Thứ tư 25/12/2024 13:08

Đại biểu Quốc hội đề nghị mở rộng đối tượng đóng bảo hiểm y tế bằng ngân sách

Thảo luận tại tổ vào chiều 24/10, một số đại biểu Quốc hội đã đề nghị ngân sách nhà nước hỗ trợ, đóng bảo hiểm y tế cho một số đối tượng đặc thù.

Trong chương trình thảo luận tại tổ vào chiều 24/10 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, một số đại biểu Quốc hội đã đề nghị mở rộng đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ, đóng bảo hiểm y tế.

Theo đại biểu Nguyễn Đức Dũng – đoàn thành phố Hải Phòng, thực hiện Kết luận số 41-KL/TW ngày 31/3/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 16-CT/TW ngày 5/10/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng Dân quân tự vệ và lực lượng dự bị động viên trong tình hình mới, cùng với đó Luật Dân quân tự vệ năm 2019 quy định dân quân thường trực là lực lượng thường trực làm nhiệm vụ tại các địa bàn trọng điểm về quốc phòng (khoản 4 Điều 2)… Thực tế, tại các địa phương, đối tượng dân quân thường trực đang được hưởng các chế độ chính sách như hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đang tại ngũ, nhưng thân nhân dân quân thường trực chưa được mua thẻ bảo hiểm y tếbằng ngân sách nhà nước.

Đại biểu Nguyễn Đức Dũng góp ý tại tổ vào chiều ngày 24/10 (Ảnh: Thu Hường)

Hiện, Bộ Quốc phòng đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 72/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Dân quân tự vệ về tổ chức xây dựng lực lượng về chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ trong đó có quy định thân nhân của dân quân thường trực được tham gia bảo hiểm y tế như đối với thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam tại ngũ”- đại biểu Nguyễn Đức Dũng cho hay.

Đại biểu đề nghị: Bổ sung đối tượng thân nhân của Dân quân tự vệ được mua bảo hiểm y tế bằng ngân sách nhà nước vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, để đảm bảo tính thống nhất, tương đồng với quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự.

Góp ý tại tổ, đại biểu Ma Thị Thúy – Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang đồng tình nhất trí cao với dự thảo Luật Bảo hiểm y tế, nhất là chuyển tuyến đối với bệnh hiểm nghèo, mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm y tế… Đại biểu Ma Thị Thúy đề nghị chuyển đối tượng người hoạt động không chuyên trách vào nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế.

Vấn đề thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, đại biểu Ma Thị Thúy cho rằng hiện nay có tình trạng thiếu một số thuốc, vật tư y tế nên nhiều người bệnh phải tự bỏ tiền mua thuốc, vật tư y tế thuộc danh mục bảo hiểm y tế thanh toán. Nội dung này Bộ Y tế đã có Thông tư 22/2024/TT-BYT tháo gỡ, giải quyết, tuy nhiên theo đại biểu Thông tư này có hiệu lực từ 01/01/2025, mặt khác việc thanh toán chi phí bảo hiểm y tế theo Thông tư này phát sinh thủ tục, gây phiền hà cho người dân, đồng thời cơ sở khám chữa bệnh cũng phát sinh khối lượng công việc lớn do phải đối chiếu giấy tờ chúng từ, danh mục thuốc…

Về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang đề nghị bổ sung một số đối tượng tham gia bảo hiểm y tế đã được quy định trong Nghị định số 75/2023/NĐ-CP ngày 19/10/2023 của Chính phủ bao gồm: Đối tượng là người dân các xã an toàn khu, vùng an toàn khu cách mạng trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế; người dân tộc thiểu số thoát khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Chiều ngày 24/10 các đại biểu thảo luận tại tổ (Ảnh: Thu Hường)

Góp ý tại tổ, đại biểu Trần Quốc Tuấn – đoàn Trà Vinh đề nghị cần Luật hoá quy định về thanh toán chi phí thuốc, thiết bị y tế trực tiếp cho người có thẻ bảo hiểm y tế đi khám bệnh, chữa bệnh.

Đại biểu Tuấn cho biết, nhiều cử tri và nhân dân đang rất quan tâm đến vấn đề vẫn còn tình trạng thiếu vật tư y tế tại một số bệnh viện, nhiều trường hợp bệnh nhân phẫu thuật, người nhà phải tự mua thêm vật tư theo chỉ định.

Vấn đề này nhiều cử tri than phiền và cho rằng khi tình trạng này còn xảy ra thì lúc đó "quyền lợi" của các bệnh nhân bảo hiểm y tế chưa được bảo đảm vì nó ảnh hướng lớn đến chất lượng khám bệnh, điều trị bệnh cho người dân"- đại biểu Tuấn cho hay.

Theo đại biểu Tuấn, nội dung này cũng đã được Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nêu ra trong báo cáo số 918 ngày 16/10, gửi đến kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV. Hai ngày sau, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 22, quy định về thanh toán chi phí thuốc, thiết bị y tế trực tiếp cho người có thẻ bảo hiểm y tế đi khám bệnh, chữa bệnh. Thông tư này đã cơ bản giải quyết được vân đề cử tri quan tâm như đã nêu trên.

Nhưng đại biểu cho rằng, đây là nội dung có liên quan đến chủ trương, chính sách bảo hiểm y tế của Đảng, Nhà nước đã đề ra và cũng là nội dung rất quan trọng, liên quan nhiều đến quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế nên cần phải được luật hoá để đảm bảo tính ổn định lâu dài của cơ chế chính sách này, thay vì chỉ quy định bằng Thông tư.

Do đó, đại biểu Tuấn đề nghị: “Ban soạn thảo cần nghiên cứu bổ sung nội dung quy định thanh toán chi phí thuốc, thiết bị y tế trực tiếp cho người có thẻ bảo hiểm y tế đi khám bệnh, chữa bệnh".

Đồng thời giao cho Chính phủ quy định chi tiết nội dung này. Có như thế mới thể hiện rõ quan điểm và đường lới của Đảng về bảo hiểm y tế”

Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: Đại biểu Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu Quốc hội: Giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu là giải pháp thiết thực

Phó Thủ tướng yêu cầu ngành y tế dứt điểm việc chậm cấp đăng ký lưu hành thuốc

Các ban đảng đã hoàn thiện đề án tinh gọn bộ máy theo định hướng của Trung ương

Toàn cảnh Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Công Thương

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ, hợp tác với Australia

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Ngành Công Thương cần khẳng định vai trò tiên phong trong tăng trưởng 2 con số

Toàn cảnh Diễn đàn Bộ Công Thương chống lãng phí, khơi thông nguồn lực

PGS.TS Trần Đình Thiên: Bộ Công Thương tiên phong cải cách hành chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Ngành Công Thương đóng góp rất lớn tạo bứt phá trong sản xuất, xuất khẩu nông sản

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

PGS.TS. Lê Hải Bình: Chống lãng phí - Điều kiện tiên quyết để đột phá phát triển

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế

Đang diễn ra Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Thủ tướng: Phải thay đổi quan niệm về chất lượng nhà ở xã hội

Thủ tướng: Cần đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Giáo xứ Lào Cai

Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng