CP Foods tăng cường đầu tư vào Việt Nam để tận dụng CPTPP trong thúc đẩy xuất khẩu gia cầm

V.D

V.D

Công ty Thực phẩm Charoen Pokphand (CP Foods) của Thái Lan đang tăng cường đầu tư vào Việt Nam, đánh dấu một trong những bước chuyển lớn đầu tiên để tận dụng cơ hội tiếp cận của Việt Nam đối với thị trường CPTPP kể từ khi hiệp định này có hiệu lực vào đầu năm nay.

Theo đó, CP Foods là một phần của tập đoàn lớn nhất Thái Lan, Charoen Pokphand Group, sẽ đầu tư hơn 200 triệu USD để tạo ra một trung tâm xuất khẩu kinh doanh thịt gia cầm và thịt lợn. Dự án này đại diện cho một dòng chảy đầu tư đáng kể vào Việt Nam, bằng hơn 25% tổng số vốn đầu tư của các công ty Thái Lan trong giai đoạn 2015-2017.

cp foods tang cuong dau tu vao viet nam de tan dung cptpp trong thuc day xuat khau gia cam
Ảnh minh họa

Công ty Thái Lan này đang hy vọng tận dụng CPTPP là hiệp định đưa ra các điều khoản thương mại có lợi cho Việt Nam với các quốc gia như Nhật Bản và Australia, cũng như Mexico và Canada. Hiện Thái Lan vẫn chưa tham gia CPTPP. Tháng 11 năm 2018, Việt Nam đã trở thành quốc gia thứ bảy phê chuẩn CPTPP, với các nhà kinh tế kỳ vọng hiệp định sẽ thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam thêm 4%. Quy mô tăng trưởng đã được điều chỉnh giảm xuống sau khi Mỹ rút khỏi hiệp định vào tháng 01 năm 2017. CP Foods sẽ sử dụng Việt Nam làm trung tâm xuất khẩu gà và tôm. Công ty này tuyên bố sẽ là "nhà bếp của thế giới", với các chi nhánh ở 17 quốc gia, bao gồm cả thị trường nội địa.

Đầu tư của CP là ví dụ mới nhất về việc các công ty Thái Lan mở rộng sang các nước láng giềng có tiềm năng tăng trưởng, một xu hướng phát triển cho các ngành công nghiệp ở khu vực sông Mê Kông. Theo dữ liệu của ASEAN, đầu tư của Thái Lan vào Việt Nam đạt khoảng 780 triệu USD trong giai đoạn 2015-2017, nhiều hơn gấp ba lần so với giai đoạn 2010-2012. Đầu tư của CP Foods cũng là một phần của nỗ lực mở rộng ra nước ngoài. Ngày 22/4, công ty này đã tuyên bố mua lại tập đoàn sản xuất thịt lợn Hylife của Canada với giá 498 triệu đô la Canada (372,79 triệu USD), thâm nhập sâu hơn vào thị trường Bắc Mỹ. CP Foods sẽ chiếm 50,1% công ty Canada, với đối tác Nhật Bản Itochu nắm giữ phần còn lại. Doanh thu của công ty bên ngoài thị trường Thái Lan chiếm 67% trong tổng doanh thu 17 tỷ USD trong năm 2018, tăng từ mức 16% so với năm 2008.

Montri Suwanposri, Giám đốc điều hành của CP Việt Nam, cho biết đến nay công ty đã đầu tư tổng cộng 1 tỷ USD vào Việt Nam sau khi vào thị trường Việt Nam từ năm 1993. CP Foods sẽ mở rộng hoạt động tại Việt Nam, chiếm 15% trong tổng doanh thu của công ty, bằng cách đầu tư thêm vào các nhà máy chế biến thịt. Nhà máy sản xuất gà đã hoàn thành sẽ có công suất chế biến 1 triệu con gà mỗi tuần. Tổng sản lượng thịt gà từ các hoạt động tại Việt Nam của CP Foods vẫn thấp hơn chi nhánh tại Thái Lan, nhưng công ty có kế hoạch nâng cao năng suất trong tương lai. CP Foods đặt mục tiêu bắt đầu xuất khẩu thịt, cũng như tôm và cá, từ trung tâm tại Việt Nam, với hầu hết tất cả các loại thịt chế biến được xuất khẩu sang Nhật Bản, Trung Đông, Liên minh châu Âu và các nước khác. CP Foods sẽ sử dụng Việt Nam làm trung tâm xuất khẩu, để tận dung các FTA, các ưu đãi đặc quyền thuế và hạn ngạch xuất khẩu, đó là nhận định của các nhà phân tích Thái Lan. Ví dụ, Thái Lan có hạn ngạch xuất khẩu thịt gà sang EU. Họ có thể xuất khẩu nhiều hơn bằng cách sử dụng hạn ngạch từ Việt Nam, một khi họ sử dụng hết hạn ngạch từ Thái Lan.

Việt Nam có lợi thế hơn Thái Lan về xuất khẩu. Theo dữ liệu từ Tổ chức Thương mại Nhật Bản, sức mạnh của Việt Nam cũng nằm trong chi phí lao động thấp hơn. Một công nhân sản xuất của Việt Nam kiếm trung bình 227 USD một tháng, thấp hơn nhiều so với 413 USD của Thái Lan và 493 USD của Trung Quốc. CP Foods cũng đang lên kế hoạch đẩy mạnh xuất khẩu tôm với sự hỗ trợ của chính phủ Việt Nam. Công ty này đang xem xét tăng công suất nuôi tôm ở Việt Nam lên 50 tỷ đơn vị mỗi năm từ mức 12 tỷ hiện tại. Để đạt được điều đó, công ty này sẽ tăng năng lực sản xuất thức ăn tôm hàng năm từ 300.000 tấn lên 500.000 tấn vào năm 2019. Trong năm tài chính đến tháng 12 năm 2018, CP Foods đã có ​​doanh số bán hàng tại Việt Nam tăng 26% so với năm trước lên 2,56 tỷ USD, trái ngược hoàn toàn so với sự ổn định ở Thái Lan.

V.D
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Thương mại biên giới: Duy nhất xuất nhập khẩu qua Trung Quốc tăng trưởng dương

Thương mại biên giới: Duy nhất xuất nhập khẩu qua Trung Quốc tăng trưởng dương

Ứng dụng công nghệ trong hoạt động logistics: Giúp doanh nghiệp tăng năng suất, giảm chi phí

Ứng dụng công nghệ trong hoạt động logistics: Giúp doanh nghiệp tăng năng suất, giảm chi phí

Nghị định 33/2024/NĐ-CP sắp có hiệu lực: Đơn vị xuất, nhập khẩu hoá chất Bảng cần lưu ý gì?

Nghị định 33/2024/NĐ-CP sắp có hiệu lực: Đơn vị xuất, nhập khẩu hoá chất Bảng cần lưu ý gì?

Việt Nam xuất siêu sang thị trường EU giảm 8,5% trong năm 2023

Việt Nam xuất siêu sang thị trường EU giảm 8,5% trong năm 2023

Hỗ trợ doanh nghiệp nông sản Việt tiếp cận thị trường Hoa Kỳ

Hỗ trợ doanh nghiệp nông sản Việt tiếp cận thị trường Hoa Kỳ

Lo ngại tình hình thời tiết tại Brazil, giá cà phê xuất khẩu biến động

Lo ngại tình hình thời tiết tại Brazil, giá cà phê xuất khẩu biến động

Những địa phương có kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD trở lên năm 2023

Những địa phương có kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD trở lên năm 2023

Hội chợ Foodservice Australia 2024: Cơ hội đưa nông sản của Hà Nội vào Australia

Hội chợ Foodservice Australia 2024: Cơ hội đưa nông sản của Hà Nội vào Australia

Điểm tên những mặt hàng nông sản xuất khẩu chiếm vị trí cao nhất

Điểm tên những mặt hàng nông sản xuất khẩu chiếm vị trí cao nhất

Điểm tên 10 địa phương có kim ngạch xuất khẩu thấp nhất năm 2023

Điểm tên 10 địa phương có kim ngạch xuất khẩu thấp nhất năm 2023

Xuất nhập khẩu Việt Nam 2023: Duy nhất khu vực thị trường châu Phi ghi nhận tăng trưởng dương

Xuất nhập khẩu Việt Nam 2023: Duy nhất khu vực thị trường châu Phi ghi nhận tăng trưởng dương

Một số nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Vương quốc Anh tăng trưởng tốt

Một số nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Vương quốc Anh tăng trưởng tốt

Nhập khẩu hàng hóa: Điểm tên 3 mặt hàng tăng trưởng dương

Nhập khẩu hàng hóa: Điểm tên 3 mặt hàng tăng trưởng dương

Nhiều nội dung mới trong Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2023

Nhiều nội dung mới trong Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2023

Chuyển đổi số trong logistics - chìa khóa cho phát triển thương mại điện tử và nền kinh tế

Chuyển đổi số trong logistics - chìa khóa cho phát triển thương mại điện tử và nền kinh tế

Top 10 tỉnh, thành có kim ngạch xuất khẩu cao nhất năm 2023

Top 10 tỉnh, thành có kim ngạch xuất khẩu cao nhất năm 2023

Xuất khẩu hàng hóa 2023: Điểm sáng nhóm hàng nông sản, thủy sản

Xuất khẩu hàng hóa 2023: Điểm sáng nhóm hàng nông sản, thủy sản

Ứng dụng công nghệ để phát triển ngành Thương mại điện tử và Logistics hiện đại, bền vững

Ứng dụng công nghệ để phát triển ngành Thương mại điện tử và Logistics hiện đại, bền vững

Xuất khẩu than của Việt Nam tăng mạnh

Xuất khẩu than của Việt Nam tăng mạnh

Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam: Cầu nối thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả

Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam: Cầu nối thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả

Xem thêm