Thứ năm 08/05/2025 21:13

Có bắt buộc dạy học 2 buổi/ngày?

Thông tin sẽ daỵ học 2 buổi/ngày từ lớp 6 đến lớp 12 đang gây nhiều ý kiến trái chiều, dự kiến trong tháng 5/2025 Bộ Giáo dục và Đào tạo có hướng dẫn cụ thể.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang đẩy mạnh triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới bằng việc hướng đến tổ chức dạy học 2 buổi/ngày cho tất cả học sinh từ lớp 6 đến lớp 12.

Bộ cũng dự kiến nội dung được tích hợp khi tổ chức dạy 2 buổi/ngày gồm: Kỹ năng số, giáo dục STEM, hướng nghiệp, an toàn giao thông, và hoạt động giáo dục phát triển năng lực. Đây là phần mở rộng nhằm hiện thực hóa tinh thần của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, lấy học sinh làm trung tâm, phát triển phẩm chất thay vì nhồi nhét kiến thức.

Hướng nghiệp, an toàn giao thông là những môn được định hướng học ở buổi thứ hai trong ngày và không bắt buộc. Ảnh minh hoạ

Tuy nhiên, lãnh đạo nhiều trường trung học cơ sở, trung học phổ thông bày tỏ sự quan ngại và vướng mắc lớn nhất nằm ở cơ sở vật chất, tài chính và nhân lực. Nếu dạy buổi hai là bắt buộc, nhà trường không được thu học phí, trong khi vẫn phải chi trả lương giáo viên, tiền điện, nước và hàng loạt chi phí khác.

Ngoài ra, giáo viên cũng là một điểm nghẽn lớn. Việc yêu cầu giáo viên giảng dạy thêm kỹ năng sống, các chuyên đề, hướng nghiệp... mà không có cơ chế hỗ trợ tương xứng sẽ khiến lực lượng này bị quá tải, tâm lý phản ứng là dễ hiểu.

Trước những ý kiến trên, đại diện Bộ giáo dục và Đào tạo thông tin, việc hướng đến dạy học 2 buổi/ngày chỉ áp dụng với những trường đã đủ điều kiện. Trên thực tế, theo khảo sát của Bộ, hơn 60% trường trung học cơ sở và hơn 80% trường trung học phổ thông đã đảm bảo cơ sở vật chất.

Bộ cũng dự kiến trong tháng 5 sẽ ban hành hướng dẫn chính thức. Buổi hai sẽ không còn là giờ học thêm truyền thống mà chuyển thành hoạt động phát triển năng lực và tổ chức linh hoạt theo nhu cầu học sinh.

Thông tin học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông học 2 buổi/ngày đang thu hút nhiều yếu kiến trái chiều của phụ huynh trên các diễn đàn, có đồng tình, có phản đối. Tuy nhiên, với điều kiện tiên quyết là học kỹ năng và trên tinh thần tự nguyện phần nhiều vẫn được phụ huynh ủng hộ.

Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo

Tin cùng chuyên mục

Vụ lòng se điếu: Quán Lòng Chát nói gì về nguồn gốc sản phẩm?

Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm: 28 năm chắp cánh ước mơ

Thúc đẩy các mô hình, giải pháp phát triển hạ tầng internet

Đại học Văn Lang bị ‘tấn công’: Không thể bao biện là “bảo vệ lẽ phải”

Học 2 buổi, ăn miễn phí: Chủ trương chạm đến triệu trái tim

Hệ thống bán lẻ góp phần thay đổi diện mạo nông thôn mới

Chuyện về những người gác rừng, giữ biển ở Côn Đảo

Bước khởi đầu hồi sinh dòng sông Tô Lịch giữa Thủ đô

Gửi yêu thương từ đất liền đến Trường Sa, nhà giàn DK-1

Diễn đàn liên kết 5 nhà: Hướng đến nền nông nghiệp xanh và hiện đại

Cục trưởng An toàn thực phẩm nói gì về nguyên nhân lộn xộn thực phẩm giả?

Điểm mới trong dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi

Rà soát số lượng cán bộ dự kiến tinh giản trước 30/6

Mức lương tối thiểu vùng sẽ được áp dụng như thế nào?

Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh nhận tài trợ HVAC

Cảnh báo tai nạn nghiêm trọng từ việc trèo lên cột điện cao thế bắt tổ chim

Danh sách thí sinh được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025

Thời tiết hôm nay 8/5: Tây Bắc Bộ nắng nóng gay gắt

Thời tiết biển hôm nay 8/5/2025: Vịnh Bắc Bộ chuyển gió

TP. Hồ Chí Minh ngập sắc cờ hoa trong Đại lễ Vesak