Thứ sáu 27/12/2024 17:24

Đại biểu Quốc hội đề xuất duy trì Quỹ bình ổn xăng dầu

Theo đại biểu, với quỹ Bình ổn xăng dầu nên tiếp tục duy trì, nhưng trong quy định sử dụng quỹ cần phải làm rõ công khai minh bạch cơ chế giám sát chặt chẽ.

Vì sao cần giữ Quỹ bình ổn giá xăng dầu?

Chiều 7/11, tham gia thảo luận tại tổ về Luật Giá (sửa đổi), đề cập quỹ bình ổn giá, đại biểu Quốc hộiNguyễn Thị Kim Bé - đoàn Kiên Giang thống nhất việc cần phải có đánh giá toàn diện về việc thực hiện để nghiên cứu đưa vào luật. Việc thành lập quỹ này là xuyên suốt hay chỉ trong thời điểm cần thiết?

Với Quỹ bình ổn xăng dầu nên tiếp tục duy trì, nhưng trong quy định sử dụng quỹ này cần phải làm rõ công khai minh bạch cơ chế giám sát chặt chẽ, đảm bảo điều hòa sử dụng.

Đồng quan điểm, đại biểu Trần Văn Lâm -đoàn Bắc Giang cho hay Quỹ bình ổn giá xăng dầu vẫn là công cụ có hiệu quả, cần quy trì, tuy nhiên lúc biến động giá quá lớn thì phải dùng công cụ mạnh hơn là thuế và phí.

Tại Dự án Luật Giá (sửa đổi) đã quy định và đưa thành một điều riêng về lập quỹ bình ổn giá. Việc này để đảm bảo tính khả thi, tránh phát sinh trường hợp hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn, thì mới lập quỹ. Đây cũng là cơ sở pháp lý để tiếp tục duy trì công cụ Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Đại biểu Nguyễn Quang Huân - Đoàn Bình Dương

Liên quan đến Quỹ bình ổn xăng dầu, đại biểu Nguyễn Quang Huân - đoàn Bình Dương nêu, vừa qua báo chí nêu nhiều về vấn đề xăng dầu. Nhưng theo tôi, việc này không phải do Bộ Công Thương quyết định. Bởi nó nằm ở rất nhiều Bộ. Việc cơ cấu xuất nhập, đầu mối phân phối, tỷ lệ chiết khấu, công thức tính giá như thế nào… không phải do một bộ, ngành. Chưa kể, các đại lý nằm ở các địa phương là do các địa phương quản lý.

Nếu cơ chế cồng kềnh, không gói gọn lại, mà chỉ tập trung sửa đổi những luật nói về bình ổn giá, sẽ không giải quyết được vấn đề”- đại biểu Nguyễn Quang Huân nói, đồng thời cho rằng, mục tiêu của Quỹ Bình ổn giá để đảm bảo đáp ứng được những lúc giá biến động cần bình ổn. Nhưng với cơ chế vận hành như hiện nay, cơ chế để quyết định bình ổn giá, không đáp ứng được yêu cầu của luật.

Tại khoản 2, điều 22 nêu doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng được lập quỹ bình ổn giá phải thực hiện theo pháp luật. Tuy nhiên, theo pháp luật nào, còn rất chung chung. Tôi đề nghị, về phần bình ổn giá cần ban soạn thảo đặc biệt xem xét có một cơ chế tháo gỡ, lấy từ thực tế xăng dầu hiện nay để áp dụng” - đại biểu đoàn Bình Dương nêu.

Ở góc nhìn khác, đại biểu Nguyễn Công Long - đoàn Đồng Nai cho rằng, nếu điều chỉnh chính sách về thuế thì phải xem lại việc duy trì, cách vận hành quỹ bình ổn giá xăng dầu. Trong bối cảnh hiện tại việc duy trì quỹ là cần thiết nhưng trong tương lai gần cần xem xét.

Thời gian qua khi kiểm chứng tất cả vấn đề xăng dầu phát sinh ra do ảnh hưởng của các tác động quốc tế, thị trường và trong nước cho thấy dù tồn tại quỹ này nhưng tác động không lớn lắm, không đến mức cần xem xét, duy trì bằng mọi giá” – vị đại biểu này cho hay.

Cần quy định giá trần, sàn với các mặt hàng thiết yếu

Cũng góp ý vào Luật Giá (sửa đổi), đại biểu Trương Thị Ngọc Ánh – đoàn Cần Thơ cho rằng, bình ổn giá, định giá là sự can thiệp bằng biện pháp hành chính, ở lần sửa đổi này cần hạn chế đưa ra các biện pháp như vậy.

Các đại biểu thảo luận tại tổ về Luật Giá sửa đổi

Thay vào đó, đại biểu Trương Thị Ngọc Ánh nêu quan điểm, Nhà nước cần bình ổn giá thông qua các chính sách an sinh xã hội, tài chính vi mô... để đảm bảo giá hàng hoá, dịch vụ theo thị trường.

Đồng tình, đại biểu Hoàng Đức Thắng – đoàn Quảng Trị nhìn nhận, về nguyên lý, giá cả do yếu tố cung - cầu quyết định. Bình ổn giá là động tác cưỡng chế, phi thị trường, và trong nhiều trường hợp, sự can thiệp của Nhà nước làm giá cả phản ánh không đúng giá trị thực tế.

Tuy vậy, vị đại biểu này cho rằng, vẫn cần có sự điều tiết của Nhà nước với một số mặt hàng thiết yếu thông qua công cụ bình ổn giá. "Hàng hoá cho đồng bào ở vùng sâu, vùng xa mà không có trợ giá của Nhà nước thì bà con không thể mua được"- đại biểu chỉ ra.

Đánh giá vẫn cần công cụ bình ổn giá, đại biểu Hoàng Đức Thắng đề nghị, việc điều tiết, sử dụng công cụ này của Nhà nước cần linh hoạt hơn, đảm bảo tương thích với các quy định cam kết quốc tế của Việt Nam.

Thông tin thêm, đại biểu Trương Thị Ngọc Ánh kiến nghị, không nên giao định giá và bình ổn giá cho một ngành chủ thể nào mà phải là cơ quan trực tiếp tham mưu cho Chính phủ để định giá và bình ổn giá, đảm bảo kỷ cương, trật tự, không để mỗi bộ ngành có thẩm quyền định giá, bình ổn giá.

Dự thảo Luật Giá (sửa đổi) được Quốc hội xem xét, thông qua tại hai kỳ họp. Theo chương trình, ngày 11/11, Quốc hội sẽ thảo luận tại nghị trường dự thảo luật này.
Quỳnh Nga- Lan Anh
Bài viết cùng chủ đề: Đại biểu Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Giá cà phê hôm nay 27/12/2024: Giá cà phê trong nước tăng đều

Tỷ giá USD hôm nay 27/12/2024: Chỉ số DXY trên ngưỡng 108

Giá xăng dầu hôm nay 27/12/2024: Đồng loạt giảm

Giá vàng hôm nay 27/12/2024: Bật tăng

Dự báo giá vàng ngày mai 27/12/2024: Không có biến động lớn

Dự báo giá cà phê ngày mai 27/12/2024: Giá cà phê trong nước tăng 100 - 200 đồng/kg

TP. Hồ Chí Minh: Nhiều mặt hàng có dấu hiệu tăng giá trước thềm Tết

Giá lúa gạo hôm nay ngày 26/12: Gạo các loại biến động nhẹ, lúa tươi tiếp đà giảm

Giá heo hơi hôm nay 26/12/2024: Biến động trái chiều ở ba miền

Giá bạc hôm nay 26/12/2024: Bạc tiếp tục tăng 0,3%

Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 26/12/2024: Đồng Yên Nhật đối mặt với cơn bão giảm giá

Giá cà phê hôm nay 26/12/2024: Giá cà phê trong nước ổn định

Tỷ giá USD hôm nay 26/12/2024: Chỉ số DXY tiếp tục vượt mốc 108

Giá xăng dầu hôm nay 26/12/2024: Chững lại khi thị trường đóng cửa Giáng sinh

Giá vàng hôm nay 26/12/2024: Đồng loạt đi ngang

Dự báo giá vàng ngày mai 26/12/2024: Tiếp tục đi ngang

Dự báo giá cà phê ngày mai 26/12/2024: Giá cà phê trong nước tiếp tục tăng

Giá vàng chiều nay 25/12/2024: Đồng loạt đi ngang

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (25/12): Vàng nhẫn ngang với vàng miếng

Giá lúa gạo hôm nay ngày 25/12: Gạo các loại biến động, lúa tươi giảm nhẹ