Thứ ba 26/11/2024 23:32

Đà Nẵng lựa chọn dự án khả thi để tránh chậm giải ngân vốn đầu tư công

Khi xem xét, thông qua Kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023, cần lựa chọn dự án thật sự cần thiết, cấp bách, có tính khả thi cao tránh việc đầu tư dàn trải.

Sáng 13/12, phát biểu chỉ đạo tại Kỳ họp thứ 10, Hội đồng nhân dân (HĐND) TP. Đà Nẵng khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng - ông Nguyễn Văn Quảng đã đề nghị HĐND thành phố lưu ý vấn đề giải ngân vốn đầu tư công.

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng - ông Nguyễn Văn Quảng

Theo Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, năm 2022, thành phố đã đạt hầu hết các mục tiêu, chỉ tiêu đặt ra. Tổng sản phẩm xã hội (GRDP) tăng 14,05% (vượt xa so với mục tiêu đề ra là 6-7%), xếp thứ 3 cả nước về tốc độ tăng; quy mô nền kinh tế đạt tăng trưởng cao hơn so với năm 2019 (thời điểm trước khi dịch Covid-19 bùng phát); thu ngân sách đạt hơn 120% so với dự toán…

Kỳ họp thứ 10 của HĐND lần này sẽ thảo luận và biểu quyết thông qua nhiều chủ trương, chính sách có tác động lớn và trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội, cũng như đời sống người dân thành phố trong năm 2023 và những năm tiếp theo, vì vậy Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đề nghị các đại biểu HĐND thành phố tập trung thảo luận, đánh giá sát, đúng kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; thẳng thắn chỉ ra những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các Nghị quyết của HĐND thành phố trong năm 2022, từ đó, làm cơ sở để đề ra các nhiệm vụ, giải pháp có trọng tâm, trọng điểm nhằm đạt các mục tiêu trong năm 2023.

Lưu ý đối với các chủ trương, chính sách quan trọng cần làm rõ tính khả thi, các giải pháp thực hiện để triển khai có hiệu quả. Như các chính sách, chủ trương liên quan đến kế hoạch vốn đầu tư công; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quận, phường năm 2023; về bố trí suất tái định cư tối thiểu; các chính sách về phí, lệ phí và nhiều chính sách quan trọng của thành phố.

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đề nghị HĐND thành phố trong kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 phải xem xét, lựa chọn dự án thật sự cần thiết, cấp bách, có tính khả thi, tránh đầu tư dàn trải, khắc phục chậm giải ngân vốn đầu tư công

“Đặc biệt, khi xem xét, thông qua Kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023, đề nghị HĐND thành phố cần xem xét, lựa chọn những công trình, dự án thật sự cần thiết, cấp bách, có tính khả thi cao để đảm bảo nguồn lực khi triển khai thực hiện, tránh việc đầu tư dàn trải, không hiệu quả và khắc phục tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công”, ông Nguyễn Văn Quảng nhấn mạnh.

Theo Cục Thống kê Đà Nẵng, trong 11 tháng đầu năm 2022, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quả lý ước đạt hơn 5.000 tỷ đồng, chỉ đạt 77,8% kế hoạch vốn được giao và bằng 86,9% so với cùng kỳ năm trước. Nhiều dự án có kế hoạch vốn được giao lớn nhưng chưa đảm bảo điều kiện để khởi công do vướng hồ sơ thủ tục triển khai dự án, thay đổi phương án thiết kế, điều chỉnh dự án…. như dự án chung cư xã hội cho người có công ở đường Vũ Mộng Nguyên, dự án cải tạo và bổ sung trang thiết bị Bệnh viện Phụ sản - nhi Đà Nẵng…

Vũ Lê
Bài viết cùng chủ đề: thành phố Đà Nẵng

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển