Thứ hai 23/12/2024 14:31

Cửa khẩu Lạng Sơn: Hơn 900 xe hàng thông quan trong 1 ngày

Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu Lạng Sơn đã sôi động trở lại, với tổng số phương tiện thông quan trên 900 xe/ngày.

Xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu nhộn nhịp, thuận lợi

Hiện hoạt động thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đang được thực hiện tại 5 cửa khẩu gồm: Hữu Nghị, Tân Thanh, Ga Đồng Đăng, Chi Ma, Cốc Nam.

Hoạt động xuất nhập khẩu tại khu vực cửa khẩu Hữu Nghị, Lạng Sơn

Chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương, ông Hoàng Khánh Duy, Phó trưởng Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn cho biết, ngày 17/2/2023, tổng số phương tiện xuất khẩu, nhập khẩu thông quan qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh là 937 xe.

Trong đó, tổng số phương tiện có hàng xuất khẩu: 369 xe (258 xe hoa quả, 111 xe hàng khác); tổng số phương tiện nhập khẩu: 568 xe (517 xe hàng, 51 xe mới).

Tổng số phương tiện chở hàng hóa xuất khẩu còn tồn trên địa bàn tỉnh tính đến 20 giờ 00 ngày 17/2/2023 là 375 xe, trong đó: 327 xe hoa quả, 48 xe hàng khác; giảm 78 xe so với tối 16/02/2023.

Cụ thể, tại Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị: Tổng số phương tiện xuất khẩu, nhập khẩu thông quan là 570 xe, trong đó: Số phương tiện xuất khẩu: 112 xe (58 xe hoa quả, 54 xe mặt hàng khác); số phương tiện nhập khẩu: 458 xe (407 xe hàng, 51 xe mới).

Tổng số phương tiện quay đầu (chuyển cửa khẩu khác): 0 xe. Tổng số phương tiện vận chuyển hàng hóa mới từ nội địa lên (từ 20h00 ngày 16/02/2023 đến 20h00 ngày 17/2/2023): 114 xe (hoa quả, hàng hoá khác). Tổng số phương tiện tồn đến 20h00 ngày 17/2/2023 là 11 xe.

Tại Cửa khẩu phụ Tân Thanh: Tổng số phương tiện xuất khẩu, nhập khẩu thông quan là 255 xe, trong đó: Số phương tiện có hàng xuất khẩu: 196 xe (164 xe mặt hàng hoa quả, 32 xe mặt hàng khác); số phương tiện có hàng nhập khẩu: 59 xe hàng.

Tổng số phương tiện quay đầu (chuyển cửa khẩu khác): 0 xe. Tổng số phương tiện vận chuyển hàng hóa mới từ nội địa lên (từ 20h00 ngày 16/2/2023 đến 20h00 ngày 17/2/2023): 118 xe (hoa quả, hàng khác). Tổng số phương tiện tồn đến 20h00 ngày 17/0/2023 là: 334 xe (315 xe hoa quả, 19 xe hàng khác).

Tại Cửa khẩu chính Chi Ma: Tổng số phương tiện xuất khẩu, nhập khẩu thông quan là 69 xe, trong đó, số phương tiện có hàng xuất khẩu: 18 xe; số phương tiện có hàng nhập khẩu: 51 xe.

Tổng số phương tiện quay đầu (chuyển cửa khẩu khác): 0 xe. Tổng số phương tiện vận chuyển hàng hóa mới từ nội địa lên (từ 20h00 ngày 16/2/2023 đến 20h00 ngày 17/2/2023): 22 xe. Tổng số phương tiện tồn đến 20h00 ngày 17/2/2023 là: 23 xe.

Còn tại Cửa khẩu Cốc Nam, tổng số phương tiện xuất khẩu, nhập khẩu thông quan là 43 xe, trong đó: Số phương tiện có hàng xuất khẩu: 43 xe (36 xe mặt hàng hoa quả, 7 xe mặt hàng khác), số phương tiện có hàng nhập khẩu: 0 xe.

Tổng số phương tiện quay đầu (chuyển cửa khẩu khác): 0 xe. Tổng số phương tiện vận chuyển hàng hóa mới từ nội địa lên (từ 20h00 ngày 16/02/2023 đến 20h00 ngày 17/2/2023): 37 xe hoa quả và mặt hàng khác. Tổng số phương tiện tồn đến 20h00 ngày 17/2/2023 là: 7 xe.

Ngoài ra, tại Cửa khẩu quốc tế Ga Đồng Đăng: Số toa xuất khẩu: 03 toa; số toa nhập khẩu: 24 toa.

Nông sản, trái cây chiếm khoảng 80% kim ngạch xuất khẩu

Theo thống kê của Cục Hải quan Lạng Sơn, từ đầu năm đến nay đã có trên 1.360 lô hàng hoa quả các loại với gần 220.000 tấn đã được xuất khẩu qua 5 cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn, tăng 140% so với cùng kỳ năm 2022.

Đặc biệt, tại Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, hơn 1 tháng rưỡi qua, quả sầu riêng của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đạt gần 23.000 tấn với giá bán tăng khá so với trước đây (giá hiện tại từ 80.000-100.000 đồng/kg, trong khi giá cuối năm 2022 khoảng 70.000 đồng/kg).

Tại Cửa khẩu Tân Thanh, từ ngày 1/1 đến ngày 13/2/2023, đơn vị hải quan đã làm thủ tục xuất khẩu cho 827 lô hàng hoa quả với gần 155 nghìn tấn, tăng gần 200% so với cùng kỳ năm 2022, kim ngạch đạt hơn 48 triệu USD.

Từ tháng 1/2023, Trung Quốc đã cơ bản khôi phục lại hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa qua lại cửa khẩu của 2 nước, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa thuận lợi hơn rất nhiều so với năm 2022. Vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu hoa quả đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Để mặt hàng hoa quả của Việt Nam xuất khẩu qua Cửa khẩu Tân Thanh thuận lợi nhất, đơn vị đã đưa mặt hàng hoa quả vào danh sách loại hàng hóa ưu tiên “luồng xanh”, do vậy, không tính thời gian di chuyển từ trong bãi xe ra đến cửa khẩu thì chỉ mất chưa đến 1 phút là có thể thực hiện thông quan 1 lô hàng hoa quả.

Tại Hội nghị thúc đẩy giao thương nông sản, thủy sản Việt - Trung trong bối cảnh mới diễn ra mới đây tại thành phố Lạng Sơn, ông Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn nêu rõ, mặt hàng nông sản, trái cây xuất khẩu của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm khoảng 80% tổng giá trị kim ngạch hàng hóa xuất khẩu qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn, điển hình là các trái cây chủ lực như: Thanh long, xoài, mít, vải, dưa hấu, chuối và các loại nông sản khô như: Thạch đen, tinh bột sắn…

Lạng Sơn luôn xác định rõ trách nhiệm đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh, luôn nhất quán chủ trương tạo điều kiện thuận lợi nhất để xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh văn minh, đồng bộ, thân thiện cho các doanh nghiệp đến đầu tư sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn.

Tỉnh Lạng Sơn sẽ tiếp tục triển khai nghiêm túc, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp để thúc đẩy hơn nữa các hoạt động xuất nhập khẩu, thương mại biên giới với Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc, đóng góp chung cho sự phát triển kinh tế của đất nước.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Lạng Sơn

Tin cùng chuyên mục

Phòng vệ thương mại triển khai đồng bộ, toàn diện: Tiền đề giúp khơi thông nguồn lực phát triển

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Đà Nẵng: Ứng dụng thương mại điện tử, hướng đi mới cho tiểu thương chợ truyền thống

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Xúc tiến quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Gia Lai: Ngành Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Đà Nẵng: Tập huấn về Hệ thống quản trị thông tin và điều hành xúc tiến thương mại (Vietrade CRM)

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Hàng trăm doanh nghiệp tìm cơ hội phát triển tại chuỗi triển lãm IGHE và IBTE 2024

TP. Hồ Chí Minh: Hơn 900 gian hàng tham dự Triển lãm quốc tế Vietbuild Home