Thứ năm 28/11/2024 12:55

Đà Nẵng theo đuổi mục tiêu thành phố môi trường sạch

Trong giai đoạn 2021 – 2030, TP. Đà Nẵng tiếp tục theo đuổi mục tiêu trở thành thành phố môi trường với đề án “Xây dựng Đà Nẵng – thành phố môi trường”. Các chuyên gia cho rằng, đề án phải lấy người dân làm trung tâm để xây dựng các tiêu chí; thành phố môi trường không chỉ gồm bảo vệ môi trường mà phải gắn với phát triển kinh tế - xã hội.
TP. Đà Nẵng vừa tổ chức hội thảo trực tuyến để lắng nghe ý kiến góp ý của các chuyên gia trong nước và quốc tế nhằm hoàn thiện đề án "Xây dựng Đà Nẵng - thành phố môi trường" giai đoạn 2021 - 2030 sát thực tiễn

Mục tiêu đúng và cần thiết để phát triển bền vững

Năm 2008, TP. Đà Nẵng là địa phương đầu tiên trong cả nước tiên phong xây dựng tiêu chí để bảo vệ môi trường thông qua đề án “Đà Nẵng – thành phố môi trường” với 10 tiêu chí cụ thể. Qua hơn 10 năm thực hiện, đến nay, TP. Đà Nẵng đã có 7/10 tiêu chí đạt mục tiêu đề ra như 99% dân số thành phố được sử dụng nước sạch, 83,5% nước thải sinh hoạt đô thị được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn, 100% tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường không khí được xử lý đạt quy chuẩn…. Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường Võ Tuấn Nhân, đề án là chính sách đột phá về xây dựng và phát triển đô thị trong giai đoạn mới. “Đà Nẵng là địa phương đầu tiên trong cả nước xây dựng một hình mẫu về thành phố môi trường và có những nỗ lực đáng kể trong việc bảo vệ môi trường. Những nỗ lực, cố gắng của chính quyền và nhân dân TP. Đà Nẵng đã và đang được cả nước, các quốc gia trong khu vực, các tổ chức quốc tế công nhận và được vinh danh với nhiều giải thưởng về môi trường”, ông Võ Tuấn Nhân nói.

Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế và tồn tại được chỉ ra như tình trạng rác thải bừa bãi, thiếu trang thiết bị/hạ tầng, công nghệ xử lý rác thải còn lạc hậu; hệ thống thu gom nước thải ở một số khu vực trên địa bàn thành phố đã quá tải, sau mỗi đợt mưa nước thải lại tràn ra biển; chưa đảm bảo khoảng cách an toàn của các nhà máy sản xuất với các khu vực dân cư liền kề theo quy định, vẫn còn tồn tại doanh nghiệp trong khu công nghiệp chưa tuân thủ đúng về môi trường; nhiều cơ sở y tế không thực hiện quan trắc môi trường định kỳ 3 tháng/lần; nguồn nước xâm nhập mặn thường xuyên khiến có thời điểm người dân thiếu nước sạch…

Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng – ông Trần Văn Miên cho rằng, kết quả thực hiện đề án vẫn chưa được như kỳ vọng mà chính quyền và người dân mong đợi. Để phát huy kết quả đề án giai đoạn 2008 – 2020, giải quyết những hạn chế còn tồn tại, TP. Đà Nẵng xây dựng đề án “Xây dựng Đà Nẵng – thành phố môi trường” giai đoạn 2021 – 2030 phù hợp với mục tiêu phát triển thành phố theo hướng đô thị sinh thái nhằm đề ra lộ trình, quan điểm, mục tiêu, chính sách và các dự án, nhiệm vụ ưu tiên xây dựng thành phố trong thời gian đến.

“Việc TP. Đà Nẵng tiếp tục xây dựng và thực hiện đề án “Xây dựng Đà Nẵng – Thành phố môi trường giai đoạn 2021 – 2030” là rất có ý nghĩa và cần thiết trong giai đoạn phát triển 10 năm tới”, ông Võ Tuấn Nhân nhận định.

Theo ông Naoki Mori – Đại diện Viện nghiên cứu chiến lược toàn cầu Nhật Bản, Đà Nẵng theo đuổi một nền kinh tế có phát thải carbon thấp là xu hướng đúng đắn để phát triển bền vững trong tương lai.

Đề án "Xây dựng Đà Nẵng - thành phố môi trường" giai đoạn 2021 - 2030 phải phát huy được vai trò giám sát, đánh giá của người dân (Ảnh: Người dân TP. Đà Nẵng chung tay dọn rác tại bờ biển T20 ngay trước thềm Tuần lễ cấp cao APEC 2017)

Phải lấy người dân làm trung tâm khi xây dựng và triển khai đề án

Trong dự thảo, Sở Công Thương Đà Nẵng sẽ phối hợp với Sở Tài nguyên & Môi trường thành phố thực hiện các đề án, dự án liên quan đến giảm phát thải khí nhà kính trong công nghiệp, thương mại, sản xuất sạch hơn trong công nghiệp và phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thay đổi thiết bị lạc hậu tốn nhiều năng lượng và thải nhiều khí thải để đầu tư các dây chuyền, máy móc hiện đại hơn.

Ở góc nhìn của một chuyên gia quốc tế về môi trường và phát triển bền vững, ông Naoki Mori cho rằng, xây dựng thành phố môi trường không chỉ giải quyết vấn đề môi trường mà còn phải giải quyết vấn đề tăng trưởng kinh tế - xã hội, hướng đến phát triển bền vững; trong kế hoạch hành động xây dựng thành phố môi trường, người dân phải được đặt ở vị trí trung tâm, lấy mối quan hệ giữa người dân – đối tác – chính quyền là "chìa khóa" để giải quyết mọi vấn đề.

Nhìn từ thực trạng của TP. Đà Nẵng, kinh nghiệm của TP. Yokohama (Nhật Bản), và nét tương đồng giữa 2 thành phố, ông Naoki Mori đưa ra 4 đề xuất để TP. Đà Nẵng thực hiện tốt đề án “Xây dựng Đà Nẵng – thành phố môi trường” giai đoạn 2021 – 2030 gồm hướng đến nền kinh tế với phát thải carbon thấp và tuần hoàn đi với bảo vệ môi trường; lồng ghép “sự tham gia của cộng đồng” vào kế hoạch quản lý môi trường; Tìm kiếm nhiều lợi ích từ các hành động khí hậu cho các mục tiêu khác bao gồm quản lý môi trường; cuối cùng là công khai thông tin về kết quả quan trắc môi trường thông qua công nghệ thông tin. “Việc công khai thông tin sẽ giúp cộng đồng hiểu chất lượng môi trường nơi họ sinh sống, nâng cao mức độ sẵn sàng tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, được sử dụng cho các hoạt động sức khỏe cộng đồng hàng ngày và gây áp lực cho những người gây ô nhiễm”, ông Naoki Mori nói.

Đồng quan điểm, Tiến sĩ Nguyễn Đình Huấn, Trưởng khoa môi trường – Đại học Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) cho rằng nên có một phần mềm tự động hóa trên điện thoại để cảnh báo và phát hiện ô nhiễm. “Khi người dân phát hiện ô nhiễm sẽ báo cáo, phản hồi đến cơ quan chức năng. Phản hồi đó là con đường nhanh nhất để cơ quan chức năng phát hiện điểm/vấn đề ô nhiễm và phát huy được vai trò giám sát của người dân”, TS Nguyễn Đình Huấn góp ý.

“Việc xây dựng một đề án bất kỳ, bao gồm cả môi trường, phải dựa vào đánh giá, phản hồi của người dân. Không có phản hồi nào tốt – chính xác – phản ánh đúng thực tế bằng phản hồi của người dân và khách du lịch. Chứ không phải xây dựng những đề án dựa trên những bộ tiêu chí do sở ngành đề ra và đánh giá”, Tiến sĩ Lê Phong Nguyên, Đại học Bách Khoa (ĐH Đà Nẵng) nhận định.

Chia sẻ quan điểm về những góp ý trên, ông Tô Hùng – Giám đốc Sở Tài nguyên & Môi trường TP. Đà Nẵng cho biết đó là những ý kiến xác đáng. “Mục tiêu cuối cùng của dự án cũng vì lợi ích của người dân. TP. Đà Nẵng đang xây dựng và hoàn thiện đề án, trong đó, quan trọng nhất là đánh giá của người dân, làm sao để người dân giám sát được, đánh giá được”, ông Hùng nói.

TP. Đà Nẵng đặt mục tiêu đến năm 2030, 90% rác thải rắn sinh hoạt được tái chế

Theo dự thảo đề án “Xây dựng Đà Nẵng – thành phố môi trường” giai đoạn 2021 – 2030, để hướng tới thực hiện thành công mục tiêu Đà Nẵng – thành phố môi trường, TP. Đà Nẵng đưa ra 4 nhóm tiêu chí gồm phòng ngừa ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên và tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức với tổng 27 thông số cụ thể. Mục tiêu đến năm 2030, 50% cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn; có 3 khu công nghiệp đạt tiêu chuẩn quốc gia về khu công nghiệp sinh thái; không có bất kỳ công trình nào vi phạm về giấy phép xây dựng; 100% nước thải được xử lý theo quy định của pháp luật và 50% trong số đó được tái sử dụng; 90 – 95% chất thải rắn sinh hoạt/chất thải rắn công nghiệp thông thường được tái chế; 100% rác thải nguy hại được thu gom xử lý; 100% điểm nóng ô nhiễm được cải tạo….

Đà Nẵng hướng đến kiểm soát, hạn chế phát thải carbon do phương tiện giao thông cá nhân gây ra:

Ông Nguyễn Xuân Minh – Đại diện Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam: Các dòng xe máy hiện nay khi được sản xuất và đưa ra thị trường đều đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng theo quy định (tương ứng tiêu chuẩn Euro 3 – 2017). Tuy nhiên, trong quá trình người dân sử dụng, lượng phát thải carbon sinh ra lại chưa được kiểm soát. Hiệp hội xe máy đang làm việc với một số đô thị lớn trong cả nước để phối hợp xây dựng tiêu chuẩn cụ thể về kiểm soát khí thải ra môi trường. Nếu thực hiện tốt vấn đề này sẽ giảm được một lượng rất lớn phát thải carbon ra môi trường.

Tiến sĩ Lê Phong Nguyên: Thành phố môi trường phải là thành phố mà người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng làm phương tiện di chuyển chính, hạn chế phương tiện cá nhân. Thực hiện được điều này sẽ giúp làm giảm ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm không khí.

Giám đốc Sở TNMT Đà Nẵng Tô Hùng: Xây dựng thành phố môi trường cần thực hiện bằng những hành động cụ thể nhất. Trong đó, Đà Nẵng sẽ nghiên cứu để kiểm soát, hạn chế phát thải carbon do phương tiện giao thông cá nhân gây ra.

Vũ Lê

Tin cùng chuyên mục

Dự báo thời tiết biển ngày 27/11/2024: Hôm nay biển động

Dự báo thời tiết hôm nay: Cập nhật tin gió mùa Đông Bắc

Dự báo thời tiết hôm nay 27/11/2024: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ trời rét

Dự báo thời tiết biển hôm nay 26/11/2024: Nam Biển Đông có mưa rào và dông

Dự báo thời tiết hôm nay 26/11/2024: Bắc Bộ trời chuyển rét, Trung Bộ mưa lớn

Quảng Nam: Sạt lở đất làm nhiều tuyến đường giao thông bị chia cắt

Dự báo thời tiết biển hôm nay 25/11/2024: Có mưa dông và gió mạnh trên biển

Dự báo thời tiết hôm nay 25/11/2024: Mưa lớn cục bộ, lốc, sét gió giật mạnh từ Quảng Trị đến Phú Yên

Dự báo thời tiết biển hôm nay 24/11/2024: Có mưa rào và dông rải rác trên biển

Dự báo thời tiết hôm nay 24/11/2024: Các tỉnh miền Bắc trời trở lạnh

Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu tuyên truyền phòng, chống rác thải nhựa tại Thanh Hóa

Dự báo thời tiết biển hôm nay 23/11/2024: Có gió mạnh, sóng lớn và mưa dông trên biển

Dự báo thời tiết hôm nay 23/11/2024: Bắc Bộ nhiệt độ hạ thấp, Nam Bộ ngày nắng

Dự báo thời tiết biển hôm nay 21/11/2024: Biển Đông có gió Đông Bắc hoạt động mạnh

Dự báo thời tiết hôm nay 22/11/2024: Miền Trung có mưa lớn

Vì sao đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng?

Dự báo thời tiết biển hôm nay 21/11/2024: Có mưa rào và dông trên biển

Dự báo thời tiết hôm nay 21/11/2024: Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi cục bộ có mưa to

Dự báo thời tiết biển hôm nay 20/11/2024: Áp thấp nhiệt đới ở Bắc Biển Đông

Cập nhật tin thời tiết hôm nay: Bão số 9 suy yếu thành vùng áp thấp trên biển Đông