Thứ sáu 22/11/2024 22:40

Cứu hộ một cá thể tê tê vàng quý hiếm tại Hoà Bình

Trung tâm Bảo tồn Động vật hoang dã tại Việt Nam cùng Vườn Quốc gia Cúc Phương và Cơ quan CSĐT,Công an tỉnh Hoà Bình giải cứu một cá thể tê tê vàng quý hiếm.

Theo thông tin từ Công an tỉnh Hoà Bình, đối tượng Bùi Văn A đang trên đường vận chuyển tê tê vàng bằng xe máy từ xã Yên Trị, huyện Yên Thuỷ, tỉnh Hoà Bình ra thị trấn Hàng Trạm, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình thì bị Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Hoà Bình phối hợp với đội Cảnh sát giao thông huyện Yên Thuỷ bắt giữ đầu giờ chiều ngày 15/6.

Đối tượng khai mua từ một người dân ở xã Ngọc Lương đi soi đêm bắt được ở rừng. Hơn nữa, đối tượng này đã từng nuôi, buôn bán động vật rừng. Hiện tại đối tượng đã bị bắt giữ và tạm giam chờ điều tra xét xử.

Bàn giao tê tê cùng cơ quan công an. Ảnh ©SVW

Sau khi tịch thu tang vật, cá thể tê tê vàng này đã được đưa lên Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật ở Hà Nội giám định. Cùng ngày, Công an tỉnh Hoà Bình đã liên hệ với SVW để bàn giao, chăm sóc. Nhận được thông tin, đội Phản ứng nhanh của SVW phối hợp với Vườn Quốc gia Cúc Phương ngay lập tức lên đường trong đêm 15/6/2023 để đưa cá thể về trung tâm cứu hộ. Đây là một cá thể tê tê vàng đực, nặng khoảng 6kg, trong trạng thái căng thẳng, chưa phát hiện vết thương nghiêm trọng. "Khi nắm được thông tin, chúng tôi đã nỗ lực để có thể đưa được cá thể này về trung tâm nhanh nhất có thể nhằm đảm bảo sức khoẻ cho cá thể động vật và nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hoà Bình.", anh Trần Văn Trường, Điều phối cứu hộ của Trung tâm Bảo tồn Động vật hoang dã tại Việt Nam chia sẻ. Tê tê vàng là động vật quý hiếm, hiện tại số lượng cá thể ngoài tự nhiên còn ít. Vì có giá trị cao nên người dân thường bắt tê tê về bán chứ không sử dụng.

Cá thể tê tê vàng sẽ được giữ lại cho chương trình sinh sản bảo tồn. Ảnh ©SVW

Trong những năm gần đây, những câu chuyện về động vật hoang dã (ĐVHD) được chú ý hơn, thông qua việc ban hành mới những văn bản pháp luật hay sửa đổi bổ sung một số văn bản pháp luật liên quan tới bảo tồn động vật hoang dã. Những hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến buôn bán, săn bắt, vận chuyển động vật hoang dã đã được quy định cụ thể và chặt chẽ trong các văn bản quy phạm pháp luật.

Tuy nhiên, vẫn có một kẽ hở lớn về hành vi sử dụng, tiêu thụ động vật hoang dã trái pháp luật trong các quy định, luật như luật hình sự sửa đổi năm 2015, Luật đa dạng sinh học sửa đổi năm 2018 (32/VBHN-VPQH), Luật lâm nghiệp năm 2017 (16/2017/QH14), Nghị định 35/2019/NĐ-CP, nghị định 160/2013/NĐ-CP, nghị định 64/2019/NĐ-CP, nghị định 06/2019/NĐ-CP, nghị định 26/2019/NĐ-CP, chỉ thị 29/2020/CT-TTg. Điều này khiến các cơ quan chức năng gặp lúng túng, khó khăn trong việc xử lý các vụ việc và những vụ án liên quan. Trong các quy định của pháp luật, hành vi “sử dụng/tiêu thụ động vật hoang dã” thường KHÔNG được nhắc tới, hoặc nếu có cũng bị thiếu các khái niệm/định nghĩa và các quy định xử phạt.

Để có thể ngăn chặn được nạn săn bắt động vật hoang dã, bảo vệ sự đa dạng sinh học của Việt Nam cần sự nỗ lực và chung tay phối hợp của các cơ quan chức năng, các đơn vị bảo tồn cũng như cần có một khái niệm, định nghĩa cụ thể và các chế tài xử phạt đi kèm để xử lý những vụ việc liên quan đến hoạt động “sử dụng, tiêu thụ động vật hoang dã” trái phép.

Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: động vật hoang dã

Tin cùng chuyên mục

Thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) sau sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Thừa Thiên Huế: Thuỷ điện Bình Điền giảm lưu lượng vận hành để cứu hộ vụ tai nạn ở cầu Bình Thành

Bắc Ninh tiếp tục kiểm tra tiến độ xử lý ô nhiễm môi trường tại thôn Mẫn Xá

Đài tưởng niệm liệt sĩ ngành bưu điện Quảng Nam – Đà Nẵng đón nhận xếp hạng di tích lịch sử

Quảng Ninh nỗ lực tăng thu ngân sách nội địa, tạo nguồn lực cho phát triển

Quảng Ninh: Liên kết hợp tác xã, thúc đẩy kinh tế tập thể

Hà Giang: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại

Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

Nam Định phân hạng và công nhận lại 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Bắc Ninh nỗ lực hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Quảng Ninh: Mở rộng thị trường, đa dạng nguồn khách du lịch

Quảng Ninh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt với dịch vụ công

Độc đáo hoạt động thả diều nghệ thuật ở thị trấn Sông Đốc – Cà Mau

Vĩnh Phúc: Tỷ lệ nội địa hoá với sản xuất xe máy tại Honda đạt 96%

Thắp sáng tri thức nơi đảo xa - Bài 1: 'Ngọn hải đăng' trên đảo nhỏ

Hòa Bình đón nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt Hang xóm Trại và Mái đá làng Vành

Bắc Ninh bàn giải pháp gỡ khó cho phát triển và quản lý chợ

Liên hoan Tuổi trẻ sáng tạo khu vực miền Trung năm 2024

Bắc Ninh tổ chức gặp mặt doanh nhân chuyên đề tháng 11/2024

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt các tỉnh: Cà Mau, An Giang và 4 địa phương