Thứ sáu 22/11/2024 01:18

Đại biểu Quốc hội 'hiến kế' để các dự án điện gió ngoài khơi thành công

Đại biểu Quốc hội đề nghị nên bổ sung quy định về việc cho phép các tập đoàn Nhà nước được đề xuất đối tác triển khai các dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên.

Thảo luận dự án Luật Điện lực (sửa đổi) trong phiên thảo luận tổ tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV chiều 26/10, đại biểu Tạ Thị Yên - đoàn Điện Biên đánh giá cao sự chuẩn bị của cơ quan soạn thảo và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường. Hồ sơ dự án Luật đã nhiều lần chỉnh lý, tiếp thu các ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức và các cá nhân.

Đại biểu Tạ Thị Yên, Đoàn Đại biểu Quốc hội Điện Biên - Ảnh: Hồng Thái

Góp ý về cơ chế phát triển năng lượng tái tạo, theo đại biểu Yên, khoản 9 Điều 5 dự thảo Luật hiện quy định về chính sách phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới.

Tuy nhiên, để tăng cường tính khả thi của chính sách của Nhà nước về phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng mới, đại biểu đề nghị thiết kế khoản 9 Điều 5 tương tự như khoản 8 Điều 5 của dự thảo Luật.

Theo đó, cần quy định rõ trách nhiệm của Chính phủ trong việc xây dựng và ban hành các cơ chế khuyến khích đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo, cũng như cơ chế đột phá cho phát triển điện gió ngoài khơi.

Về việc cho phép doanh nghiệp nhà nước triển khai các dự án điện gió ngoài khơi, bà Yên cho biết, hiện tại, dự thảo Luật quy định Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho phép doanh nghiệp do nhà nước nắm 100% vốn điều lệ được thực hiện khảo sát, triển khai các dự án điện gió ngoài khơi (điểm c Khoản 1 Điều 42 dự thảo Luật).

Do điện gió ngoài khơi là ngành mới, việc giao cho các doanh nghiệp nhà nước triển khai một số dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên là bước đi cần thận trọng. Tuy nhiên, cũng cần tính đến thực tế các doanh nghiệp nhà nước lớn trong ngành năng lượng của Việt Nam đều chưa có kinh nghiệm triển khai các dự án điện gió ngoài khơi.

Để đảm bảo thành công của các dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên cả về mặt công nghệ, hiệu quả kinh tế, đại biểu cho rằng dự thảo Luật nên bổ sung quy định về việc cho phép các tập đoàn Nhà nước được đề xuất đối tác cho hoạt động khảo sát và triển khai các dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên.

Việc lựa chọn đối tác có đủ năng lực tài chính, kinh nghiệm và công nghệ trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi sẽ giúp doanh nghiệp nhà nước tận dụng được nguồn lực, giảm bớt gánh nặng tài chính cũng như chia sẻ rủi ro nếu có.

Mô hình đối tác này cũng giúp giảm thiểu những quan ngại về vấn đề an ninh, do doanh nghiệp nhà nước vẫn là đối tác nắm quyền kiểm soát đối với dự án.

Do đó, đại biểu Tạ Thị Yên kiến nghị bổ sung vào điểm c khoản 1 Điều 42 dự thảo Luật nội dung sau: “Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được đề xuất đối tác cùng phát triển dự án để Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận”.

Về khảo sát dự án điện gió ngoài khơi, Điều 40 dự thảo Luật hiện đang quy định về khảo sát dự án điện gió ngoài khơi theo hướng: Chính phủ xác định khu vực biển được phép khảo sát. Thủ tướng Chính phủ giao doanh nghiệp nhà nước thực hiện khảo sát; việc lựa chọn nhà đầu tư tư nhân tham gia khảo sát sẽ do Chính phủ quy định chi tiết ở văn bản dưới luật. Mọi dữ liệu khảo sát thuộc sở hữu của Nhà nước; bên thực hiện khảo sát được quyền đề xuất dự án, nhưng vẫn phải tham gia đấu thầu cạnh tranh để được lựa chọn là nhà đầu tư dự án.

Theo bà Yên, khác với các loại hình năng lượng khác, hoạt động khảo sát phục vụ cho việc triển khai dự án điện gió ngoài khơi đóng vai trò rất quan trọng, với thời gian có thể lên tới 2 năm và tổng chi phí hàng chục triệu USD. Vì vậy, sẽ rất khó để thu hút nhà đầu tư tư nhân thực hiện hoạt động khảo sát nếu như không có quyền sở hữu dữ liệu khảo sát và cũng không được đảm bảo quyền phát triển dự án sau này.

Quy định như hiện nay nhằm đảm bảo quyền kiểm soát của Nhà nước đối với các nguồn dữ liệu về tài nguyên biển.

Song bà Yên cho rằng, cũng cần tính đến tính khả thi của chính sách, và bổ sung những cơ chế đảm bảo quyền lợi, tạo động lực thu hút các nhà đầu tư tham gia hoạt động khảo sát, góp phần tạo nguồn dữ liệu để phát triển ngành.

Ví dụ như, quy định về quyền phát triển dự án trên khu vực mà nhà đầu tư đã khảo sát; quy định về cơ chế thu hồi chi phí cho nhà đầu tư thực hiện khảo sát trong trường hợp không được lựa chọn là nhà đầu tư phát triển dự án.

Cụ thể, đại biểu đề nghị bổ sung vào điểm b khoản 4 Điều 42 nội dung sau: “cơ chế cộng thêm điểm vào điểm đánh giá hoặc hoàn trả chi phí cho nhà đầu tư thực hiện khảo sát trong trường hợp không được lựa chọn là nhà đầu tư phát triển dự án”.

Như vậy, nội dung điểm b khoản 4 Điều 42 sau khi sửa đổi sẽ là: “Các ưu đãi, ưu tiên khi đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư đối với nhà đầu tư tự bỏ kinh phí thực hiện khảo sát, bao gồm cơ chế cộng thêm điểm vào điểm đánh giá hoặc hoàn trả chi phí cho nhà đầu tư thực hiện khảo sát trong trường hợp không được lựa chọn là nhà đầu tư phát triển dự án”.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: điện gió ngoài khơi

Tin cùng chuyên mục

Phản ứng của Việt Nam về những động thái mới của Philippines tại Biển Đông

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia

Bộ Ngoại giao thông tin về việc tiếp nhận 5 máy bay huấn luyện từ Hoa Kỳ

Việt Nam luôn đồng hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc

Xung đột Nga-Ukraine lan rộng, Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo các ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể

Việt Nam - Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quốc hội điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 8, xem xét công tác nhân sự

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới Thủ đô Phnom Penh, bắt đầu chuyến thăm chính thức Campuchia

Quốc hội chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Phó Thủ tướng Lê Thành Long hội kiến Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng Chiết Giang, Trung Quốc

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Campuchia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Malaysia

Giá bất động sản phi mã, lao động, công chức khó có thể mua

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia

Nhiều mỏ cát phục vụ cao tốc vùng Đồng bằng sông Cửu Long không đạt tiêu chuẩn

Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025

Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư tạo xung lực mới cho quan hệ hai nước

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan