Thứ hai 07/04/2025 15:53

Đại học đầu tiên tại Việt Nam có phòng thí nghiệm lưới điện thông minh

Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh hợp tác với ABB đầu tư và đưa vào vận hành phòng thí nghiệm Smart Grids (phòng thí nghiệm lưới điện thông minh).

Phòng thí nghiệm Smart Grids (phòng thí nghiệm lưới điện thông minh) được đầu tư và đưa vào hoạt động tại Khoa Công nghệ Điện của Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh. Đây là trường đại học đầu tiên có phòng thí nghiệm trọng điểm Smart Grids tại Việt Nam.

Phòng thí nghiệm lưới điện thông minh sẽ giúp nâng cao kiến thức, kỹ năng cho các bạn học viên, sinh viên ngành Kỹ thuật Điện - Điện tử, ngành Điều khiển và Tự động hóa

Toàn bộ phòng thí nghiệm Smart Grids được của được trang bị các giải pháp tiên tiến của ABB và được kết nối với hệ thống mô phỏng, cho phép sinh viên hình dung được cách vận hành, cũng như nghiên cứu được cách thức hoạt động của lưới điện trong thời gian thực.

Cụ thể, phòng thí nghiệm này cung cấp một hệ thống lưới điện phân phối tiên tiến, bao gồm thiết bị đóng cắt trung và hạ thế. Trong đó, thiết bị đóng cắt trung thế ABB UniSec được trang bị rơ le tự động hóa lưới điện của dòng sản phẩm Relion® hàng đầu REC615, được thiết kế để giám sát và điều khiển từ xa, nhằm nâng cao độ tin cậy của lưới điện.

Cùng với đó, tủ điện hạ thế System Pro E Power của ABB được tích hợp bộ ngắt mạch hiệu suất cao đời mới ACB Emax2 nhằm hỗ trợ quản lý hiệu suất của hệ thống phân phối điện hạ thế. Toàn bộ hệ thống thiết bị ABB của Phòng thí nghiệm Smart Grids được kết nối với hệ thống mô phỏng để giúp sinh viên dễ dàng hình dung được cách vận hành của lưới điện hiện đại trong thời gian thực.

Phòng thí nghiệm Smart Grids sẽ hỗ trợ cho khoảng 350 sinh viên tốt nghiệp mỗi năm của khoa Công nghệ Điện với các ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện - Điện tử, Công nghệ Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa. Qua đó giúp cho sinh viên có cơ hội để phát triển các kỹ năng cần thiết để có thể giải quyết các thách thức của mạng lưới điện thông minh trong tương lai.

Phòng thí nghiệm Smart Grids sẽ giúp cho sinh viên có cơ hội để phát triển các kỹ năng cần thiết để có thể giải quyết các thách thức của mạng lưới điện thông minh trong tương lai

Chia sẻ về Phòng thí nghiệm trọng điểm Smart Grids vừa đưa vào hoạt động, GS.TS Lê Văn Tán - Phó hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh - cho biết: Sinh viên của nhà trường là thế hệ kỹ sư mới, những người sẽ thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng của Việt Nam. Chính vì vậy, các em cần hiểu rõ cách thức vận hành của các lưới điện thông minh trong tương lai và vai trò của các em trong việc tăng cường khả năng phục hồi và duy trì nguồn cấp điện liên tục 24/7.

Theo GS.TS Lê Văn Tán, sự hợp tác giữa nhà trường với ABB sẽ mang đến cơ hội để xây dựng các kỹ năng cần thiết cho các em ngay khi còn đi học. Khi mà Việt Nam còn thiếu hụt lực lượng kỹ sư có trình độ và tay nghề cao, thì mối quan hệ hợp tác này có ý nghĩa vô cùng thiết thực trong việc nâng cao chất lượng đào tạo của Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh, đáp ứng được các yêu cầu thực tiễn của đất nước.

GS.TS Lê Văn Tán cũng cho biết: ABB là đối tác lâu dài trong các chương trình đào tạo về công nghệ và kỹ thuật với Nhà trường. Trong những năm qua, ABB đã phối hợp với Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh xây dựng nhiều chương trình giúp sinh viên tìm hiểu và áp dụng các tiêu chuẩn điện kỹ thuật (IEC) trong xây dựng hệ thống điện, bảng điều khiển và phát triển các kỹ năng xoay quanh thiết bị đóng cắt và điều khiển.

“Sự hợp tác này mang lại cho Trường cơ hội trao đổi kiến thức, thực hành với các thiết bị, công nghệ tiên tiến với ABB, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo cho nhà trường, phù hợp với xu thế mới” - GS.TS Lê Văn Tán khẳng định.

Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh là trường đại học đầu tiên có phòng thí nghiệm trọng điểm Smart Grids tại Việt Nam.

TS. Trần Thanh Ngọc - Trưởng Khoa Công Nghệ điện cũng cho biết, việc đưa vào vận hành phòng thí nghiệm lưới điện thông minh sẽ giúp nâng cao kiến thức, kỹ năng cho các bạn học viên, sinh viên ngành Kỹ thuật Điện – Điện tử, ngành Điều khiển và Tự động hóa. Đặc biệt, phòng thí nghiệm này cũng được kỳ vọng sẽ giúp giảng viên, học viên và sinh viên của khoa nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, liên kết đào tạo trong thời gian tới.

Ông Đoàn Văn Hiển - Phó Tổng giám đốc ABB Việt Nam - cho biết: Mạng lưới phân phối điện đang phải đối mặt với những thách thức mới do các xu thế mới tăng nhanh như xe điện, năng lượng tái tạo, số hóa và đô thị hóa. Từ đó, đặt ra một loạt các thách thức mới cho thế hệ kỹ sư tương lai, những người cần phải hiểu được bối cảnh phát triển nhanh chóng này.

Do đó, việc đưa phòng thí nghiệm lưới điện thông minh đầu tiên của Việt Nam vòa hoạt động, với sự hợp tác của Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh, sẽ mang đến cho sinh viên của trường kinh nghiệm thực tế về cách xây dựng tư duy thiết kế và kỹ thuật, cũng như các kỹ năng mà thế hệ kỹ sư tương lai này cần có trong bối cảnh thế giới ngày nay đang thay đổi nhanh chóng.

Minh Khuê
Bài viết cùng chủ đề: Lưới điện thông minh

Tin cùng chuyên mục

Phong trào “Tháng tự học ngoại ngữ” được khen thưởng

Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh nhận tài trợ robot

Ngành giáo dục 'bắt tay' phát triển công nghệ chiến lược

Thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2025: Gấp đôi mã đề

Dạy thêm, học thêm: Bộ chỉ đạo, địa phương vẫn lúng túng!

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất gì về bồi hoàn phí đào tạo?

Tăng học phí đại học: Phụ huynh thêm áp lực

Giải mã công thức quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025

Bỏ xét tuyển sớm, điểm chuẩn sư phạm còn tăng đột biến?

Trường đại học đầu tiên giảm 43% năng lượng trong vận hành

Vì sao loại bớt phương thức xét tuyển đại học 2025?

Có nên cấm nhà giáo giữ chức vụ quản lý khi kéo dài tuổi nghỉ hưu?

Nâng cao chất lượng nhân lực đáp ứng cho công nghiệp 4.0

Hôm nay 30/3, 130.000 thí sinh thi đánh giá năng lực

Trường Hà Nội - Amsterdam: Tỷ lệ trúng tuyển đại học tuyệt đối

Chi tiết lịch xét tuyển đại học năm 2025

Ngành báo chí có còn hấp dẫn với Gen Z?

Khối trường Công Thương 'bắt trend' ngành học mới

ĐH Điện lực 'chuyển giao' gần 1.000 nhân tài khi thị trường lao động đang 'khát'

Lần đầu tiên, Bộ Quốc phòng phong hàm thượng úy cho học viên đào tạo trong nước