Ngành báo chí có còn hấp dẫn với Gen Z?

Mùa tuyển sinh năm nay, em Nguyễn Ngọc Lâm (Hà Nội) đứng giữa hai lựa chọn: theo đuổi ước mơ làm nhà báo hay chọn một ngành học an toàn hơn?
Báo chí bước vào kỷ nguyên mới của công nghệ Điểm sàn 2024 của Học viện Báo chí và Tuyên truyền từ 18 điểm Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn lấy điểm cao nhất 29,05

Cơ hội cho người biết thích nghi

Từ nhỏ, Nguyễn Ngọc Lâm, học sinh lớp 12 tại Vĩnh Phúc đã yêu thích viết lách và đam mê theo dõi các chương trình thời sự. Cậu vẫn nhớ mãi hình ảnh các nhà báo can đảm đưa tin từ vùng lũ, những bài phóng sự điều tra vạch trần sai phạm, hay những câu chuyện truyền cảm hứng từ khắp nơi trên thế giới.

Nhưng rồi, khi ngồi lại cùng gia đình để bàn chuyện chọn ngành, chọn trường đại học, Lâm nhận được hàng loạt câu hỏi từ bố mẹ: Con có chắc ngành này còn tương lai không? Ngành báo chí giờ có kiếm việc được không, hay ra trường rồi lại chuyển sang làm nghề khác? Nhất là thời gian qua có hàng loạt cơ quan báo chí phải sáp nhập, thậm trí nhiều đài truyền hình phải dừng sóng, hàng nghìn phóng viên phải tìm công việc khác,…

Những câu hỏi ấy khiến Lâm bối rối. Cậu quyết định tìm hiểu thật kỹ trước khi đưa ra lựa chọn cuối cùng. Tìm kiếm trên mạng, Lâm đọc được nhiều bài báo với nội dung phản ánh về con đường sống của báo chí trong kỷ nguyên số. Các bài viết phân tích thực trạng đáng lo là báo in ngày càng sụt giảm, các tòa soạn phải cắt giảm nhân sự, và nhiều nhà báo buộc phải chuyển sang làm truyền thông doanh nghiệp để có thu nhập ổn định hơn. Điều đó khiến Lâm chùn bước và nghĩ: “Liệu mình có đang theo đuổi một ngành đang “dần yếu đi”?

Nhưng rồi, trong lần tham gia Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2025 diễn ra tại Đại học Bách khoa Hà Nội vào giữa tháng 3 vừa qua, Lâm được nghe những chia sẻ, phân tích từ đại diện nhiều trường đại học về ngành học báo chí. Theo các thầy cô, báo chí không biến mất, nó chỉ đang thay đổi. Nếu trước đây nhà báo chỉ viết bài cho báo in hoặc báo điện tử, thì nay họ có thể sản xuất video, podcast, sử dụng trí tuệ nhân tạo để phân tích dữ liệu hoặc làm báo chí dữ liệu (data journalism). “Đây là thời kỳ khó khăn, nhưng cũng là cơ hội lớn nếu sinh viên biết cách thích nghi” - một giảng viên chia sẻ.

Câu nói ấy khiến Lâm suy nghĩ: “Báo chí không yếu đi, mà đang tìm cách phát triển theo một cách khác”.

Ngành báo chí có còn hấp dẫn với Gen Z?
Sinh viên báo chí tác nghiệp tại Hội báo toàn quốc năm 2022. Ảnh: SJC

Thay đổi cách đào tạo báo chí

Lâm quyết định tiếp tục tìm hiểu thêm về ngành học này tại một số trường đại học. Khi biết Khoa Chính trị, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà mới mở chuyên ngành Kinh tế Truyền thông và Báo chí từ mùa tuyển sinh năm nay cậu đã rất tò mò.

PGS.TS. Tô Thế Nguyên - Phó Trưởng khoa Kinh tế Chính trị, Trường Đại học Kinh tế - chia sẻ: “Chúng tôi đã thay đổi giáo trình rất nhiều trong những năm gần đây. Ngoài kỹ năng viết báo truyền thống, sinh viên giờ đây được học về báo chí dữ liệu, báo chí trên nền tảng mạng xã hội, kỹ thuật quay dựng video, sản xuất nội dung đa nền tảng. Chúng tôi không đào tạo những ‘nhà báo cũ’ mà đang giúp sinh viên trở thành ‘những người kể chuyện bằng công nghệ”.

Đặc biệt hơn, Trường Đại học Kinh tế là nơi đầu tiên kết hợp giữa kiến thức kinh tế vào kiến thức báo chí. Chương trình đào tạo ngành Kinh tế Truyền thông và Báo chí là sự kết hợp hoàn hảo giữa kiến thức kinh tế - quản trị và tính chất ngành báo chí - truyền thông. Sinh viên sẽ được trang bị kiến thức nền tảng về kinh tế và quản trị, đồng thời học cách vận hành các mô hình truyền thông hiệu quả. Ngoài ra, sinh viên cũng được tiếp cận với các xu hướng mới như kinh tế sáng tạo và chiến lược truyền thông đa nền tảng, giúp mở rộng khả năng sáng tạo và ứng dụng thực tiễn trong công việc.

“Chúng tôi không chỉ dạy sinh viên làm báo chí mà còn giúp họ hiểu rõ tác động của truyền thông đến nền kinh tế. Việc phân tích dữ liệu báo chí, truyền thông sẽ giúp sinh viên có tư duy vĩ mô, từ đó tham gia vào các lĩnh vực quản lý truyền thông, truyền thông doanh nghiệp hoặc chính sách kinh tế” - PGS.TS. Tô Thế Nguyên khẳng định.

Những thông tin này khiến Lâm an tâm hơn. Cậu nhận ra rằng, thay vì lo sợ, cậu cần chuẩn bị cho mình những kỹ năng cần thiết để thích nghi với sự thay đổi này. Từ đó, Lâm đã quyết tâm theo đuổi ước mơ làm báo của mình. Cậu nói: “Đây sẽ không phải là một con đường dễ dàng. Nhưng em tin với đam mê, sự kiên trì và không ngừng học hỏi, báo chí vẫn là một vùng đất đầy hứa hẹn”.

Thực tế cho thấy, nhiều năm trở lại đây Báo chí, truyền thông là một trong số ngành có mức điểm chuẩn thuộc tốp đầu cả nước. Đơn cử năm 2024, ở khối C00, ngành Báo chí của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội có điểm chuẩn trúng tuyển là 29,03; còn ngành Báo chí của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh có điểm chuẩn đầu vào là 28,8.

PGS.TS. Tô Thế Nguyên - Phó Trưởng khoa Kinh tế Chính trị, Trường Đại học Kinh tế - chia sẻ, Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên số, nơi truyền thông và báo chí không chỉ đóng vai trò là kênh thông tin mà còn trở thành một ngành kinh tế quan trọng.
Ngân Thương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Báo chí cách mạng

Tin cùng chuyên mục

Đấu thầu chính thống - sao vẫn lọt sữa giả vào bệnh viện?

Đấu thầu chính thống - sao vẫn lọt sữa giả vào bệnh viện?

Mạng xã hội

Mạng xã hội 'lột mặt nạ' hàng giả như thế nào?

Chủ tịch Hội Nhà báo: Nhà báo là

Chủ tịch Hội Nhà báo: Nhà báo là 'chiến sĩ biên phòng' trên không gian mạng

Chung kết Business Challenges Season 7: Bùng nổ ý tưởng khởi nghiệp

Chung kết Business Challenges Season 7: Bùng nổ ý tưởng khởi nghiệp

Hà Nội sắp xếp phường, xã: Gọn bộ máy, lợi người dân

Hà Nội sắp xếp phường, xã: Gọn bộ máy, lợi người dân

Chiến trường miền Đông và bản hùng ca mùa Xuân 1975

Chiến trường miền Đông và bản hùng ca mùa Xuân 1975

Võ Hà Linh và câu hỏi liên quan Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Võ Hà Linh và câu hỏi liên quan Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

MC Bích Hồng - vết trượt danh dự giữa ngày thống nhất

MC Bích Hồng - vết trượt danh dự giữa ngày thống nhất

Bắc Giang lấy ý kiến cử tri sáp nhập tỉnh, sáp nhập xã

Bắc Giang lấy ý kiến cử tri sáp nhập tỉnh, sáp nhập xã

MC Bích Hồng xin lỗi sau phát ngôn gây sốc về hợp luyện diễu binh

MC Bích Hồng xin lỗi sau phát ngôn gây sốc về hợp luyện diễu binh

Thời tiết hôm nay 20/4: Bắc Bộ tăng cấp độ nắng nóng

Thời tiết hôm nay 20/4: Bắc Bộ tăng cấp độ nắng nóng

Thời tiết biển hôm nay 20/4/2025: Mưa rào và dông vài nơi

Thời tiết biển hôm nay 20/4/2025: Mưa rào và dông vài nơi

SCTV4 "cắt sóng" toàn bộ chương trình có MC Bích Hồng

SCTV4 "cắt sóng" toàn bộ chương trình có MC Bích Hồng

'Lỗ hổng' quản lý thực phẩm sữa - Bài 4: Việt Nam cần sớm học hỏi kinh nghiệm quốc tế

Nhật ký một thời lửa đạn của cựu chiến binh Quảng Ngãi

Nhật ký một thời lửa đạn của cựu chiến binh Quảng Ngãi

Vụ lừa đảo Mr.Pips: ‘Báo động đỏ’ giới học sinh, sinh viên

Vụ lừa đảo Mr.Pips: ‘Báo động đỏ’ giới học sinh, sinh viên

Cà Mau tích cực hưởng ứng cuộc thi tiết kiệm điện 2025

Cà Mau tích cực hưởng ứng cuộc thi tiết kiệm điện 2025

Lữ đoàn 316 ôn lại ký ức cầu Rạch Chiếc sau 50 năm giải phóng

Lữ đoàn 316 ôn lại ký ức cầu Rạch Chiếc sau 50 năm giải phóng

Lào Cai khuyến khích người dân, doanh nghiệp tham gia cuộc thi tiết kiệm điện

Lào Cai khuyến khích người dân, doanh nghiệp tham gia cuộc thi tiết kiệm điện

Cán bộ trẻ vượt qua thử thách, tiên phong đổi mới nông thôn

Cán bộ trẻ vượt qua thử thách, tiên phong đổi mới nông thôn