Thứ hai 25/11/2024 01:14

Đà Nẵng: Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 3/2, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký quyết định đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với lễ hội truyền thống "Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn" (quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng).

Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn (còn gọi là Lễ hội Quán Âm 19/2) là hoạt động văn hóa đặc sắc được tổ chức thường niên vào mỗi dịp 19/2 âm lịch (thường diễn ra trong 3 ngày từ 17 - 19/2 âm lịch) tại chùa Quán Thế Âm (48 Sư Vạn Hạnh, phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng và các địa điểm liên quan khác tại di tích quốc gia đặc biệt - Di tích Danh thắng Ngũ Hành Sơn).

Bảo tàng Phật giáo tại Chùa Quán Thế Âm Đà Nẵng mở cửa đón tiếp Phật tử và du khách thập phương đến chiêm bái Phật pháp mỗi dịp Lễ hội Quán Thế Âm

Đây là lễ hội dân gian truyền thống mang đậm yếu tố tín ngưỡng Phật giáo, gắn liền với di tích quốc gia đặc biệt - Danh lam thắng cảnh Ngũ Hành Sơn và đời sống tâm linh tín ngưỡng của cộng đồng địa phương, đại diện cho bản sắc văn hóa của TP. Đà Nẵng được lưu truyền, gìn giữ đến ngày nay.

Lễ hội cũng là hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu chiêm bái, tín ngưỡng của cộng đồng phật tử cầu cho quốc thái dân an, chúng sinh an lạc, khơi dậy lòng từ bi, bác ái, hướng thiện trong mỗi con người, thể hiện rõ nét sự hòa hợp giữa Phật pháp với dân tộc tình yêu quê hương đất nước; là nơi để người dân và du khách tìm hiểu những giá trị tinh thần mang đậm nét lịch sử - văn hóa Phật giáo Việt Nam, đồng thời thưởng thức sự tinh tế, phong phú của các loại hình nghệ thuật văn hóa dân tộc.

Năm 2000, Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng được Tổng cục Du lịch (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận và xếp vào Danh mục 15 lễ hội lớn cấp quốc gia.

Qua nhiều lần diễn ra, Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn ngày càng được tổ chức quy mô, phong phú cả về nội dung lẫn hình thức. Lễ hội đã thu hút sự tham gia của hàng ngàn người, gồm cộng đồng phật tử theo đạo Phật, cộng đồng nhân dân địa phương, cùng du khách trong và ngoài nước về đây tham dự, lễ bái, nguyện cầu.

Vũ Lê
Bài viết cùng chủ đề: Văn hoá

Tin cùng chuyên mục

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 24/11, rạng sáng 25/11: Ipswich Town và MU, Southampton và Liverpool tại Ngoại hạng Anh

Khai mạc Triển lãm mỹ thuật Sắc quê 2 của họa sĩ Quỳnh Thơm

Thừa Thiên Huế: Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế là Di sản tư liệu thế giới

Link xem trực tiếp bóng đá Leicester City và Chelsea, 19h30 ngày 23/11, vòng 12 Ngoại hạng Anh

Thừa Thiên Huế: Công nhận Tri thức may, mặc áo dài Huế là di sản văn hoá phi vật thể

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 3: Khơi thông nguồn lực phát triển

Nhận định bóng đá Man City và Tottenham, 00h30 ngày 24/11, Ngoại hạng Anh 2024/2025

Di sản văn hoá: Định hình bản sắc, thúc đẩy phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11, rạng sáng 24/11: Tâm điểm Man City và Tottenham, vòng 12 Ngoại hạng Anh

Lai Châu: Khai mạc Lễ hội PuTaLeng “Về miền Đỗ Quyên”

Thị trường đồ trang trí Noel 2024: Đa dạng mẫu mã, không biến động giá

Khai mạc Tuần Văn hóa – Du lịch Lai Châu tại TP. Đà Nẵng năm 2024

Nhiều đổi mới tại giải Vô địch các câu lạc bộ Võ cổ truyền quốc gia lần thứ XIII

Xúc tiến, liên kết phát triển du lịch Đà Nẵng - Lai Châu

Khai mạc 'Ngày hội di sản văn hóa Đà Nẵng' năm 2024

TP. Hồ Chí Minh: Đón hơn 39,3 triệu lượt khách du lịch, thu gần 174.000 tỷ đồng

Quảng Nam: Hội nghị quốc tế về Du lịch nông thôn của UN Tourism sẽ diễn ra từ 9 – 11/12

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới-Bài 2: Cộng đồng 'hạt nhân' bảo tồn di sản

Nhận định bóng đá, dự đoán tỷ số Bayern Munich và Augsburg, 2h30 ngày 23/11, Bundesliga 2024/2025

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 22/11, rạng sáng 23/11: Đại chiến PSG và Toulouse tại Ligue 1