Đà Nẵng phát triển nguồn nhân lực phục vụ ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn
Sáng 10/10, tại TP. Đà Nẵng, UBND thành phố tổ chức “Hội thảo Phát triển nguồn nhân lực phục vụ ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn thành phố Đà Nẵng”.
Hội thảo nhằm đón đầu, tạo sự chủ động của TP. Đà Nẵng trong việc phát triển ngành /chu-de/cong-nghiep-ban-dan.topic.
Thành phố Đà Nẵng tìm giải pháp để phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho ngành công nghiệp bán dẫn, vi mạch |
Tại Hội thảo, ông Lê Trung Chinh – Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng cho biết, thời gian qua, thành phố đã chủ động tiếp cận CMCN 4.0. Theo đánh giá của Bộ Thông tin và Truyền thông, kinh tế số đóng góp 19,76% GRDP thành phố.
Hiện thành phố có 2.450 doanh nghiệp công nghệ số với 46.000 nhân lực công nghệ số. 250 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực gia công, lắp ráp các thiết bị linh kiện điện tử. Một số doanh nghiệp hoạt động trong thiết kết vi mạch như Synopsys, Uniquify, Savarti, Renesas, Synapse, Fptsemi, Sannei Hytechs… với khoảng 550 kỹ sư được đào tạo từ các Trường Đại học Bách Khoa (chiếm 80%), số còn lại từ Duy Tân, Việt Hàn,… Hạ tầng các khu công nghiệp, công nghệ cao, công nghệ thông tin như trên đảm bảo sẵn sàng phục vụ các tập đoàn, doanh nghiệp điện tử, vi mạch, bán dẫn. Các trường đại học trên địa bàn thành phố cũng đã sớm đón đầu lĩnh vực vi mạch, bán dẫn thông qua hình thành các khoa đào tạo chuyên ngành vi mạch, điện tử. Qua thống kê, chỉ tiêu tuyển sinh các chuyên ngành liên quan điện tử, vi mạch của các trường đại học toàn thành phố khoảng 900 sinh viên; số lượng sinh viên tốt nghiệp hàng năm khoảng 750 sinh viên.
Kế hoạch phát triển công nghiệp công nghệ thông tin Đà Nẵng đến năm 2030 đã xác định: "Ưu tiên phát triển công nghiệp thiết kế, sản xuất vi mạch"; đồng thời xác định mục tiêu đến năm 2030 kinh tế số chiếm tối thiểu 30% GRDP thành phố; đạt tối thiểu 8.950 doanh nghiệp công nghệ số và 115.000 nhân lực công nghệ số với tối thiểu 7 khu công nghệ thông tin, công viên phần mềm.
Theo Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng, từ các chủ trương của Đảng, Chính phủ và kết quả quan hệ và hợp tác quốc tế giữa Việt Nam – Hoa Kỳ đã mở ra cho Việt Nam nói chung và TP. Đà Nẵng nói riêng trong tham gia chuỗi cung vi mạch bán dẫn toàn cầu.
TP. Đà Nẵng cũng xem đây là động lực để tiếp tục phát triển, phát huy mạnh mẽ các nguồn lực, nhất là con người, trên tinh thần kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài
Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng cho rằng, để phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn, Đà Nẵng cần có giải pháp cho các vấn đề về tham gia chuỗi cung ứng bán dẫn, vi mạch với cách làm như thế nào, cần những chính sách gì, thời gian, lộ trình… và mong muốn sẽ lắng nghe các ý kiến tư vấn của các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực công nghệ số, vi mạch, bán dẫn; lãnh đạo các hiệp hội, doanh nghiệp; các trường đại học, các cơ sở đào tạo để giải quyết các vấn đề này.
Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội để phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn |
Tại hội thảo, các chuyên gia, doanh nghiệp, các trường đại học đã tập trung trao đổi về các vấn đề về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn đáp ứng nhu cầu phát triển ngành công nghiệp này tại Đà Nẵng; những chính sách thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao trong và ngoài nước đến với Đà Nẵng, đặc biệt là nguồn lực người Việt Kiều nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của thành phố; giải pháp để xây dựng hệ sinh thái ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn, bắt đầu như thế nào để thu hút được tập đoàn quy mô quốc tế trong lĩnh vực điện tử, vi mạch, bán dẫn (như Sam Sung, Intel, Marvell...); xây dựng cơ chế để xây dựng, vận hành Hạ tầng số bằng tài chính công để hỗ trợ, phục vụ cho việc xây dựng các Trung tâm thiết kế vi mạch (Design House)...
Thời gian tới, tiềm năng phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam rất lớn với nhiều cơ hội thu hút đầu tư, tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ các tập đoàn quốc tế của Mỹ và đối tác khác. |