Đà Nẵng: Doanh nghiệp dệt may gặp khó trong tuyển dụng lao động

Mặc dù dệt may là ngành được dự báo là sẽ chịu tác động mạnh của cách mạng công nghiệp 4.0 với sự can thiệp mạnh mẽ của máy móc tự động, sẽ làm giảm đáng kể lượng lao động thâm dụng của ngành, tuy nhiên, trên thực tế, hiện tại, các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn TP. Đà Nẵng vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong tuyển dụng lao động phổ thông.

Ông Hồ Sỹ Tân, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Kad Industrial SA Việt Nam (VINA KAD) (Khu Công nghiệp Hòa Khánh, Liên Chiểu, Đà Nẵng) cho biết, hiện các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn TP. Đà Nẵng đang rất “chật vật” để tuyển dụng lao động, thực trạng thiếu hụt nguồn nhân lực trong ngành dệt may đang rất phổ biến. Năm 2019 Công ty VINA KAD có kế hoạch tuyển dụng thêm 300 lao động nhưng nguồn cung ứng rất khó khăn.

da nang doanh nghiep det may gap kho trong tuyen dung lao dong
Đặc thù là ngành thâm dụng lao động, doanh nghiệp dệt may Đà Nẵng đang chật vật trong tuyển dụng lao động

Theo ông Tân, các lao động phổ thông hiện nay luôn để chọn lựa làm công nhân dệt may, thủy sản ở phía dưới cùng, bởi đa phần các doanh nghiệp dệt may nằm trong khu công nghiệp xa thành phố, ngành dệt may mức thu nhập không cao so với một số ngành công nghiệp dịch vụ - trong bối cảnh Đà Nẵng đã chú trọng phát triển thương mại, dịch vụ và kể cả khi đã vào làm luôn sẵn sàng có tâm lý nhảy việc.

Còn theo bà Trần Tường Anh – Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Dệt may Hòa Thọ (Ông Ích Đường, Cẩm Lệ, Đà Nẵng) với đặc thù là một doanh nghiệp thâm dụng lao động, cùng với sự mở rộng quy mô sản xuất hiện 16 công ty thành viên của Hòa Thọ ở nhiều tỉnh thành từ Quảng Trị - Quảng Ngãi đang sử dụng đến gần 12.000 lao động. Trong đó, có đến 10.683 lao động là lao động trình độ phổ thông chiếm đến 89,62%. Tuy nhiên, việc tuyển dụng và trình độ năng lực của lao động trẻ hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Đơn vị phải liên tục tự đào tạo qua nhiều hình thức như liên kết với các trường đào tạo có chuyên ngành liên quan, cử người lao động tham dự các khóa đào tạo ngắn ngày do các Trung tâm chức năng tổ chức, đi tham quan học tập tại các đơn vị cùng ngành và đào tạo tích cực qua hình thức tự đào tạo nội bộ.

Bà Anh cho biết, hiện lực lượng lao động tại Hòa Thọ cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất ở thời điểm hiện tại, nhưng nếu muốn mở rộng và phát triển, nhất là trong bối cảnh công nghiệp 4.0 là rất khó bởi mặc dù hiện đã có nhiều cơ sở dạy nghề May nhưng thiết bị giảng dạy, máy móc thực hành đang lạc hậu rất nhiều so với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hiện nay việc tuyển sinh các học viên học nghệ may tại các cơ sở đào tạo và việc tuyển dụng lao động phổ thông có trình độ năng lực trong ngành dệt may tại doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn. Cùng quan điểm như ông Tân, bà Anh cho rằng hiện lao động đang có nhiều lựa chọn, mà xu hướng họ lựa chọn ngành thương mại dịch vụ. Cùng với đó, hoạt động chiêu sinh để đào tạo nghề không thu hút được học viên do học viên chưa nhìn thấy được cơ hội việc làm, cơ hội hoàn thiện và phát triển bản thân sau khi đào tạo, trong khi đó, quan điểm của nhiều gia đình và xã hội vẫn đặt nặng và trọng vọng các loại văn băng, bằng cấp có trình độ cao.

Ông Tân đề xuất để giữ chân người lao động phải có cơ sở hạ tầng, thiết chế văn hóa đầy đủ để phục vụ công nhân. “Chúng tôi rất cận sự đầu tư, hỗ trợ từ phía chính quyền về nhà ở cho công nhân. Mặc dù hiện ở Khu công nghiệp Hòa Khánh đã có dự án nhà ở xã hội nhưng công nhân muốn tiếp cận thì không dễ do nguồn cung hạn chế. Bên cạnh đó, các thiếu chế văn hóa đi kèm như nhà trẻ, chợ, nơi sinh hoạt văn hóa, giải trí còn thiếu nghiêm trọng nên người lao động chỉ làm 1 vài năm rồi về quê”, ông Tân nói và cho biết thêm, cần phải có sự kết nối mạnh mẽ hơn giữa nơi đào tạo lao động, trường dạy nghề với các doanh nghiệp như doanh nghiệp dệt may. Bởi thực tế hiện nay việc doanh nghiệp tiếp cận trường dạy nghề là khá khó, tuyển dụng nguồn lao động phổ thông có trình độ đang gặp rất nhiều khó khăn.

da nang doanh nghiep det may gap kho trong tuyen dung lao dong
Thiếu nhà ở và thiết chế văn hóa liên quan là một nguyên nhân lớn khiến lao động dệt may không gắn bó lâu dài (Ảnh minh họa: Phối cảnh dự án nhà ở cho công nhân tại KCN Hòa Cầm Đà Nẵng)

Cũng có quan điểm tương tự, bà Trần Tường Anh cho rằng để có lực lượng lao động trong ngành dệt may đủ về lượng và mạnh về chất thì cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn của học viên ngành Dệt may để đảm bảo sau khi tốt nghiệp họ có thể trở thành những lao động chính thức mà không phải đào tạo lại. Muốn như vậy phải có sự liên kết giữa 2 bên, trong đó, cơ sở đào tạo phải cân đối lại số giờ học giữa lý thuyết và thực hành, để học viên tiếp xúc với máy móc, thực hành tại doanh nghiệp nhiều hơn.

“Cần có cơ chế tài chính về việc chia sẻ kinh phí đào tạo giữa doanh nghiệp và Nhà trường nếu Nhà trường có thu phí đào tạo. Mặt khác, doanh nghiệp cũng cần có một khoản chi phí cho học viên nếu họ làm ra những sản phẩm đạt chất lượng trong quá trình thực tập tại doanh nghiệp, có như vậy mới thu hút và giữa chân được lao động có trình độ tay nghề”, bà Tường Anh đề xuất.

Ngoài ra, ngành dệt may được dự báo sẽ chịu tác động mạnh của CMCN 4.0 với sự can thiệp sâu của máy móc, thiết bị vào tự động hóa sản xuất, các doanh nghiệp dệt may và cơ sở đào tạo cũng phải chủ động cập nhật thông tin để đào tạo nguồn nhân lực theo kịp sự phát triển, tránh bị đào thải.

Vũ Lê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Dệt may

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tự chủ về sản xuất thép trong nước là yêu cầu tất yếu

Tự chủ về sản xuất thép trong nước là yêu cầu tất yếu

Việt Nam cần có các định hướng chính sách để phát triển mạnh ngành luyện kim, vật liệu, đặc biệt là các loại thép chế biến chế tạo, bảo vệ sản xuất trong nước.
Yên Bái: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây

Yên Bái: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây

Dù tăng 2,95% nhưng đây vẫn là mức tăng chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 thấp nhất so với cùng kỳ 3 năm gần đây của Yên Bái.
Sắp diễn ra triển lãm quốc tế về công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gia công kim loại

Sắp diễn ra triển lãm quốc tế về công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gia công kim loại

Từ 16–18/5/2024, sẽ diễn ra Triển lãm quốc tế công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gang thép, gia công kim loại (METAL & WELD-ISME VIETNAM 2024) tại Hà Nội.
Cuộc làm việc quan trọng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày Việt Nam

Cuộc làm việc quan trọng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày Việt Nam

Chủ tịch Hiệp hội da giày Việt Nam Nguyễn Đức Thuấn đánh giá Bộ Công Thương đã có cuộc làm việc quan trọng, giúp nâng năng lực cạnh tranh ngành da giày Việt Nam
Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Để chen chân vào chuỗi cung ứng toàn cầu, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đã phải liên tục thay đổi, nhằm đáp ứng tiêu chuẩn mà các nhà mua hàng đưa ra.

Tin cùng chuyên mục

Bình Định xem xét thu hồi dự án cụm công nghiệp không đảm bảo tiến độ

Bình Định xem xét thu hồi dự án cụm công nghiệp không đảm bảo tiến độ

Bình Định kiên quyết thu hồi các dự án không đảm bảo tiến độ, chỉ tiêu nhằm hoàn thành kế hoạch cũng như thúc đẩy phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Hiệp hội Da giầy - Túi xách Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Hiệp hội Da giầy - Túi xách Việt Nam

Sáng 25/4, tại Bình Dương, Đoàn công tác Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Hiệp hội Da giầy Túi xách Việt Nam
Bài 1: Tầm quan trọng của tự chủ công nghiệp

Bài 1: Tầm quan trọng của tự chủ công nghiệp

Công nghiệp hỗ trợ được xem là động lực trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng, giúp tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp, từ đó giúp tự chủ công nghiệp.
Việt Nam chỉ có 18 tháng chớp "thời cơ vàng" với công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Việt Nam chỉ có 18 tháng chớp "thời cơ vàng" với công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Việt Nam là quốc gia duy nhất có thể tham gia đầy đủ các công đoạn của chuỗi bán dẫn và chỉ có 18 tháng để chớp ''thời cơ vàng'' với công nghiệp bán dẫn.
Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực

Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực

Ông Nguyễn Thế Hiệp- Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội khẳng định, Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực.
Bắc Giang: Đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp để thu hút đầu tư

Bắc Giang: Đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp để thu hút đầu tư

Với chủ trương hoàn thiện hạ tầng các khu công nghiệp cùng cơ chế hỗ trợ về chính sách đã giúp tỉnh Bắc Giang tạo được nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư
Bộ Công Thương tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày

Bộ Công Thương tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày

Nhằm tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày, ngày 25/4/2024, đoàn công tác của Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn sẽ làm việc với Lefaso.
Ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản

Ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản.
Bộ Quốc phòng: Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, tự lực, tự cường

Bộ Quốc phòng: Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, tự lực, tự cường

Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang có buổi tiếp xúc cử tri tại tỉnh Thái Nguyên lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh.
Ngành Quân giới khắc phục khó khăn, đóng góp vào giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Ngành Quân giới khắc phục khó khăn, đóng góp vào giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Trong kháng chiến chống Mỹ, ngành Quân giới đã khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Chủ tịch Bắc Giang Lê Ánh Dương chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc trong đầu tư cụm công nghiệp

Chủ tịch Bắc Giang Lê Ánh Dương chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc trong đầu tư cụm công nghiệp

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương chỉ đạo các đơn vị vào cuộc quyết liệt tháo gỡ khó khăn và vướng mắc trong đầu tư, xây dựng cụm công nghiệp.
Bộ Công Thương thông tin về Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 32 về cụm công nghiệp

Bộ Công Thương thông tin về Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 32 về cụm công nghiệp

Ngày mai 23/4, Bộ Công Thương dự kiến truyền tải một số nội dung cơ bản trong Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 32 về cụm công nghiệp.
Bộ Công Thương khẩn trương đưa Nghị định mới về cụm công nghiệp vào thực tiễn

Bộ Công Thương khẩn trương đưa Nghị định mới về cụm công nghiệp vào thực tiễn

Bộ Công Thương khẩn trương triển khai các hoạt động nhằm sớm phổ biến Nghị định số 32 về cụm công nghiệp và thông tư hướng dẫn thực hiện.
Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” nghề thủ công mỹ nghệ

Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” nghề thủ công mỹ nghệ

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.
Sản xuất công nghiệp bứt phá, quyết tâm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng

Sản xuất công nghiệp bứt phá, quyết tâm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng

Quý I/2024 sản xuất công nghiệp phục hồi mạnh, với mục tiêu IIP tăng khoảng 7-8% năm 2024, Bộ Công Thương và các địa phương đã và đang quyết liệt vào cuộc.
Nhiều dự báo khả quan cho sản xuất công nghiệp quý II/2024

Nhiều dự báo khả quan cho sản xuất công nghiệp quý II/2024

Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục xu hướng tăng trưởng dương, dự báo quý II/2024, tình hình sản xuất công nghiệp sẽ khả quan hơn quý trước.
Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 thu hút hàng chục quốc gia tham dự

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 thu hút hàng chục quốc gia tham dự

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 sẽ trưng bày, giới thiệu các vũ khí, trang thiết bị hiện đại được chế tạo trong nước.
Kato - thương hiệu lớn trong ngành công nghiệp nặng xúc tiến đầu tư vào Việt Nam

Kato - thương hiệu lớn trong ngành công nghiệp nặng xúc tiến đầu tư vào Việt Nam

Với 126 năm kinh nghiệm, Kato - thương hiệu lớn trong ngành công nghiệp đến từ Nhật Bản là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực máy móc xây dựng.
Ngành công nghiệp "xanh hóa" để tăng tính cạnh tranh

Ngành công nghiệp "xanh hóa" để tăng tính cạnh tranh

Tại Việt Nam, sản xuất xanh đang là một mắt xích quan trọng giúp Việt Nam chuyển dịch xanh và bền vững, hướng tới mục tiêu Net Zero.
4 giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu phân bón

4 giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu phân bón

Các chuyên gia khuyến cáo 4 giải pháp giúp doanh nghiệp tận dụng cơ hội tăng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng phân bón trong thời gian tới.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động