Cú huých để ngành logistics tăng tốc trong cuộc đua hội nhập

Dịch vụ logistics là ngành có tiềm năng phát triển rất lớn, đóng vai trò quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh nước ta hội nhập sâu rộng. Đó là nhận định chung của các đại biểu tại Hội thảo “Phát triển thị trường dịch vụ logistics cho doanh nghiệp”, do Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức ngày 20/4.
Phát triển dịch vụ Logistics: Đòi hỏi cấp bách từ thực tiễn

Tiềm năng phát triển rất lớn

Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết: Năm 2020 được đánh giá là một trong những năm khó khăn cho nền kinh tế nói chung và lĩnh vực logistics nói riêng, thương mại toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19. Mặc dù Chính phủ các nước nỗ lực duy trì chuỗi cung ứng hàng hóa và đặc biệt ưu tiên lưu thông các loại hàng hóa thiết yếu, nhưng do các biện pháp kiểm soát dịch bệnh, các quy định về cách ly, giãn cách xã hội, có những thời điểm, toàn bộ hoạt động gần như bị tê liệt...

Cú huých để ngành logistics tăng tốc trong cuộc đua hội nhập
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh phát biểu tại hội thảo

Trong khi một số nơi các hoạt động logistics bị ngưng trệ vì dịch bệnh, một số phân khúc khác như logistics phục vụ thương mại điện tử lại trở nên quá tải vì số lượng người mua hàng và đơn giao hàng tại nhà tăng đột biến. Trong cả hai trường hợp, nếu không có sự chuẩn bị tốt, các doanh nghiệp dịch vụ logistics và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu sẽ gặp khó khăn rất lớn để thích nghi với hoàn cảnh mới.

Thứ trường Trần Quốc Khánh cho rằng: Thị trường logistics toàn cầu nửa cuối năm 2020 chủ yếu được thúc đẩy bởi việc khôi phục dòng chảy thương mại quốc tế. Hơn nữa, các chính sách thuận lợi hóa thương mại, kích thích tăng trưởng kinh tế hậu Covid-19 được thực hiện bởi Chính phủ cũng đang hỗ trợ trong việc mở rộng thị trường.

Các động lực chính của thị trường này trong nửa cuối năm 2020 chính là nỗ lực lớn từ cả phía các Chính phủ, các tổ chức quốc tế và các doanh nghiệp để giúp ổn định chuỗi cung ứng trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp. “Theo báo cáo của một tổ chức quốc tế, quy mô thị trường logistics toàn cầu ước đạt 3.215 tỷ USD vào năm 2021, tăng 17,6% so với năm 2020. Điều này cho thấy ngành logistics vẫn có tiềm năng phát triển rất lớn” - Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nhấn mạnh.

Theo Thứ trưởng Trần Quốc Khánh: Quyết định số 221/QĐ-TTg ngày 22/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/2/2017 về việc phê duyệt kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 đã đặt mục tiêu: Đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của dịch vụ logistics vào GDP đạt 5%-6%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ logistics đạt 15%-20%, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 50%-60%, chi phí logistics giảm xuống tương đương 16%-20% GDP, xếp hạng theo chỉ số LPI trên thế giới đạt thứ 50 trở lên. “Quyết định 221/QĐ-TTg đã đặt ra 6 nhóm nhiệm vụ chính mà các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội cần thực hiện để đạt được mục tiêu nêu trên” - Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho hay.

Cú huých để ngành logistics tăng tốc trong cuộc đua hội nhập
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng phát biểu tại hội thảo

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng chia sẻ: Logistics là ngành cung cấp các dịch vụ liên quan tới vận tải biển, đường hàng không, đường bộ và quản lý hàng hóa khai báo hải quan hay cung cấp dịch vụ cho khách hàng, phục vụ chuỗi cung ứng cho ngành hàng bán lẻ.

Thời gian qua, sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử đã và đang khiến thói quen tiêu dùng thay đổi từ mua bán truyền thống sang mua hàng trực tuyến. Bên cạnh đó, nền kinh tế mở cửa và hội nhập ngày càng sâu rộng với hơn 500 tỷ USD xuất nhập khẩu mỗi năm; quy mô vận tải hàng hóa đường bộ, đường biển, đường hàng không, đường sắt đều rất lớn - đây là mảnh đất màu mỡ để các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực logistics có thể tìm kiếm cơ hội.

Cú huých để ngành logistics tăng tốc trong cuộc đua hội nhập
Các đại biểu tham dự hội thảo

Cùng với sự phát triển của Cách mạng công nghiệp 4.0 và thương mại điện tử, vài năm trở lại đây, nhiều doanh nghiệp dịch vụ logistics và khởi nghiệp đã ứng dụng công nghệ giúp thay đổi ngành logistics lên một tầm cao mới, đồng thời, giúp chủ hàng giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động, người tiêu dùng được hưởng lợi.

“Dù chưa có thống kê chính xác về số lượng đơn vị khởi nghiệp trong lĩnh vực logistics, nhưng nếu nhìn vào thành công của startup trong lĩnh vực này như Abivin, Lovigan, FastGo... với những công nghệ đột phá, những giải thưởng và thương vụ đầu tư trong thời gian qua, có thể thấy sức hấp dẫn cũng như tiềm năng khởi nghiệp rất lớn trong một ngành đã được nhận định là “mạch máu” của nền kinh tế” - Thứ trưởng Trần Văn Tùng khẳng định.

Từ góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Quốc Hưng - Phó Trưởng ban Kinh doanh và Phát triển thị trường, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - cho rằng: Thị trường vận tải hàng không Việt Nam nói chung và thị trường logistics hàng không nói riêng được đánh giá còn nhiều dư địa tăng trưởng.

Cú huých để ngành logistics tăng tốc trong cuộc đua hội nhập
Ông Nguyễn Quốc Hưng - Phó Trưởng ban Kinh doanh và Phát triển thị trường, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam

Ông Hưng phân tích, cùng với những điều kiện thuận lợi từ các chính sách của Chính phủ như tham gia các tổ chức ASEAN, APEC, WTO, các hiệp định thương mại tự do (FTA)… sự bùng nổ của thương mại điện tử, lợi thế dân số trẻ và nhu cầu mua sắm trực tuyến tăng của đại đa số người dân trong thời kỳ số đã thúc đẩy sản lượng vận chuyển hàng hóa tăng cao.

Theo dự báo Hội đồng cảng hàng không quốc tế (ACI), Việt Nam là một trong top 10 quốc gia phát triển vận chuyển hành khách cao nhất trong giai đoạn 2018 - 2040; và định hướng mục tiêu phát triển của thị trường vận tải hàng không trong nước đến năm 2030 tăng trưởng trung bình 10% - 12%/năm.

Ông Lê Quang Trung - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) - bày tỏ: VIMC đang có 16 cảng trên toàn quốc, với tổng số lượng hàng hóa ra vào khoảng 15 triệu tấn. Tuy nhiên, dù sở hữu một hệ thống hạ tầng cảng biển, logistics và vận tải biển, chúng tôi vẫn nhận thấy chưa xứng với tiềm năng bởi nhu cầu vận tải, logistics hiện nay rất lớn. “Thị trường của chúng ta còn lớn hơn thực tế chúng ta đang làm rất nhiều” - ông Lê Quang Trung nói.

Tháo gỡ điểm nghẽn, tăng sức cạnh tranh

Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, tiềm năng, ngành logistics Việt Nam cũng gặp một số khó khăn, thách thức. Theo số liệu từ Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, hiện nay 95% các doanh nghiệp logistics đang hoạt động là doanh nghiệp Việt Nam. Số lượng doanh nghiệp nhiều nhưng chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, quy mô hạn chế cả về vốn và nhân lực cũng như kinh nghiệm hoạt động quốc tế, chưa có sự liên kết giữa các khâu trong chuỗi cung ứng logistics và giữa doanh nghiệp dịch vụ logistics với doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Cú huých để ngành logistics tăng tốc trong cuộc đua hội nhập

“Chính vì vậy, ở cả chiều mua và bán, doanh nghiệp logistics trong nước đều bị hạn chế về sân chơi” - Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nêu và nhận định: Dịch vụ logistics là ngành có tiềm năng phát triển rất lớn, đóng vai trò quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh nước ta hội nhập sâu rộng. Do đó, việc đẩy mạnh liên kết giữa các doanh nghiệp logistics với nhau, giữa doanh nghiệp logistics và doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu sẽ thúc đẩy sự chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, tạo dựng niềm tin giữa các doanh nghiệp.

Đồng thời, cần hình thành mạng lưới các doanh nghiệp lớn, có năng lực dẫn dắt thị trường; tìm kiếm, chia sẻ đơn hàng, giảm chi phí logistics, nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm, hàng hóa Việt Nam... Hoạt động này không chỉ cần sự chủ động của các doanh nghiệp mà còn cần những chính sách hỗ trợ từ các cơ quan quản lý nhà nước.

Cho rằng vẫn còn một “khoảng trống” về nguồn nhân lực logistics, ông Đỗ Huy Bình - Nhà sáng lập và CEO Smartlog Việt Nam - chia sẻ: Nhân sự, nhân lực là vấn đề then chốt trong phát triển logistics hiện nay. Tuy nhiên, Smartlog cũng như nhiều doanh nghiệp logistics khác đang đối mặt với tình trạng thiếu nhân lực, nhất là nguồn nhân lực giỏi. Các chương trình đào hiện nay chưa tạo được một nền tảng vững chắc để các bạn sinh viên trở thành những chuyên gia thực thụ trong ngành logistics.

“Chúng tôi muốn hợp tác với các trường học đề đào tạo tập trung nhân lực logistics, để biến các bạn ấy thành những “chiến binh”, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp” - ông Đỗ Huy Bình nói.

Cú huých để ngành logistics tăng tốc trong cuộc đua hội nhập
Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương (ngoài cùng bên trái) điều phối phiên thảo luận tại hội thảo

Ông Trần Trung Hưng - Tổng giám đốc Tổng công ty Cổ phần Bưu chính Viettel - chia sẻ thêm: Hạ tầng giao thông chưa đồng bộ; kết nối giữa các phương thức vận tải còn hạn chế vẫn tiếp tục là nguyên nhân dẫn đến chi phí vận tải tại Việt Nam còn quá cao, thiếu tính cạnh tranh. Bên cạnh đó, logistics ở các nước khác được coi là hạ tầng trong khi ở Việt Nam chỉ coi là dịch vụ, do đó gần như không có sự can thiệp quá sâu vào đầu tư của Nhà nước, thậm chí là tư nhân. Điều này dẫn tới các doanh nghiệp hầu như phải tự xoay sở và như vậy nó sẽ manh mún rất nhiều cũng như không có sự ưu tiên.

“Để tăng cường sự liên kết, tôi mong muốn các doanh nghiệp Việt Nam phải thực sự cởi mở, đừng coi các doanh nghiệp nội địa là đối thủ của nhau. Đặc biệt, tôi nhấn mạnh đến vai trò kết nối của hiệp hội rất quan trọng. Trong thời gian tới, Viettel sẽ tích cực cùng hiệp hội tham gia vào quá trình chuyển đổi công nghệ cho logistics Việt Nam” - ông Trần Trung Hưng cho biết.

Theo ông Phạm Nam Long - Nhà sáng lập và CEO Abivin: Hiện nay tại Việt Nam, khối lượng hàng hóa vận tải lớn nhất đến từ vận tải nội địa. Trong đó, hai loại hình vận tải hàng hóa phổ biến nhất là vận tải đường bộ và vận tải đường thủy nội địa. Với 1,3 triệu xe tải, Việt Nam là quốc gia sở hữu nhiều xe tải thứ hai Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia. Điều này cho thấy tiềm năng chuyển đổi số, tối ưu vận tải đường bộ và đường thủy nội địa tại Việt Nam vô cùng lớn. Chuyển đổi số là việc triển khai những thay đổi về công nghệ và con người để tái cấu trúc cách thức hoạt động, từ đó tạo ra những cơ hội và giá trị mới cho doanh nghiệp.

Nhóm phóng viên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xuất khẩu da giày: Đơn hàng tăng chưa át được nỗi lo về những quy định mới

Xuất khẩu da giày: Đơn hàng tăng chưa át được nỗi lo về những quy định mới

Nhiều quy định mới liên quan đến thiết kế sinh thái, truy xuất chuỗi cung ứng của các thị trường lớn sẽ ảnh hưởng tới xuất khẩu da giày.
Bắc Ninh: Xuất khẩu lô hàng thuốc thú y trị giá 200.000 USD sang thị trường Hồi giáo

Bắc Ninh: Xuất khẩu lô hàng thuốc thú y trị giá 200.000 USD sang thị trường Hồi giáo

Lô hàng thú y xuất khẩu sang thị trường Hồi giáo (Halal) là thuốc kháng sinh, thuốc sát trùng mang thương hiệu Sakan với tổng giá trị xuất khẩu trên 200.000 USD
Giá cà phê xuất khẩu giảm sâu khi tồn kho tăng trở lại

Giá cà phê xuất khẩu giảm sâu khi tồn kho tăng trở lại

Giá cà phê xuất khẩu đồng loạt giảm với Robusta giảm mạnh hơn 3%, do xuất hiện mưa trái mùa tại khu vực Tây Nguyên làm dịu phần nào tình trạng khô hạn kéo dài.
4 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản thu về gần 20 tỷ USD

4 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản thu về gần 20 tỷ USD

4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá cà phê xuất khẩu đồng loạt lao dốc sau chuỗi tăng nóng

Giá cà phê xuất khẩu đồng loạt lao dốc sau chuỗi tăng nóng

Giá cà phê xuất khẩu đồng loạt giảm với giá cà phê Robusta giảm mạnh hơn 3% do xuất hiện mưa trái mùa tại khu vực Tây Nguyên làm giảm tình trạng khô hạn kéo dài

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc tăng trưởng 2 con số

Xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc tăng trưởng 2 con số

4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu nông lâm thủy sản sang thị trường Trung Quốc chiếm 18,9%, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
4 tháng, xuất khẩu rau quả thu về hơn 1,8 tỷ USD nhưng vẫn đối diện với rủi ro cố hữu

4 tháng, xuất khẩu rau quả thu về hơn 1,8 tỷ USD nhưng vẫn đối diện với rủi ro cố hữu

Dù đem về kim ngạch xuất khẩu hơn 1,8 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2024 nhưng rau quả vẫn đối mặt với bài toán rủi ro về chất lượng.
Gia Lai: Đề xuất xây dựng trung tâm logistics gắn với hệ thống cảng cạn

Gia Lai: Đề xuất xây dựng trung tâm logistics gắn với hệ thống cảng cạn

Tỉnh Gia Lai định hướng phát triển dịch vụ logistics nhằm tạo đòn bẩy cho hoạt động xúc tiến thương mại và xuất khẩu hàng hóa.
Xúc tiến thương mại mở rộng không gian cho nông sản Tây Nguyên

Xúc tiến thương mại mở rộng không gian cho nông sản Tây Nguyên

Tây Nguyên đã trở thành vùng sản xuất một số sản phẩm nông sản chủ lực quy mô lớn, chiếm tỉ trọng cao, nhất là cây công nghiệp, cây ăn quả.
Việt Nam xuất khẩu khoảng 170.000 tấn cà phê trong tháng 4

Việt Nam xuất khẩu khoảng 170.000 tấn cà phê trong tháng 4

Tổng cục Thống kê ước tính, Việt Nam xuất đi 170.000 tấn cà phê trong tháng 4, giảm hơn 2 lần so với ước tính 400.000 tấn của tháng trước.
Thương mại điện tử xuyên biên giới và những thách thức với hàng Việt

Thương mại điện tử xuyên biên giới và những thách thức với hàng Việt

Liên doanh liên kết tạo sức mạnh cộng đồng doanh nghiệp Việt, chú trong thị trường nội địa gắn với xuất khẩu trực tiếp, qua các trang thương mại điện tử...
4 tháng năm 2024: Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục duy trì bức tranh sáng

4 tháng năm 2024: Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục duy trì bức tranh sáng

4 tháng năm 2024, xuất khẩu hàng hóa đạt 123,64 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ, xuất siêu sang một số thị trường chủ lực như Hoa Kỳ, EU tăng 2 con số.
Ngành nông nghiệp Tây Nguyên đón tin vui từ thị trường Âu - Mỹ

Ngành nông nghiệp Tây Nguyên đón tin vui từ thị trường Âu - Mỹ

Vùng Tây Nguyên cần tận dụng cơ hội từ các FTA, lợi thế để tăng giá trị xuất khẩu, tạo cú huých lớn cho ngành nông nghiệp tại thị trường châu Âu, châu Mỹ.
Giá cà phê Robusta tăng tuần thứ 9 liên tiếp, giá cà phê Arabica hạ nhiệt

Giá cà phê Robusta tăng tuần thứ 9 liên tiếp, giá cà phê Arabica hạ nhiệt

Giá cà phê Robusta nối tiếp đà tăng sang tuần thứ 9 liên tiếp, thiết lập mức giá cao nhất trong lịch sử do lo ngại thiếu hụt nguồn cung từ Việt Nam.
Thương mại điện tử: Cơ hội đưa nông sản Việt vươn xa

Thương mại điện tử: Cơ hội đưa nông sản Việt vươn xa

Kết nối tiêu thụ, tạo đầu ra cho nông sản qua sàn thương mại điện tử được quan tâm đẩy mạnh nhằm tăng cơ hội xuất khẩu, đưa nông sản Việt “vươn xa”.
Xuất khẩu tuần từ 22-28/4: Việt Nam có 18 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD; xuất khẩu tôm kỳ vọng tăng trưởng

Xuất khẩu tuần từ 22-28/4: Việt Nam có 18 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD; xuất khẩu tôm kỳ vọng tăng trưởng

Việt Nam có 18 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD; xuất khẩu tôm kỳ vọng đà tăng trưởng...là những tin nổi bật trong bản tin xuất khẩu tuần 22-28/4.
Xuất khẩu gạo sang khu vực Âu Mỹ tăng đột biến

Xuất khẩu gạo sang khu vực Âu Mỹ tăng đột biến

Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang khu vực châu Âu - châu Mỹ những tháng đầu năm 2024 tăng đột biến, trong đó tăng mạnh nhất là Cuba.
Tây Nguyên: Khai phá tiềm năng ngành rau quả, phát triển hiệu quả kinh tế vùng

Tây Nguyên: Khai phá tiềm năng ngành rau quả, phát triển hiệu quả kinh tế vùng

Dù hội tụ đủ những điều kiện phát triển ngành rau quả nhưng các “điểm nghẽn” về cơ chế, chính sách khiến quy mô xuất khẩu của vùng còn rất khiêm tốn.
Gia Lai: Đề xuất xây dựng Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên

Gia Lai: Đề xuất xây dựng Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên

Tỉnh Gia Lai đề xuất sớm hình thành một Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên và hướng ra các tỉnh Duyên hải miền Trung.
Tây Nguyên: Khai thác thế mạnh vùng, biến tiềm năng thành nguồn lực phát triển

Tây Nguyên: Khai thác thế mạnh vùng, biến tiềm năng thành nguồn lực phát triển

Tây Nguyên là vùng đất sở hữu nhiều lợi thế phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, nhờ tính đặc thù về bản sắc văn hoá, vị trí địa chính trị.
Trung Quốc giảm mua hàng, xuất khẩu hồ tiêu giảm lượng

Trung Quốc giảm mua hàng, xuất khẩu hồ tiêu giảm lượng

Quý I/2024, xuất khẩu hồ tiêu giảm 26,1%. Trong khi nhiều thị trường tăng mua hồ tiêu từ Việt Nam thì thị trường Trung Quốc lại giảm nhập khẩu.
Xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh

Xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh

Hội chợ triển lãm thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh diễn ra từ ngày 26-30/4.
Cần thiết thành lập Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam

Cần thiết thành lập Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam

Việc có được một Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn cho hoạt động xuất khẩu gạo thời gian tới.
Hơn 30 tỉnh, thành tham gia Hội chợ triển lãm

Hơn 30 tỉnh, thành tham gia Hội chợ triển lãm ''Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2024''

Tối 26/4, UBND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức khai mạc Hội chợ triển lãm "Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2024".
Philippines - Thị trường tiêu thụ xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam

Philippines - Thị trường tiêu thụ xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam

3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu xi măng và clinker sang Philippines tăng nhẹ 2,3% về lượng, nhưng giảm 6,9% về kim ngạch và giảm 9% về giá so với cùng kỳ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động