Thứ sáu 22/11/2024 06:11

Đà Nẵng: Đề xuất cho người dân được hoán đổi vị trí đất tái định cư giữa các quận, huyện

Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng đã đề xuất UBND thành phố cho phép người dân được hoán đổi vị trí đất tái định cư từ quận, huyện này sang quận, huyện khác.

Đất tái định cư: Nơi thừa, nơi thiếu là có thực

Sáng 6/8, UBND TP. Đà Nẵng tổ chức họp báo 6 tháng đầu năm 2024. Tại chương trình, đại diện lãnh đạo UBND TP. Đà Nẵng, các sở, ngành đã thông tin nhiều vấn đề các cơ quan thông tấn, báo chí quan tâm.

UBND TP. Đà Nẵng họp báo thông tin những vấn đề báo chí quan tâm 6 tháng đầu năm 2024

Thông tin về vấn đề quản lý và sử dụng các quỹ đất công, ông Võ Nguyên Chương – Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Đà Nẵng cho biết, đến thời điểm hiện tại, thành phố còn 345 khu đất có diện tích lớn, 20.166 lô đất tái định cư.

Để khai thác quỹ đất công có hiệu quả, TP. Đà Nẵng đồng loạt triển khai 5 giải pháp gồm: Đấu giá đất; đấu giá cho thuê mặt bằng có thời hạn; xây dựng công trình; phát triển công trình tiện ích công cộng; đề xuất cho phép hợp thửa đất nhỏ lẻ.

Về tổ chức đấu giá, năm 2022 và năm 2023, TP. Đà Nẵng đã đấu giá được 9 khu đất lớn, 7 lô đất ở chia lô.

Trên cơ sở đó, năm 2024, Sở Tài nguyên Môi trường Đà Nẵng đã trình UBND thành phố phê duyệt 33 khu đất lớn, 189 lô đất ở chia ô. Trong đó, đã phê duyệt phương án đấu giá 124 lô. Phê duyệt giá khởi điểm 60 lô và đã đấu giá thành công.

“Đặc biệt, có lô đất y tế giá đấu giá tăng 6,5 lần so với giá khởi điểm. Đây là tín hiệu tích cực cho thị trường bất động sản Đà Nẵng”, ông Võ Nguyên Chương cho hay.

Về đấu giá khai thác cho thuê mặt bằng có thời hạn, trong năm 2023, đã đấu giá thành công 3 trường hợp cho thuê mặt bằng tạm. Trong năm 2024 sẽ đưa vào đấu giá 11 vị trí làm bãi đỗ xe đạp. “Các vị trí này để trống thì hoang hóa, nên Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng phối hợp với ngành giao thông để giải quyết cơ bản những điểm nghẽn về giao thông như hiện nay”, ông Võ Nguyên Chương nói.

Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng Võ Nguyên Chương cho biết đã đề xuất cho phép người dân được hoán đổi vị trí đất tái định cư giữa các quận, huyện

Đáng chú ý, ông Võ Nguyên Chương cho biết, hiện nay, tình trạng nơi thừa và nơi thiếu đất tái định cư là có thực tại TP. Đà Nẵng. “Hiện thành phố còn 20.166 lô đất tái định cư đã nói ở trên. Sở Tài nguyên và Môi trường đã trình UBND thành phố cho phép người dân có thể chuyển đổi đất tái định cư của mình từ địa bàn này qua địa bàn khác”, Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Đà Nẵng thông tin và nói thêm “Sau khi có phương án và hệ số đất, người dân được quyền lựa chọn. Điều này giải quyết 2 mục tiêu: Người dân có quyền lựa chọn nơi ở của mình theo nhu cầu mục đích của mình; các quận, huyện có phương pháp lọc cư dân của mình. Bên cạnh đó, hoán đổi đất tái định cư sẽ giảm đáng kể áp lực đầu tư công trong việc phải xây dựng các khu tái định cư để đền bù giải tỏa theo quy định”.

Ngoài ra, TP. Đà Nẵng sẽ rà soát qũy đất công để ưu tiên phát triển công viên, vườn dạo, và những tiện ích công cộng khác, giải quyết bài toán đô thị; đề xuất cho phép hợp thửa những lô nhỏ lẻ để có mặt bằng xây dựng các thiết chế văn hóa, công trình công cộng.

Kiểm tra việc có hay không một số cán bộ địa phương tiếp tay cho người dân lấn chiếm đất công

Liên quan đến tình trạng lấn chiếm đất công dọc tuyến đường biển Nguyễn Tất Thành, lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Đà Nẵng cho biết, trên tuyến Nguyễn Tất Thành thuộc khu vực địa bàn quận Liên Chiểu có 158 lô đất công do Trung tâm phát triển quỹ đất quản lý. Trong đó có 103 lô tái định cư, 55 lô đất biệt thự.

Qua kiểm tra rà soát, trong 158 lô có 38 lô bị người dân lấn chiếm sử dụng vào các mục đích khác nhau chủ yếu là làm quán ăn uống, quán nhậu, sân bóng đá. Trong 38 lô có 19 lô tái định cư, 9 lô đất biệt thự.

TP. Đà Nẵng còn đang tồn tại tình trạng, đất tái định cư nơi thừa vẫn thừa, nơi thiếu vẫn thiếu

Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Đà Nẵng cho biết, để xảy ra tình trạng này, trách nhiệm thuộc về 3 bên liên quan.

Trước hết, phải xác định đây là hành vi vi phạm của người dân lấn chiếm đất công để sử dụng vào mục đích khác trái quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, có sự buông lỏng trong quản lý của chính quyền địa phương. Theo quy định của pháp luật, UBND phường và Chủ tịch UBND phường là người có chức năng nhiệm vụ quản lý đất công trên địa bàn.

Một phần nữa là trách nhiệm thuộc về Sở Tài nguyên và Môi trường đã buông lỏng, thiếu kiểm tra. “Vừa qua, việc xử lý tình trạng đất công đã giải quyết đồng loạt trên địa bàn thành phố. UBND các xã phường quận huyện đã thống kê và bắt đầu thực hiện tháo dỡ. Riêng “điểm nóng” sân bóng đá ở mặt tiền Nguyễn Tất Thành (thuộc phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu), vừa qua, ngày 20/7, đơn vị không tháo dỡ thì đã cưỡng chế để tháo dỡ”, ông Võ Nguyên Chương nói.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng, thành phố sẽ tiếp tục xử lý tháo dỡ các lô đất công bị lấm chiếm, trả lại mặt bằng, dọn vệ sinh và quây lại.

Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng cũng cho hay: “Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Đà Nẵng sẽ tổ chức kiểm tra làm rõ có hay không có việc tạo điều kiện hoặc tiếp tay của một số cán bộ ở địa phương dẫn đến tình trạng nêu trên. Không có chuyện lô đất làm quán nhậu mà lãnh đạo phường không biết”.

Vũ Lê
Bài viết cùng chủ đề: thành phố Đà Nẵng

Tin cùng chuyên mục

Năm 2025, EVNCPC tiếp tục xây dựng 70 căn nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ nhà ở xã hội, thương mại trên địa bàn

Lai Châu: Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thông tin tuyên truyền, thông tin đối ngoại

Thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) sau sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Lào Cai: Tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

Thừa Thiên Huế: Thuỷ điện Bình Điền giảm lưu lượng vận hành để cứu hộ vụ tai nạn ở cầu Bình Thành

Hải Phòng: Điều chỉnh vốn các dự án trong kế hoạch đầu tư công năm 2024

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 1: Lực đẩy kinh tế Ninh Bình

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Bắc Ninh tiếp tục kiểm tra tiến độ xử lý ô nhiễm môi trường tại thôn Mẫn Xá

Yên Bái: Công nhận 5 xã của huyện Lục Yên đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024

Lai Châu: Kinh tế tăng trưởng ổn định, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Cá tầm hồ Hòa Bình được đấu giá thành công 150 triệu đồng

Hà Nội thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí

Thanh Hóa: Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với người nước ngoài cư trú, hoạt động trên địa bàn

TP. Hồ Chí Minh: Thị trường hoa ảm đạm trong dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế