Thứ hai 25/11/2024 20:16

Đại biểu Quốc hội: Không có lý do gì đánh thuế tiêu thụ đặc biệt xăng dầu

Theo đại biểu Quốc hội, xăng dầu không còn là mặt hàng đặc biệt mà là mặt hàng cần thiết. Vì thế, không có lý do gì đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu.

Cần có biện pháp loại bỏ giá cả tăng đột biến

Sáng ngày 25/5, tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Quốc hộithảo luận ở tổ về: Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2022...

Phiên họp tổ tại Quốc hội sáng ngày 25/5

Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Bảo - đoàn Bắc Ninh, thời gian vừa qua, giá các mặt hàng như xăng dầu, sắt, thép, xi măng, thực phẩm tăng cao - đã tác động trực tiếp đến người dân. Cụ thể, nhóm hàng hoá thiết yếu đã phản ánh về tốc độ lạm phát và mặt bằng giá của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến người dân.

Bên cạnh đó, một số chỉ tiêu quan trọng như CPI, chỉ số giá nguyên nhiên liệu cho sản xuất ở Việt Nam trong khu vực công nghiệp cũng tăng rất rõ, điều này ảnh hưởng đến chi phí đầu vào, chi phí sản xuất hàng hoá, dẫn đến giá bán tăng lên, gây áp lực giá tiêu dùng cho người dân.

Tôi cho rằng, cần phải đặt ra những biện pháp can thiệp kịp thời, thực hiện các chính sách để loại bỏ tác động của giá cả tăng đột biến, đặc biệt là đối với nhóm hàng hoá dễ bị tổn thương. Kiểm soát tốt nguồn cung cho các hoạt động sản xuất - tiêu dùng để vừa giảm áp lực lạm phát vừa giảm các chi phí trong kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp, khơi thông nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu và tháo gỡ những khó khăn về logistics”- đại biểu Nguyễn Ngọc Bảo chỉ ra.

Còn đại biểu Lã Thanh Tân - đoàn Hải Phòng bày tỏ sự tán thành về báo cáo bổ sung kết quả kết thực hiện phát triển kinh tế xã hội năm 2021 và những tháng đầu năm 2022 của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế. Bên cạnh đó, trong báo cáo của Chính phủ cũng nêu rõ 10 nhiệm vụ giải pháp trọng tâm trong phục hồi và phát triển kinh tế.

Trong phần đánh giá của Chính phủ có nêu ra tác động của việc đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu. Ông Tân đề nghị Chính phủ làm rõ hơn tác động này đối với hoạt động kinh tế trong nước, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp.

Nên tính đến việc giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng dầu

Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân - đoàn TP. Hồ Chí Minh cho rằng, đầu năm nay, do chính sách kích thích kinh tế của các nước, lạm phát có dấu hiệu gia tăng.

Bên cạnh đó, những vấn đề về khủng hoảng năng lượng, lương thực, nhân đạo, đói nghèo đang trở thành những nội dung rất lớn trên những diễn đàn kinh tế của thế giới.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân nhìn nhận, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã đưa ra cảnh báo về việc nhiều quốc gia trên thế giới buộc phải điều chỉnh các chỉ số tăng trưởng. Hầu hết các quốc gia đều cắt giảm các chỉ số tăng trưởng từ 1-15%.

Riêng Việt Nam, IMF đưa ra dự báo mức 6% tăng trưởng GDP trong năm 2022 và năm 2023 tăng trưởng 7%. Đây là một tín hiệu đáng mừng, tuy nhiên các dự báo này sẽ được cập nhật và điều chỉnh theo thực tế.

Vị đại biểu này cũng lưu ý tới vấn đề lạm phát khi giá nguyên vật liệu đầu vào đã tăng rất cao trong thời gian qua. Ông cho rằng, Việt Nam đã trải qua nhiều đợt lạm phát. Đợt nặng nề nhất là từ sau khi đổi mới năm 1986 và đợt gần nhất là lạm phát do suy thoái kinh tế năm 2008.

Chỉ số lạm phát lúc đó lên tới 23%. Chỉ số lạm phát vào năm 2011 cũng lên 2 con số. Khi đó, tất cả các chi phí giá cả, hàng hoá đều tăng lên và đời sống của người dân vô cùng khó khăn. “Thời điểm đó, chúng ta buộc phải dùng “thuốc liều cao” để kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội” - đại biểu đoàn TP. Hồ Chí Minh bày tỏ.

Liên quan tới giá xăng dầu, đại biểu Trần Hoàng Ngân cũng nêu, tình hình giá xăng dầu tăng cao như hiện nay, các cơ quan cần có tiếng nói để nhanh chóng kiểm soát giá xăng dầu, không để giá xăng dầu tăng lên quá cao.

Chúng ta chấp nhận theo cơ chế thị trường, nhưng chúng ta có những công cụ kiểm soát. Công cụ là gì, đó là thuế bảo vệ môi trường đã giảm 50%, sắp tới có thể đề xuất giảm tiếp. Cần giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng dầu. Xăng dầu không còn là mặt hàng đặc biệt nữa, mà là mặt hàng rất cần thiết. Không có lý do gì chúng ta đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu” - đại biểu Ngân nêu quan điểm.

Vị đại biểu đoàn TP.Hồ Chí Minh phân tích thêm, nếu không kiểm soát được giá xăng dầu có thể dẫn tới "hiệu ứng domino" trong giá cả các loại mặt hàng khác. Trong khi đó, người dân trong 2 năm vừa qua đã gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19. Do vậy, trong cơn “bão giá” này chúng ta phải kiểm soát.

Cơ chế đặc thù hỗ trợ hình thành các vùng sản xuất nguyên liệu

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Như So - đoàn Bắc Ninh cho biết, năm 2022, cần đẩy nhanh lộ trình thực hiện đơn giản hoá thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh thân thiện với doanh nghiệp. Chúng ta đã có nhiều Nghị quyết văn bản để tháo gỡ nút thắt, song rõ ràng đây vẫn là điểm nghẽn.

Theo đại biểu đoàn Bắc Ninh, chúng ta cần triển khai mạnh mẽ hơn tư duy đổi mới, đồng hành cùng doanh nghiệp, coi doanh nghiệp là đối tác chứ không phải đối tượng bị quản lý. Cải cách thể chế không phải là tháo gỡ những rào cản do chính chúng ta đặt ra mà cần phải chủ động xây dựng thể chế mới để thúc đẩy tăng trưởng.

Bên cạnh đó, cần xem xét đánh giá lại hiệu quả của chính sách điều hành tiền tệ mà Chính phủ đã ban hành thời gian qua, có thực sự giải quyết được rủi ro và vấn đề nợ xấu hay không?

Trước tình hình thế giới đang căng thẳng như hiện nay, việc phụ thuộc là vô cùng nguy hiểm, nhất là xung đột Nga-Ukraine làm đứt gãy chuỗi cung ứngtoàn cầu, do vậy cần phải chủ động những nguồn nguyên liệu thông qua việc tăng cường dự trữ, nội địa hoá chuỗi cung ứng là vô cùng quan trọng.

Tôi thấy Chính phủ cũng cần có cơ chế đặc thù để hỗ trợ cho địa phương, doanh nghiệp, hình thành các vùng sản xuất nguyên liệu, góp phần vào khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng trong nước, giảm sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu - ông Nguyễn Như So nêu.

Quỳnh Nga - Lan Anh
Bài viết cùng chủ đề: Giá xăng dầu hôm nay

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo 'nóng' về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Bulgaria gặp gỡ báo chí

Tuyên bố chung Việt Nam-Bulgaria: Đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực

Nên để cơ quan báo, tạp chí quyết định diện tích quảng cáo trên báo in

Kiểm soát nội dung quảng cáo trực tuyến: Thiết lập chế tài mạnh

Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, thống nhất nhiều vấn đề quan trọng

Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Bulgaria

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Tổng thống Bulgaria Rumen Radev gặp gỡ bạn bè Việt Nam từng học tập, làm việc tại Bulgaria

Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Đại biểu bàn phân cấp, phân quyền

Tổng thống Bulgaria đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại Phiên họp toàn thể Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chào xã giao lãnh đạo Campuchia nhân dịp dự IPTP 11

Củng cố nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam-Malaysia

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Nhiều ý kiến đóng góp tích cực, bổ sung cho dự án Luật Hóa chất (sửa đổi)

Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, xây dựng ngành hóa chất hiện đại

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Đại học Quốc gia Malaya