Thứ hai 25/11/2024 09:35

Củng cố quan hệ hợp tác giữa các địa phương Việt Nam và tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc)

Chuyến công tác của Bí thư tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) và Bí thư Khu ủy Khu tự trị dân tộc Choang tới Việt Nam sẽ củng cố quan hệ giữa các địa phương hai nước.

Nhận lời mời của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn, Bí thư tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) và Bí thư Khu ủy Khu tự trị dân tộc Choang Lưu Ninh sẽ thăm và làm việc tại Việt Nam từ ngày 26-30/8 tới đây.

Dự kiến, trong chuyến thăm ông Lưu Ninh sẽ hội đàm với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, các lãnh đạo Bộ, ban, ngành và địa phương, bàn thảo về các giải pháp thúc đẩy quan hệ song phương giữa Quảng Tây và các địa phương Việt Nam. Các vấn đề hai bên sẽ thảo luận bao gồm hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, và giao lưu Nhân dân.

Trước thềm chuyến thăm, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nhận định, chuyến công tác của ông Lưu Ninh sẽ góp phần củng cố quan hệ giữa các địa phương Việt Nam và tỉnh Quảng Tây, mang lại lợi ích cho Nhân dân hai nước, và làm sâu sắc mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc.

24 năm liền, Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Quảng Tây. Ảnh minh họa

Ông Đỗ Quốc Hưng - Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương) cho biết, Quảng Tây là địa phương có chung đường biên giới với 4 tỉnh biên giới của Việt Nam bao gồm: Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh. Tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc cũng là địa phương duy nhất có cả cửa khẩu đường sắt, đường bộ và đường thủy với Việt Nam.

Năm 2023, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và tỉnh Quảng Tây đạt 253,9 tỷ NDT (khoảng 36,3 tỷ USD), tăng 29,2%. Trong đó, Quảng Tây xuất khẩu 191,6 tỷ NDT (khoảng 27,4 tỷ USD), nhập khẩu từ Việt Nam 62,26 tỷ NDT (khoảng 8,9 tỷ USD), tăng 52,5%. Việt Nam tiếp tục 24 năm liên tiếp là đối tác thương mại lớn nhất của Quảng Tây.

Buổi làm việc giữa Vụ Thị trường châu Á - châu Phi với Đoàn công tác Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc do ông Lưu Tường - Phó Giám đốc Sở Thương mại làm Trưởng đoàn

Tháng 3/2024 vừa qua, trong buổi làm việc giữa Vụ Thị trường châu Á - châu Phi với Đoàn công tác Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc do ông Lưu Tường - Phó Giám đốc Sở Thương mại làm Trưởng đoàn, đại diện hai bên cùng nhấn mạnh tầm quan trọng của Quảng Tây và Việt Nam trong hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc khi Việt Nam 24 năm liền là đối tác thương mại lớn nhất của Quảng Tây và thương mại qua các cửa khẩu biên giới đất liền Việt Nam - Quảng Tây chiếm tới trên 95% kim ngạch xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu biên giới đất liền Việt Nam -Trung Quốc.

Cũng trong buổi làm việc, hai bên cũng đã thống nhất các biện pháp quan trọng về việc mở rộng quy mô thương mại, đặc biệt là thương mại nông sản, nâng cao hiệu suất thông quan hàng hóa, phát huy hiệu quả đường sắt liên vận quốc tế Việt Nam - Trung Quốc.

Hai bên cũng đã thống nhất nhiều giải pháp mở rộng hợp tác logistics, xây dựng Trung tâm Giao dịch trái cây Trung Quốc - ASEAN với phương châm “Mua từ ASEAN, bán tới toàn Trung Quốc” tại Quảng Tây và Trung tâm giao dịch nông thủy sản tại Quảng Ninh. Hai bên nhất trí sẽ sớm trao đổi để thống nhất về Danh mục các nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2024 thuộc Kế hoạch hành động giai đoạn 2024-2026 giữa Bộ Công Thương và Quảng Tây.

Trong hợp tác thương mại, phía Việt Nam và tỉnh Quảng Tây xác định, thương mại nông sản là một trong những trụ cột hợp tác trọng tâm. Trước đó, Phó Chủ tịch Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) Huy Quốc Hoa cho biết, nông sản Việt Nam có chất lượng tốt, giá thành hợp lý và được người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng. Thời gian qua, nhiều mặt hàng như sầu riêng, chanh leo, khoai lang… đã được nhập khẩu vào thị trường này.

Bên cạnh đó, mỗi năm rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, hội chợ. Điển hình như hội chợ Trung Quốc - ASEAN, thông qua hội chợ này, nhiều mặt hàng của Việt Nam đã thường xuyên xuất khẩu sang Trung Quốc một cách thuận lợi. Đồng thời, tuyên truyền để nhiều mặt hàng Việt Nam có thể xuất khẩu sang Trung Quốc.

Trong thời gian tới, để thúc đẩy quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và tỉnh Quảng Tây nói riêng, Việt Nam - Trung Quốc nói chung, phía Việt Nam đề nghị tỉnh Quảng Tây phối hợp các biện pháp để tiêu thụ nông sản trái cây của Việt Nam đặc biệt trong cao điểm vụ thu hoạch; các địa phương, các cơ quan chức năng Trung Quốc tiếp tục tạo điều kiện, chia sẻ thông tin về các quy định mới, chính sách xuất nhập khẩu nói chung và nông sản nói riêng (mã vùng trồng, cơ sở đóng gói…) để các tỉnh, thành phía Việt Nam kịp thời hướng dẫn người dân, doanh nghiệp chuẩn bị hàng hóa với chất lượng cao nhất, đáp ứng tốt nhất yêu cầu, phù hợp với nhu cầu thị trường, tiêu thụ thuận lợi tại thị trường Trung Quốc...

Trước đó tháng 9/2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã có buổi tiếp Bí thư tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) và Bí thư Khu ủy Khu tự trị dân tộc Choang Lưu Ninh. Trao đổi về hợp tác giữa hai bên thời gian tới, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nêu 6 đột phá:

Một là, đột phá về hợp tác kết nối hạ tầng, trong đó tăng cường kết nối đường bộ cao tốc và đường sắt.

Hai là, thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại và đầu tư, mở mới và nâng cấp cửa khẩu, tạo điều kiện thông quan hàng hóa.

Ba là, triển khai nhiều hơn nữa các hoạt động giao lưu nhân dân, giao lưu thanh niên, văn hóa, văn nghệ.

Bốn là, hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực cửa khẩu, đánh giá cao Quảng Tây và Lạng Sơn khởi động xây dựng mô hình cửa khẩu thông minh Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan, tin tưởng mô hình mới này sẽ góp phần nâng cao hiệu suất thông quan, thúc đẩy thương mại song phương phát triển.

Năm là, thực hiện tốt 03 văn kiện về quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc, triển khai tốt các hoạt động hợp tác giữa lực lượng chức năng hai bên trong việc phòng, chống tội phạm xuyên biên giới, đẩy mạnh các hoạt động giao lưu giữa lực lượng biên phòng, công an khu vực biên giới.

Sáu là, hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, trong đó đề nghị Quảng Tây tăng thêm các suất học bổng cho sinh viên Việt Nam, đào tạo sinh viên Việt Nam trong các ngành nghề du lịch, văn hóa nghệ thuật và các nhóm ngành mới phục vụ chuyển đổi số, tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn.

Hoàng Giang
Bài viết cùng chủ đề: Vụ Thị trường châu Á - châu Phi

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chào xã giao lãnh đạo Campuchia nhân dịp dự IPTP 11

Củng cố nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam-Malaysia

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Nhiều ý kiến đóng góp tích cực, bổ sung cho dự án Luật Hóa chất (sửa đổi)

Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, xây dựng ngành hóa chất hiện đại

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Đại học Quốc gia Malaya

Đại biểu Quốc hội: Cần thống nhất một đầu mối quản lý nhập khẩu, kinh doanh hóa chất

Bộ trưởng Bộ Công Thương giải trình, làm rõ về Luật Hóa chất (sửa đổi)

Tổng Bí thư và Phu nhân lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Malaysia

Kỹ sư dầu khí Việt kiều báo cáo Tổng Bí thư Tô Lâm kinh nghiệm phát triển năng lượng tái tạo Malaysia

Tổng Bí thư và Phu nhân thăm Đại sứ quán và gặp cộng đồng người Việt ở Malaysia

Thảo luận về quản lý đầu tư, Thủ tướng nêu loạt vướng mắc và giải pháp từ doanh nghiệp ngành Công Thương

Tổng Bí thư hoan nghênh doanh nghiệp Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài ở Việt Nam

Cần cơ chế thử nghiệm có kiểm soát để sớm đưa thành quả nghiên cứu vào thực tiễn

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình kiểm tra tiến độ Dự án cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột

Khẳng định Việt Nam độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, đóng góp trách nhiệm trước các vấn đề toàn cầu

Cần đưa quy định phát triển công nghiệp bán dẫn vào Luật Công nghiệp công nghệ số

Sẽ quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp theo dòng vốn đầu tư

Sửa đổi Luật Hóa chất phù hợp với bối cảnh trong nước, quốc tế hiện nay

Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia