Thứ tư 06/11/2024 01:28

Đà Nẵng: Kiểm soát tốt dịch Covid-19, kinh tế duy trì được tăng trưởng dương

Bằng việc áp dụng các biện pháp phòng chống dịch linh hoạt, hiệu quả trong thời gian qua, TP. Đà Nẵng đã hạn chế được những tác động tiêu cực của dịch Covid-19 đến sản xuất, kinh doanh. Hầu hết các chỉ số kinh tế đều giữ được mức tăng trưởng dương so với năm 2020.

Áp dụng linh hoạt các biện pháp chống dịch Covid-19

Đến ngày 31/5, TP. Đà Nẵng ghi nhận 156 ca mắc Covid-19. Từ ngày có ca nhiễm Covid-19 trở lại (ngày 3/5) đến hết ngày 30/5, TP. Đà Nẵng đã xét nghiệm cho 384.809 trường hợp.

Đà Nẵng đã sáng tạo hình thức xét nghiệm gộp 10 để vừa tiết kiệm chi phí, tối ưu thời gian và nhanh chóng phát hiện ca nhiễm Covid - 19 còn trong cộng đồng

Lấy hàng trăm nghìn mẫu xét nghiệm chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng, TP. Đà Nẵng đã sáng tạo áp dụng hình thức xét nghiệm gộp 10 để vừa tiết kiệm thời gian, vừa tiết kiệm được chi phí, đồng thời có thể nhanh chóng phát hiện những ca Covid-19 còn trong cộng đồng.

Ông Tôn Thất Thạnh – Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng (CDC Đà Nẵng) - cho biết, qua thực tiễn kiểm chứng (tháng 8/2020, Đà Nẵng sáng tạo xét nghiệm gộp 5), phương pháp xét nghiệm gộp mẫu không ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm, vì vậy, trong đợt dịch này Đà Nẵng đã đẩy mạnh thêm một bước nữa đó là ống gộp 10 mẫu. Với phương pháp xét nghiệm gộp mẫu có thể đưa năng lực xét nghiệm của TP. Đà Nẵng lên tới 22.000 mẫu/ngày trong điều kiện hạn chế về trang thiết bị, nhân lực, vật lực.

Cũng từ hiệu quả của phương pháp xét nghiệm gộp mẫu, TP. Đà Nẵng đã lần lượt xét nghiệm diện rộng cho tất cả các nhóm đối tượng có nguy cơ cao như nhân viên các hãng taxi, grap bike, tiểu thương, các khu dân cư. Đang tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 diện rộng cho đại diện các hộ gia đình trên toàn thành phố.

Cùng với xét nghiệm, trong đợt dịch lần này, TP. Đà Nẵng đã linh hoạt áp dụng các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 như nhanh chóng truy vết, cách ly, phong tỏa tạm thời, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng đến đời sống của người dân, nhất là hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Giữa tháng 5/2021, Sơn Trà trở thành tâm dịch Covid-19 của TP. Đà Nẵng khi liên tục ghi nhận nhiều ca mắc Covid-19 liên quan đến KCN Đà Nẵng (KCN An Đồn). Tuy nhiên, TP. Đà Nẵng đã không áp dụng biện pháp giãn cách xã hội tại quận mà triển khai truy vết, cách ly “thần tốc” để nhanh chóng làm chủ được tình hình, kiểm soát được dịch bệnh.

Theo Bí thư Thành ủy Đà Nẵng – ông Nguyễn Văn Quảng, chính lãnh đạo quận Sơn Trà đã chủ động kiến nghị và khẳng định với Ban thường vụ Thành ủy: Quận Sơn Trà đang kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh và không cần thiết phải áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính phủ đối với quận Sơn Trà. “Điều này thể hiện quyết tâm, bản lĩnh của lãnh đạo quận trong chống Covid-19, cũng thể hiện việc thực hiện tốt công tác vừa phòng chống dịch nhưng cũng đảm bảo cuộc sống bình thường trong trạng thái mới cho người dân, nhất là điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn quận”, ông Quảng nói và nhấn mạnh những biện pháp chống dịch linh hoạt, quyết liệt và sáng tạo mà quận Sơn Trà triển khai và đạt được là bài học kinh nghiệm để TP. Đà Nẵng nói chung, các quận, huyện khác nói riêng học tập để sẵn sàng ứng phó với mọi diễn biến của dịch Covid-19.

Lấy mẫu xét nghiệm cho gần 8.000 nhân viên, người lao động trong KCN An Đồn (TP. Đà Nẵng)

Ông Lê Tiến Lợi – đại diện Công ty TNHH Dinh Dưỡng 3A, chi nhánh Đà Nẵng (doanh nghiệp nằm trong KCN An Đồn) cho biết, 150 người lao động của công ty đã được thành phố lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 lần 2. Theo ông Lợi, việc lấy mẫu xét nghiệm, nhất là lấy mẫu lần 2 để sàng lọc giúp doanh nghiệp, người lao động yên tâm sản xuất kinh doanh. “Khi KCN An Đồn bùng dịch (ngày 12/5) và bị phong tỏa tạm thời khiến doanh nghiệp rất lo lắng vì có thể sẽ gián đoạn sản xuất, gián đoạn đơn hàng”, ông Lợi chia sẻ và nói thêm: “Nhưng thành phố đã không làm vậy mà một mặt tích cực lấy mẫu xét nghiệm, một mặt siết chặt công tác kiểm soát dịch, vẫn cho doanh nghiệp hoạt động, giúp chúng tôi yên tâm duy trì sản xuất, kinh doanh, góp phần duy trì kinh tế ổn định”.

Các chỉ số kinh tế duy trì được đà tăng trưởng

Nhờ áp dụng linh hoạt các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, kinh tế TP. Đà Nẵng tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2021 vẫn duy trì được mức tăng trưởng dương so với cùng kỳ 2020.

Theo Cục Thống kê Đà Nẵng, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trên địa bàn thành phố tháng 5/2021 tăng 1,3% so với tháng 4/2021 (khi chưa có dịch) và tăng 6,8% so với cùng kỳ 2020. Trong đó, ngành công nghiệp trọng điểm là công nghiệp chế biến, chế tạo tăng tới 7,6% so với cùng kỳ 2020. Tính chung 5 tháng đầu năm 2021, IIP tăng 3,9% so với cùng kỳ 2020.

Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến chế tạo tháng 5/2021 tăng 9,7% so với cùng kỳ 2020, và có dấu hiệu giảm so với tháng 4/2021. Tính chung 5 tháng, chỉ số tiêu thụ vẫn cao hơn so với cùng kỳ 2020 13,2%.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng 5/2021 ước đạt 5.228 tỷ đồng, giảm so với tháng 4/2021, do người dân hạn chế ra đường, chủ yếu mua nhu yếu phẩm thiết yếu. Tuy nhiên, mức bán lẻ này vẫn cao, tăng hơn 20,7% so với cùng kỳ 2020. Tính chung 5 tháng đầu năm, tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa trên địa bàn TP. Đà Nẵng ược đạt 26.990 tỷ đồng, tăng 16,4% so với cùng kỳ 2020.

Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 5 tháng đầu năm ước đạt hơn 1,182 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ 2002. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 654,1 triệu USD, tăng 13,9% và kim ngạch xuất khẩu ước đạt 582,3 triệu USD, tăng 12,8%. Cán cân thương mại thành phố vẫn duy trì được đà xuất siêu, với mức thặng dự thương mại 125,9 triệu USD.

Hầu hết các chỉ số kinh tế của TP. Đà Nẵng hiện vẫn đang duy trì được tăng trưởng dương so với năm 2020

Trong tháng 5, TP. Đà Nẵng cũng cấp chủ trương đầu tư cho 3 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn 92 tỷ đồng, và 3 dự án FDI tổng vốn đăng ký 1,14 triệu USD. Có 1.729 doanh nghiệp, chi nhánh và văn phòng đại diện đăng ký thành lập mới với tổng vốn điều lệ đạt hơn 10.000 tỷ đồng, tăng 17,2% về số doanh nghiệp và 20,5% về số vốn so với cùng kỳ 2020.

Trước diễn biến dịch Covid-19 trên cả nước và thế giới vẫn phức tạp, lãnh đạo TP. Đà Nẵng đã yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thành lập tổ an toàn Covid-19 tại mỗi công ty, bảo vệ vững chắc thành quả chống dịch, không để dịch Covid-19 xâm nhập vào các doanh nghiệp sản xuất, không để xảy ra đứt gãy, gián đoạn hoạt động sản xuất, xuất khẩu, nhằm đảm bảo “vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế” hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế GRDP 2021 tăng 6% so với năm 2020.

Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ.

Vũ Lê
Bài viết cùng chủ đề: Xuất nhập khẩu

Tin cùng chuyên mục

Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang: Xây dựng vành đai xanh biên giới

Lào Cai họp bàn phối hợp tổ chức Hội chợ Kinh tế Thương mại và Du lịch Biên giới Trung - Việt

Vì sao chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10/2024 của Bắc Ninh giảm mạnh?

Làng nghề Bát Tràng tích cực chuyển đổi số

Mưa lớn khiến nhiều nơi ở tỉnh Hà Tĩnh bị chia cắt

Đà Nẵng: Bộ đội, công an dầm mưa giúp sơ tán vùng 'rốn lũ' Mẹ Suốt

Tuần văn hóa, du lịch tỉnh Hòa Bình sẽ diễn ra từ ngày 15 - 23/11/2024

Vĩnh Long: Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 13%, ngành chế biến, chế tạo dẫn dắt

Sơn La xây dựng thương hiệu, mở rộng đầu ra cho nông sản

Sơn La có tân Phó Bí thư Tỉnh uỷ

Nước tại ‘rốn lũ’ Mẹ Suốt đang lên nhanh, sơ tán khẩn cấp người dân

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Nam Định có về đích năm 2024 với 1 tỷ USD xuất siêu?

Doanh nghiệp nào trúng đấu giá 205 lô 'đất vàng' ở thành phố Thanh Hóa với giá hơn 354 tỷ đồng?

Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Mưa trắng trời, Đà Nẵng ngập sâu, cấm đường khắp nơi

Bình Phước: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% với cùng kỳ