Thứ năm 24/04/2025 21:17

Đại biểu hội đồng nhân dân Nghệ An quan tâm đến thủy điện

Tại phiên thảo luận tổ 5, Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh Nghệ An khoá XVII, hầu hết các ý kiến đều tập trung vào hệ lụy của các nhà máy thủy điện gây ra đối với Nghệ An trong thời gian qua.

Tại phiên thảo luận tổ 5 chiều ngày 10/7 của đại biểu HĐND tỉnh Nghệ An thuộc khu vực 3 huyện Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn (các huyện miền núi Nghệ An), phần lớn các ý kiến đều về hệ lụy thủy điện gây ra đối với người dân 3 huyện này cũng như Nghệ An nói chung.

Ông Nguyễn Văn Hải - Bí thư huyện ủy Tương Dương - phát biểu tại thảo luận tổ

Ông Nguyễn Văn Hải - Bí thư huyện ủy Tương Dương cho biết, lãnh đạo tỉnh Nghệ An đã vào cuộc rất quyết liệt nhưng việc giải quyết hệ lụy, tồn đọng của thủy điện vẫn còn rất lớn. Bây giờ không chỉ xả lũ vào mùa lũ mà không có lũ cũng xả. Xả không đúng quy trình làm chết người….

Cũng theo ông Hải, Bộ Công Thương đã có thông tư quy định đối với những thủy điện nhỏ, phải di dời ít hộ dân thì mới được phê duyệt xây dựng. “Một số nhà máy vì thế đã "lách luật" bằng việc đánh giá tác động môi trường sai, để di dời ít hộ dân hơn, vừa được phê duyệt triển khai vừa đỡ tốn kém khi di dời”, ông Hải nói và cho rằng, cần phải rà soát lại công tác đánh giá tác động môi trường ở các nhà máy thủy điện.

“Thủy điện làm ảnh hưởng rất lớn đến kết cấu hạ tầng, làm trôi và hư hại rất nhiều đường sá. Cấp ủy, chính quyền địa phương có thủy điện lo nơm nớp mỗi khi thủy điện xả lũ, trong khi hầu như ngày nào cũng có đơn thư của người dân khiếu nại liên quan thủy điện”, Bí thư huyện ủy Tương Dương nói và đề nghị cơ quan có thẩm quyền cần sớm phê duyệt điều chỉnh phương án vận hành liên hồ chứa, đồng thời phê duyệt phương án phòng, chống mưa lũ...

Ông Nguyễn Thanh Hoàng - Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn - có ý kiến, lãnh đạo huyện cũng đang “rất đau đầu” vì các nhà máy thủy điện. Đặc biệt, trên địa bàn huyện Kỳ Sơn có 2 dự án thủy điện “quy hoạch treo” trong gần 10 năm nay, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân.

“Chúng tôi cứ băn khoăn 2 dự án thủy điện này có triển khai được không và triển khai thì bao giờ xong. Hay là cứ treo mãi như thế. Chúng ta chẳng lẽ không có giải pháp gì. Người dân sống trong quy hoạch treo hiện đang rất khổ sở vì không được đầu tư hạ tầng”, ông Hoàng bức xúc.

Ngoài ra, trong đợt mưa bão năm 2018, khi thủy điện Bản Vẽ tích nước khiến mực nước dâng ngập nhà dân ở xã Mỹ Lý. Sau đó thủy điện bất ngờ xả lũ mạnh khiến 19 nhà dân bị trôi xuống lòng hồ. Nhưng sau đó nhà máy thủy điện không chịu bồi thường dù chính quyền nhiều lần đề nghị.

“Các hộ dân khi đánh giá tác động môi trường không nằm trong diện đền bù nhưng khi tích nước thì lại bị ngập rồi hư hỏng nhà cửa. Chúng tôi nhiều lần làm việc với thủy điện giống như đi xin vậy mà không được. Phải nói rõ đây không phải là hỗ trợ mà là đền bù, là trách nhiệm của thủy điện”, Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn gay gắt nói.

Phó Bí thư tỉnh ủy Nghệ An - ông Nguyễn Văn Thông - cho hay, thiệt hại trong những đợt lũ vừa qua là quá lớn và chắc chắn nguyên nhân cơ bản đến từ các nhà máy thủy điện. “Thường trực tỉnh ủy đã làm việc nhiều lần và quan điểm là kiên quyết nói không với phát triển mới các dự án thủy điện”, ông Nguyễn Văn Thông nói và cho hay, Thường trực tỉnh ủy cũng yêu cầu gắt gao nhà máy thủy điện, chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan phải có trách nhiệm với thiệt hại của bà con sau các đợt lũ.

Ông Nguyễn Văn Thông - Phó Bí thư tỉnh uỷ Nghệ An - phát biểu tại phiên thảo luận

“Qua kiểm tra thì các thủy điện xả lũ đều đúng quy trình. Nhưng tại sao đúng quy trình lại gây thiệt hại lớn đến như vậy. Điều đó cho thấy vấn đề nó nằm ở cái quy trình”, ông Nguyễn Văn Thông nói.

Cho rằng “quy trình vận hành thủy điện có vấn đề”, Thường trực tỉnh ủy đã đề nghị UBND tỉnh, các ngành chức năng điều chỉnh kế hoạch tích nước xả lũ của các nhà máy trên địa bàn gửi ra bộ, ngành Trung ương phê duyệt. Tuy nhiên đến nay, việc điều chỉnh vẫn chưa được phê duyệt. “Nếu không có động thái gì, nguy cơ vài tháng tới đây, khi mùa mưa lũ tới, người dân sẽ lại tiếp tục chịu cảnh màn trời chiếu đất", Phó Bí thư tỉnh ủy nói và đề nghị chính quyền địa phương, các cơ quan liên quan phải có thái độ rõ ràng, kiên quyết hơn với thủy điện. Phải có biện pháp mạnh, dựa trên trách nhiệm pháp lý để yêu cầu thủy điện chịu trách nhiệm về những thiệt hại gây ra.

Tại phiên thảo luận tổ của HĐND tỉnh chiều 10/7, Thiếu tướng Nguyễn Hữu Cầu - Ủy viên Ban thường vụ tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị vừa khởi tố vụ án hình sự để điều tra về hành vi Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp, quy tắc hành chính theo Điều 129, Bộ luật Hình sự đối với Nhà máy thủy điện Nậm Nơn. Động thái này diễn ra sau khi nhà máy thủy điện này xả không thông báo khiến anh Vi Văn May (bản Xiêng Hương, xã Xá Lượng, Tương Dương), thiệt mạng hơn 1 tháng trước.
Hoàng Trinh

Tin cùng chuyên mục

Đào Bắc Hà mất mùa: Sản lượng giảm, giá không tăng

Điện Biên và các tỉnh Bắc Lào thúc đẩy hợp tác thương mại

Sáp nhập tỉnh Thái Nguyên - Bắc Kạn: Hợp lực để bứt phá

TP. Hồ Chí Minh hậu kiểm hơn 2.100 hồ sơ tự công bố

Bến Tre tổ chức kỷ niệm 50 ngày giải phóng tỉnh

Phú Thọ: 3 người bị bỏng nghi do nổ pháo tự chế

Hà Nội xử lý tài sản là đất công, trụ sở làm việc thế nào?

Hà Giang thông qua đề án sắp xếp đơn vị hành chính

Đà Nẵng: Triển lãm “Vọng” - Dấu ấn 50 năm một chặng đường

Kỳ vọng khi sáp nhập tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn

TP.Hồ Chí Minh: Ngầm hóa lưới điện, hiện thực hóa đô thị thông minh

Sáp nhập Yên Bái và Lào Cai: Cộng hưởng lợi thế, tạo đà phát triển

Yên Bái - Lào Cai: Hợp lực để bứt phá trong kỷ nguyên số

Chi tiết dự kiến tên 97 xã, phường của Đồng Nai và Bình Phước sau sắp xếp

Hải Phòng: Tạm dừng ô tô sang Cát Bà giờ cao điểm

Thanh Hóa hoàn thành lấy ý kiến nhân dân về sáp nhập xã

Đà Nẵng giảm còn 15 phường xã, 1 đặc khu sau sắp xếp

Nam Định còn bao nhiêu xã phường và tên gọi ra sao sau sắp xếp?

Hà Nội đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế ngành năm 2025

Hà Nội: Xử lý nghiêm vi phạm đất đai trong giai đoạn sáp nhập