Đà Nẵng: Doanh nghiệp sản xuất loay hoay tìm nguồn nguyên liệu thay thế

Nếu doanh nghiệp dịch vụ, du lịch, lữ hành chịu tác động trực tiếp ngay khi Covid – 19 bùng dịch, thì doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu cũng đang "vừa làm vừa lo". Nhiều doanh nghiệp tại TP. Đà Nẵng đang “phập phồng” lo lắng vì nguyên liệu đầu vào đang cạn dần, trong khi đối tác Trung Quốc chưa có thời gian cung ứng chính thức trở lại.

Cạn kiệt nguồn nguyên liệu

Trung Quốc là “công xưởng thế giới”, mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất toàn cầu. Covid – 19 khiến hoạt động sản xuất tại Trung Quốc đình trệ, kéo theo sự đình trệ cả chuỗi sản xuất.

da nang doanh nghiep san xuat loay hoay tim nguon nguyen lieu thay the
Doanh nghiệp Dệt may dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn nhất do Covid - 19 trong khối doanh nghiệp sản xuất

Dệt may được nhận định là chịu tác động tiêu cực nhiều nhất trong số các ngành sản xuất do nguồn nguyên liệu đầu vào chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc. Ông Nguyễn Hữu Vinh – Trưởng phòng Kinh doanh – Xuất nhập khẩu Công ty Cp Dệt may 29/3 cho biết, đơn vị nhập khẩu 40 – 50% nguyên liệu từ đối tác Trung Quốc. Doanh nghiệp vẫn có nguyên liệu dự phòng, tuy nhiên, nguồn nguyên liệu này chỉ có thể duy trì đơn hàng cho hết cuối tháng 3. Dịch Covid – 19 khiến khả năng nhiều đơn hàng của doanh nghiệp đến hết tháng 6/2020 sẽ bị trễ tiến độ giao hàng.

“Ảnh hưởng nặng nhẹ ra sao phải đợi một vài tuần nữa để theo dõi diễn biến của dịch cũng như động thái của các nhà cung ứng tại Trung Quốc, khi đó mới ước lượng rõ nét được tác động của Covid – 19. Hiện doanh nghiệp đã chủ động thông báo cho các khách hàng và cũng nhận được sự chia sẻ từ phía khách hàng đối tác”, ông Vinh cho hay.

Cũng khó khăn về nguồn nguyên liệu nhưng Tổng Công ty CP Y tế Danameco lại “éo le” hơn khi là đơn vị cung cấp khẩu trang y tế bình ổn giá để phòng chống Covid – 19 nhưng lại đang đối mặt với nguy cơ không có nguyên liệu để sản xuất.

Danameco hiện sản xuất khoảng 120.000 khẩu trang y tế tiêu chuẩn (3 lớp)/ngày để cung cấp khẩu trang bình ổn giá cho Bộ Y tế, một số bộ ngành khác. Riêng TP. Đà Nẵng đã đặt hàng 1 triệu khẩu trang y tế bình ổn giá phục vụ nhu cầu phòng chống dịch của người dân thành phố (giá bình ổn 2.200 đồng/cái). Ông Võ Minh Đức – Giám đốc kinh doanh Công ty cho biết, màng lọc khuẩn là thành phần quan trọng nhất của khẩu trang y tế nhưng hiện tại đơn vị đang phải “nháo nhào” tìm kiếm đơn vị cung ứng màng lọc khuẩn vì nguồn trong kho đã gần cạn kiệt.

Theo ông Đức, do ảnh hưởng của dịch Covid – 19, đối tác cung ứng nguyên liệu cho đơn vị chưa thông báo ngày có thể xuất hàng cho Danameco, trong bối cảnh Trung Quốc đang cấm xuất khẩu khẩu trang y tế cũng như nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất khẩu trang y tế. Vì vậy, hiện Danameco đang phải khẩn trương tìm nguồn nguyên liệu thay thế, nhưng rất khó khăn.

“Nguyên liệu màng lọc khuẩn trong kho hiện chỉ còn có thể đủ phục vụ sản xuất đến ngày 25/2. Chúng tôi nỗ lực tìm kiếm nguồn nguyên liệu thay thế thì thêm được 500 kg nguyên liệu nữa, cố gắng duy trì đến hết tháng 2 để xem tình hình bên phía Trung Quốc có khả quan hơn không”, ông Đức nói

da nang doanh nghiep san xuat loay hoay tim nguon nguyen lieu thay the
Danameco đang đứng trước nguy cơ gián đoạn sản xuất khẩu trang y tế bình ổn giá do thiếu nguyên liệu màng lọc khuẩn

Khó tìm nguồn nguyên liệu thay thế, nguy cơ mất đối tác

Dịch Covid – 19 bùng phát ngay từ thời điểm nửa cuối tháng 1/2020, nhưng do trúng Tết Nguyên đán và dịch diễn biến phức tạp ngoài dự báo của WHO nên dù các doanh nghiệp ngay khi có thông tin dịch đã chủ động có phương án dự phòng, tìm kiếm nguồn nguyên liệu thay thế nhưng không hề dễ dàng.

Khó khăn lớn nhất của nguyên liệu thay thế đó là tiêu chuẩn chất lượng. Trung Quốc là công xưởng của thế giới. Các doanh nghiệp cung ứng nguyên liệu của Trung Quốc hoạt động chuyên nghiệp hóa, chuyên môn hóa và là một mắt xích của chuỗi cung ứng toàn cầu. Các đơn vị này đảm bảo sản xuất nguyên liệu đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu với giá thành thấp nhất. Điều này là rất khó tìm thấy ở các nước khác, trong đó có Việt Nam.

Ông Nguyễn Hữu Vinh cho biết, đơn vị đang yêu cầu các nhà mua thành phẩm quay trở lại mua nguyên liệu của thị trường tại Việt Nam và ASEAN. “Tuy nhiên, sẽ có khá nhiều rào cản cho hoạt động này như giá thành nguyên liệu sẽ cao hơn trong khi chưa chắc đảm bảo được yêu cầu cung ứng số lượng cũng như đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng như các nhà cung ứng truyền thống từ Trung Quốc. Khách hàng mua thành phẩm đã quen và tin tưởng những nhà cung ứng tại Trung Quốc mà không chú trọng nguồn nguyên liệu tại Việt Nam”, ông Vinh nói.

Dù lạc quan là có thể tìm kiếm nguồn nguyên liệu thay thế ở trong nước nhưng ông Mạc Văn Khoa – Giám đốc Công ty TNHH MTV Adoor Việt Nam cũng cho rằng chất lượng, tiêu chuẩn của nguyên liệu là điều ông lo lắng nhất. “Giá thành cao thì mình mua cao và bán ra thì sẽ có cao hơn một chút, nhưng mình tin khách hàng có thể thông cảm. Nhưng lo lắng lớn nhất của mình là tiêu chuẩn, chất lượng của nhà cung ứng trong nước”, ông Khoa chia sẻ.

Còn ông Võ Minh Đức cho rằng, hiện tại Việt Nam và ASEAN có rất ít doanh nghiệp cung ứng nguyên liệu đầu vào của khẩu trang y tế. “Vấn đề là có tìm ra nhà cung ứng để mà mua hay không, có đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng hay không”, ông Đức bày tỏ và cho biết doanh nghiệp cũng đã cập nhật được thông tin Bộ Tài chính có chính sách miễn thuế nhập khẩu các nguyên phụ liệu sản xuất khẩu trang y tế phục vụ phòng chống dịch Covid – 19, và đang nỗ lực tìm kiếm đơn vị cung ứng nguyên liệu. “Hiện đơn vị cũng đang thương thảo đàm phán với một số nhà cung ứng nguyên liệu màng lọc khuẩn, tuy nhiên chưa đi được đến kết quả cuối cùng. Chúng tôi hi vọng các buổi đàm phán sẽ có kết quả tích cực và đơn vị sẽ tranh thủ tận dụng ưu đãi miễn thuế này”, ông Đức chia sẻ.

Không chỉ khó khăn về nguyên liệu, ông Đức cho biết đơn vị cũng “đau đầu” với các đơn hàng xuất khẩu. “Các đối tác làm ăn với mình từ nhiều năm, giờ có dịch, Bộ Y tế đề nghị khẩu trang sản xuất chỉ phục vụ thị trường trong nước và doanh nghiệp cũng đồng tình cùng cả nước phòng chống dịch, nhưng cũng đồng nghĩa với việc “bội tín” với đối tác”, ông Đức trăn trở và cho biết hiện khó khăn này của đơn vị đã phần nào được giải quyết.

da nang doanh nghiep san xuat loay hoay tim nguon nguyen lieu thay the
Về lâu dài, Covid - 19 chắc chắn sẽ làm gián đoạn nhiều chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu, nhiều doanh nghiệp mất đối tác

Cơ hội để phát huy lợi thế thị trường trong nước

Dù khá nhiều khó khăn, tuy nhiên, các nhà sản xuất cũng cho rằng “trong nguy có cơ”, và dịch Covid – 19 cũng là cơ hội để các nhà cung ứng nguyên liệu trong nước phát huy lợi thế của mình. “Covid – 19 là cơ hội để các nhà mua thành phẩm thay đổi nhà cung ứng, là cơ hội để thay đổi nhà cung ứng không quá lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Dù điều này phải được các khách hàng đồng ý, nhưng đó cũng là phép thử để các nhà cung ứng tại Việt Nam chuyên nghiệp hơn, chất lượng hơn”, ông Nguyễn Hữu Vinh nói.

Đồng tình với quan điểm này, ông Võ Minh Đức cũng cho rằng đây là cơ hội để ngành sản xuất nguyên liệu nói chung, nguyên liệu khẩu trang y tế nói riêng tại Việt Nam “chuyển mình”. “Dịch bệnh không phải chỉ xảy ra một lần. Về lâu dài, các cơ quan chức năng cần phải có quy hoạch tổng thể vùng sản xuất nguyên liệu khẩu trang trong nước, vừa phục vụ nhu cầu của các doanh nghiệp sản xuất khẩu trang, nhưng vừa chủ động hơn khi xảy ra các sự cố như Covid – 19”, ông Đức đề xuất.

Vũ Lê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã cải thiện do đơn hàng tăng

Sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã cải thiện do đơn hàng tăng

So với con số 49,9 điểm hồi tháng 3, kết quả PMI tháng 4/2024 cho thấy sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã được cải thiện.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực thi hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước

Hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực thi hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước

Thời gian qua Bộ Công Thương đã chủ động nhiều giải pháp, từng bước kiểm soát các nguồn thải trong các ngành công nghiệp có nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Sản xuất công nghiệp 4 tháng năm 2024: Những địa phương nào giữ được phong độ?

Sản xuất công nghiệp 4 tháng năm 2024: Những địa phương nào giữ được phong độ?

54/63 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong 4 tháng đầu năm là kết quả đáng mừng, chứng tỏ sự hồi phục khá đồng đều của ngành công nghiệp.
Thanh Hoá: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 ước tăng 10,26%

Thanh Hoá: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 ước tăng 10,26%

Trong tháng 4/2024, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá có sự phục hồi tích cực với chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 10,26% so với cùng kỳ.
Vĩnh Phúc: IIP phục hồi tích cực, sản xuất linh kiện điện tử tăng 26,86%

Vĩnh Phúc: IIP phục hồi tích cực, sản xuất linh kiện điện tử tăng 26,86%

Tháng 4/2024, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ghi nhận phục hồi tích cực, trong đó ngành sản xuất linh kiện điện tử tăng tới 26,86%.

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp công nghiệp "linh hoạt" ngày nghỉ lễ để đảm bảo tiến độ đơn hàng

Doanh nghiệp công nghiệp "linh hoạt" ngày nghỉ lễ để đảm bảo tiến độ đơn hàng

Dịp lễ được nghỉ liên tục 5 ngày nhưng để đảm bảo tiến độ đơn hàng, đa số các doanh nghiệp phải sắp xếp lại lịch hoạt động sản xuất.
Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp đà tăng trưởng

Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp đà tăng trưởng

Từ đầu năm tới nay, Nam Định luôn nằm trong top tỉnh, thành phố có chỉ số sản xuất công nghiệp đứng đầu cả nước.
Vì sao khai thác đồng sẽ là trọng tâm của nền kinh tế thế giới trong tương lai?

Vì sao khai thác đồng sẽ là trọng tâm của nền kinh tế thế giới trong tương lai?

Đồng được dự báo sẽ quyết định trật tự kinh tế toàn cầu thế kỷ 21 trong bối cảnh nhiều nước đang chạy đua để hoàn thiện quá trình chuyển đổi năng lượng.
2 khuyến nghị của Bình Thuận để phát triển cụm công nghiệp

2 khuyến nghị của Bình Thuận để phát triển cụm công nghiệp

Bình Thuận đã đưa ra một số khó khăn và khuyến nghị để phát triển cụm công nghiệp tại địa phương.
4 tháng: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ

4 tháng: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ

Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.
Tự chủ về sản xuất thép trong nước là yêu cầu tất yếu

Tự chủ về sản xuất thép trong nước là yêu cầu tất yếu

Việt Nam cần có các định hướng chính sách để phát triển mạnh ngành luyện kim, vật liệu, đặc biệt là các loại thép chế biến chế tạo, bảo vệ sản xuất trong nước.
Yên Bái: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây

Yên Bái: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây

Dù tăng 2,95% nhưng đây vẫn là mức tăng chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 thấp nhất so với cùng kỳ 3 năm gần đây của Yên Bái.
Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò bệ đỡ từ chính sách, tạo "cú huých" đủ mạnh

Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò bệ đỡ từ chính sách, tạo "cú huých" đủ mạnh

Theo các chuyên gia, công nghiệp hỗ trợ vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển, tuy nhiên cần có những chính sách hỗ trợ đủ mạnh, tạo bệ đỡ cho doanh nghiệp.
Sắp diễn ra triển lãm quốc tế về công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gia công kim loại

Sắp diễn ra triển lãm quốc tế về công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gia công kim loại

Từ 16–18/5/2024, sẽ diễn ra Triển lãm quốc tế công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gang thép, gia công kim loại (METAL & WELD-ISME VIETNAM 2024) tại Hà Nội.
Cuộc làm việc quan trọng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày Việt Nam

Cuộc làm việc quan trọng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày Việt Nam

Chủ tịch Hiệp hội da giày Việt Nam Nguyễn Đức Thuấn đánh giá Bộ Công Thương đã có cuộc làm việc quan trọng, giúp nâng năng lực cạnh tranh ngành da giày Việt Nam
Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Để chen chân vào chuỗi cung ứng toàn cầu, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đã phải liên tục thay đổi, nhằm đáp ứng tiêu chuẩn mà các nhà mua hàng đưa ra.
Bình Định xem xét thu hồi dự án cụm công nghiệp không đảm bảo tiến độ

Bình Định xem xét thu hồi dự án cụm công nghiệp không đảm bảo tiến độ

Bình Định kiên quyết thu hồi các dự án không đảm bảo tiến độ, chỉ tiêu nhằm hoàn thành kế hoạch cũng như thúc đẩy phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Hiệp hội Da giầy - Túi xách Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Hiệp hội Da giầy - Túi xách Việt Nam

Sáng 25/4, tại Bình Dương, Đoàn công tác Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Hiệp hội Da giầy Túi xách Việt Nam
Bài 1: Tầm quan trọng của tự chủ công nghiệp

Bài 1: Tầm quan trọng của tự chủ công nghiệp

Công nghiệp hỗ trợ được xem là động lực trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng, giúp tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp, từ đó giúp tự chủ công nghiệp.
Việt Nam chỉ có 18 tháng chớp "thời cơ vàng" với công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Việt Nam chỉ có 18 tháng chớp "thời cơ vàng" với công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Việt Nam là quốc gia duy nhất có thể tham gia đầy đủ các công đoạn của chuỗi bán dẫn và chỉ có 18 tháng để chớp ''thời cơ vàng'' với công nghiệp bán dẫn.
Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực

Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực

Ông Nguyễn Thế Hiệp- Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội khẳng định, Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực.
Bắc Giang: Đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp để thu hút đầu tư

Bắc Giang: Đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp để thu hút đầu tư

Với chủ trương hoàn thiện hạ tầng các khu công nghiệp cùng cơ chế hỗ trợ về chính sách đã giúp tỉnh Bắc Giang tạo được nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư
Bộ Công Thương tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày

Bộ Công Thương tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày

Nhằm tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày, ngày 25/4/2024, đoàn công tác của Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn sẽ làm việc với Lefaso.
Ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản

Ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản.
Bộ Quốc phòng: Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, tự lực, tự cường

Bộ Quốc phòng: Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, tự lực, tự cường

Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang có buổi tiếp xúc cử tri tại tỉnh Thái Nguyên lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động