Thứ năm 21/11/2024 18:17

Đại biểu Quốc hội thống nhất sự cần thiết sửa đổi Luật Điện lực

Đại biểu Quốc hội cơ bản thống nhất việc cần thiết sửa đổi Luật Điện lực, do Luật hiện hành thiếu rất nhiều nội dung đã và đang phát sinh trong thực tiễn.

Chiều 7/11/2024, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Điện lực (sửa đổi).

Đại biểu Trần Quốc Tuấn - Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh

Góp ý về dự án Luật Điện lực (sửa đổi), đại biểu Trần Quốc Tuấn - đoàn Trà Vinh thống nhất việc cần thiết sửa đổi Luật Điện lực, do Luật hiện hành thiếu rất nhiều nội dung đã và đang phát sinh trong thực tiễn, nên cần phải có căn cứ pháp lý cụ thể quy định, hướng dẫn để triển khai thực hiện, phù hợp với xu hướng phát triển chung.

"Sửa đổi Luật Điện lực cần phải đồng thời đáp ứng cả 2 mục tiêu là vừa đạt mục tiêu trước mắt bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, nhưng cũng vừa đạt mục tiêu lâu dài thực hiện đầy đủ cam kết quốc tế của Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050" - đại biểu nói.

Trong đó, đại biểu đặc biệt quan tâm đến nhu cầu cấp thiết cần phải khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên sẵn có, nhất là các dự án điện năng lượng tái tạo, năng lượng mới để đạt đồng thời 2 mục tiêu nêu trên, vì hiện nay nguồn lực ngoài nhà nước đã và đang đầu tư vào lĩnh vực này rất nhiều, nếu thiếu hành lang pháp lý rõ ràng, minh bạch, sẽ làm lãng phí lớn nguồn lực xã hội như nhiều trường hợp dự án điện gió, điện mặt trời hiện nay đã hoàn thành nhưng không thể hoà lưới thương mại…

Góp ý dự thảo luận, đại biểu Trần Quốc Tuấn đề nghị Ban soạn thảo quan tâm, điều chỉnh bổ sung 4 nội dung như: Làm rõ hơn khái niệm “Nhà máy điện gió gần bờ” và khái niệm “Nhà máy điện gió ngoài khơi” nêu tại Khoản 5 Điều 31 và Khoản 1 Điều 39 Dự thảo Luật; đề nghị nghiên cứu bổ sung nội dung “hình thức đầu tư tư nhân và đầu tư có vốn nước ngoài trên nguyên tắc đảm bảo an ninh quốc phòng” (Điều 46)

Nghiên cứu bổ sung về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư các dự án điện lực không thực hiện đầu tư theo phương thức đối tác công tư và đầu tư công đối với “loại hình điện gió trên biển” gồm cả “điện gió gần bờ và điện gió ngoài khơi” hay xem xét cơ chế khuyến khích nhà đầu tư trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và điện khí LNG để vừa đạt mục tiêu vừa bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, vừa thực hiện đúng cam kết quốc tế của Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050...

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - đoàn Hải Dương cũng cơ bản tán thành với các nội dung sửa đổi, bổ sung lần này của dự thảo Luật Điện lực cũng như Báo cáo thẩm tra của Uỷ ban Khoa học, công nghệ và môi trường.

Góp ý thêm về dự án, đại biểu nêu, về phát triển điện tự sản xuất, tự tiêu thụ từ nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới (Điều 33 dự thảo), khoản 1 Điều 33 dự thảo quy định một số đối tượng được khuyến khích phát triển điện tự sản xuất, tự tiêu thụ từ nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới để cung cấp cho nhu cầu phụ tải của tổ chức, cá nhân.

Đối với nội dung này, đại biểu đề nghị xem xét bổ sung thêm đối tượng là điện phục vụ hoạt động của các trường học và bệnh viện (bao gồm cả các bệnh viện và trường học tư nhân), ngoài các nội dung được quy định trong dự thảo.

Bên cạnh đó đại biểu lưu ý vấn đề trả lãi khi thanh toán tiền điện chậm trong hợp đồng mua bán điện đối với khách hàng sử dụng điện (Điều 77 dự thảo) phục vụ mục đích sinh hoạt làm sao cho phù hợp.

Theo đại biểu, nên có thời hạn quy định sau bao nhiêu lâu chậm trả thì bắt đầu tính lãi, nên có khoảng thời gian ít nhất 1 tháng. Đặc biệt, nên quy định không tính lãi chậm đóng tiền đối với các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, người già neo đơn, sống một mình… để đảm bảo tính nhân văn.

Khoản 5 Điều 77 quy định về việc hoá đơn thanh toán tiền điện được lập theo chu kỳ ghi chỉ số đo điện. Tuy nhiên, trên thực tế, xảy ra trường hợp bên cung cấp điện thay đổi chu kỳ ghi chỉ số đo điện. Điều này dẫn tới tình trạng, trong thời gian thay đổi chu kỳ, chỉ số sử dụng điện sẽ cao hơn chu kỳ thông thường, do thời gian từ khi chốt chỉ số lần trước đến khi chốt chỉ số lần sau dài hơn.

Điều này đồng nghĩa với việc hệ số điện tính giá ở mức cao sẽ nhiều hơn. Vì vậy, đại biểu đề nghị bổ sung thêm quy định về trách nhiệm của bên cung cấp điện trong việc thay đổi chu kỳ ghi chỉ số đo điện và đảm bảo quyền lợi của khách hàng sử dụng điện.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Quốc hội điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 8, xem xét công tác nhân sự

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới Thủ đô Phnom Penh, bắt đầu chuyến thăm chính thức Campuchia

Quốc hội chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Phó Thủ tướng Lê Thành Long hội kiến Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng Chiết Giang, Trung Quốc

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Campuchia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Malaysia

Giá bất động sản phi mã, lao động, công chức khó có thể mua

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia

Nhiều mỏ cát phục vụ cao tốc vùng Đồng bằng sông Cửu Long không đạt tiêu chuẩn

Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025

Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư tạo xung lực mới cho quan hệ hai nước

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan

Làm đường sắt tốc độ cao, đại biểu đề nghị huy động sức dân

Phó Thủ tướng Lê Thành Long tiếp Chủ tịch Tập đoàn Cảng thông tin Trung Quốc-ASEAN

Nợ công thấp phù hợp để đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc Nam

Ngày Nhà giáo suy ngẫm về lời Tổng Bí thư 'phát động Bình dân học vụ số'

Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng giữ chức Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng

Hội nghị G20: Việt Nam thúc đẩy quan hệ với các nước, các tổ chức quốc tế

Hội nghị ADMM-18: Chung tay xây dựng hoà bình, củng cố an ninh và phát triển bền vững