp nghị viện quan sát viên mới, chủ nhà tiếp theo của Đại hội đồng AIPA 41… Đến nay, Chương trình nghị sự do Việt Nam đề xuất đã nhận được sự đồng thuận của các nước thành viên.

Ông Nguyễn Văn Giàu nhấn mạnh, mục tiêu đặt ra cho việc tổ chức sự kiện quan trọng lần này nhằm khẳng định chủ trương của Đại hội Đảng XII là thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế và Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 8/8/2018 của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030. Bên cạnh đó, thông qua Đại hội đồng AIPA 41, đề cao đóng góp, dấu ấn của Việt Nam trong vai trò Chủ tịch luân phiên của AIPA trong năm 2020 song hành với vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 và là thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021.

Đại Hội đồng AIPA lần thứ 41 là dịp để các nghị sỹ ASEAN cùng nhìn lại những thành tựu, thách thức, củng cố tinh thần đoàn kết, hợp tác, thống nhất trong đa dạng, cùng nhau ứng phó với những thách thức lớn của khu vực và thế giới.
Hoa Quỳnh - Thu Phương
Bài viết cùng chủ đề: Cộng đồng Kinh tế ASEAN

Tin cùng chuyên mục

PGS.TS Trần Đình Thiên: Bộ Công Thương tiên phong cải cách hành chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Ngành Công Thương đóng góp rất lớn tạo bứt phá trong sản xuất, xuất khẩu nông sản

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

PGS.TS. Lê Hải Bình: Chống lãng phí - Điều kiện tiên quyết để đột phá phát triển

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế

Đang diễn ra Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Thủ tướng: Phải thay đổi quan niệm về chất lượng nhà ở xã hội

Thủ tướng: Cần đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Giáo xứ Lào Cai

Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng

Khánh thành khu tái định cư thôn Làng Nủ, Kho Vàng và Nậm Tông

Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Chống lãng phí ở nơi trụ cột của nền kinh tế

Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Cơ hội lớn cho Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người