Cuộc gặp cấp cao Mỹ- Trung: Bước ngoặt cho cuộc chiến thương mại toàn cầu?
Tờ China Daily của Trung Quốc cho biết, bất kỳ thỏa thuận nào cũng không phải là giải pháp toàn diện cho sự bế tắc do “nhu cầu và chương trình nghị sự khác nhau” giữa hai bên.
Ảnh minh họa |
Các nhà kinh tế học tại UBS bày tỏ hy vọng rằng một thông điệp tích cực ít nhất có thể đưa ra giải pháp trong năm tới, nhưng những hành động và tuyên bố gần đây của Mỹ đã khiến họ lạc quan. Ngân hàng ING thì lạc quan về một bước đột phá sắp tới, và thêm rằng mức độ thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ có thể giảm. Ngân hàng ING cũng dự báo tăng trưởng thương mại toàn cầu sẽ giảm từ 2,6% năm nay xuống 1,3% năm 2019, mức thấp nhất kể từ năm 2009, khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu ở mức cao.
Ước tính này được đưa ra khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung được tăng cường, bởi Washington đã tuyên bố tăng thuế từ 10% lên 25% với 200 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc từ tháng 1/2019 và tiếp tục dự định tăng thuế thêm cho 267 tỷ USD hàng xuất khẩu của nước này. Nếu không có điều đó, tăng trưởng thương mại toàn cầu có thể không thay đổi ở mức 6,2%. Tuy nhiên, nếu Tổng thống Trump cũng quyết định tăng thuế nhập khẩu đối với ô tô, tăng trưởng đó sẽ giảm xuống 0,5% trong năm tới.
Tổng thống Mỹ đã đe dọa trong nhiều tháng về việc áp đặt thuế ô tô, nhất là những người sản xuất ô tô ở châu Âu, mặc dù ông cam kết sẽ không làm như vậy đối với Liên minh châu Âu và Nhật Bản khi có tiến bộ trong đàm phán thương mại với hai đối tác này. Tuy nhiên, ngày 28/11, ông Trump đã cho biết, thuế ô tô mới “đang được nghiên cứu” và khẳng định họ có thể ngăn chặn việc cắt giảm việc làm như sa thải công nhân và đóng cửa nhà máy do General Motors Co công bố. Các nhà kinh tế tại Citi tin rằng mọi mức thuế sẽ áp dụng cho xe thành phẩm nhưng không áp dụng cho các phụ tùng ô tô và câu hỏi chính không phải là “nếu” mà là “khi nào” sẽ công bố thông tin này. Các nhà điều hành hàng đầu từ các nhà sản xuất ô tô Đức như Volkswagen, BMW và Daimler là các mục tiêu chỉ trích trước đây của Tổng thống Trump, dự kiến sẽ tới Nhà Trắng vào tuần tới.
Nếu cuộc gặp cấp cao Mỹ - Trung đạt kết quả tốt, các nhà đầu tư có thể chuyển trọng tâm đến ít nhất hai sự kiện vào cuối tuần tới, đó là: Tổ chức các nước xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh tổ chức cuộc họp ngày 6-7/12 dự kiến thảo luận về việc cắt giảm sản lượng. Giá dầu đã giảm hơn 20% trong tháng 11, trở thành mức giảm hàng tháng lớn nhất trong một thập kỷ. Mỹ cũng sẽ công bố báo cáo việc làm hàng tháng vào ngày 7/12, các nhà kinh tế dự đoán rằng tỷ lệ thất nghiệp sẽ giữ ở mức thấp nhất trong 49 năm qua là 3,7% và tăng trưởng tiền lương hàng năm cũng sẽ tương ứng với mức 3,1% của tháng 10, cao gấp 9,5 lần. Những con số này nếu được xác nhận sẽ gần như chắc chắn rằng Cục Dự trữ liên bang Mỹ sẽ tăng lãi suất lần thứ tư trong năm nay tại cuộc họp ngày 18-19/12, ngay cả khi Chủ tịch FED Jerome Powell báo hiệu một cách tiếp cận thận trọng hơn về tăng lãi suất trong năm tới./.