Hầu như các dịch vụ nha khoa hiện nay đều yêu cầu việc tiếp xúc trực tiếp với khoang miệng của bệnh nhân - nơi lưu trú và là cửa ngõ để Covid-19 xâm nhập cơ thể. Nói cách khác, viễn cảnh “đóng băng" ngành nha giữa đại dịch là khó tránh khỏi.
Ngành nha gặp khó dẫn đến nhiều hệ lụy liên quan đến sức khỏe răng miệng cộng đồng. Theo đó, tỉ lệ bệnh răng miệng dễ tăng cao - nhất là ở nhóm di chứng từ các ca bệnh răng miệng không được chữa kịp thời hoặc trì hoãn kéo dài.
![]() |
Nhiều biện pháp chống dịch đã được các cơ sở nha khoa trên thế giới triển khai nhằm giúp bệnh nhân yên tâm hơn khi sử dụng dịch vụ |
Thực tế trên biểu hiện rõ tại các quốc gia có diễn biến chống dịch phức tạp như Ấn Độ. Nguồn tin từ tờ New Delhi, Bộ Y tế và Phúc lợi Gia đình Ấn Độ ước tính rằng năm 2019, khoảng 60% dân số trưởng thành và 70% trẻ em đang đi học của Ấn Độ bị ảnh hưởng bởi sâu răng. Trong đó, bệnh nha chu - nhiễm trùng mô quanh răng - đã ảnh hưởng đến ít nhất 85% dân số. Quốc gia này cũng được coi là thủ phủ ung thư miệng của thế giới. Trong tổng số các bệnh ung thư toàn thân thì ung thư miệng chiếm trên 30% các loại ung thư toàn thân.
Tâm lý ngại nha khoa vì dịch bệnh cũng ảnh hưởng đến Việt Nam - dù ở mức độ ít hơn. Khảo sát tại một số bệnh viện nha khoa ở TP. Hồ Chí Minh cho thấy, dịch bệnh cũng khiến bệnh nhân ít chủ động hơn với các dịch vụ nha khoa. Các nhu cầu phổ biến như khám răng miệng định kỳ, niềng răng, tẩy trắng, răng sứ thẩm mỹ... có tỉ lệ giảm so với cùng kỳ chưa có dịch bệnh. Trong khi đó, một số dịch vụ nha khoa chuyên sâu như implant, đa implant, tiểu phẫu nha khoa… lại tìm thấy những tín hiệu hồi phục nhanh hơn.
“Nhìn chung, tỷ lệ sử dụng dịch vụ Implant (của thị trường nói chung và của bệnh viện nói riêng) vẫn đang trên đà tăng trưởng tốt dù bị ảnh hưởng ít nhiều từ dịch bệnh. Có thể lý giải là vì người dân đã dần bỏ đi suy nghĩ ‘sợ’ phẫu thuật và ngày càng nhận thấy được ưu điểm của Implant so với việc bọc răng sứ. Mặt khác, các ca sử dụng implant thường là vì mất răng nên bệnh nhân ít trì hoãn dù dịch bệnh vì càng để lâu, việc mất răng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hằng ngày như nhai nuốt” - Ths. Bs Nguyễn Quang Tiến - Giám đốc Bệnh viện Răng hàm mặt Sài Gòn - cho biết.
Trước những thách thức đặt ra từ dịch bệnh, bản thân ngành nha khoa trong nước cũng có những biện pháp thích ứng phù hợp. Theo đó, nhiều bệnh viện nha khoa tại TP. Hồ Chí Minh đã triển khai hoàn chỉnh hệ thống chống dịch, đơn cử như phòng khám tiền trạm (trước khi vào bệnh viện) để tầm soát các nguy cơ nhiễm covid-19. Bên cạnh đó, nhiều trang bị tự động, kháng khuẩn tiên tiến giúp hạn chế tối đa việc tiếp xúc gần cũng được đầu tư và bổ sung thêm như phòng áp lực dương, hệ thống cửa dẫn vào khu thăm khám cảm ứng… Đáng nói là một vật tư trong số này - như phòng áp lực dương, thường có chi phí đầu tư khá lớn và không nằm trong tiêu chí bắt buộc của mô hình bệnh viện.
![]() |
Mô hình phòng áp lực dương hiện được triển khai tại các cấp bệnh viện nha khoa trên địa bàn thành phố |
“Các bệnh nhân sau khi thực hiện cấy ghép đa implant trong phòng áp lực dương tỏ ra rất hài lòng vì không nghĩ dịch vụ nha khoa lại thực hiện trong một không gian chuyên nghiệp như vậy. Việc tăng cường khai thác công nghệ này, không chỉ là biện pháp chống dịch hiệu quả mà còn giúp trải nghiệm của bệnh nhân được tốt hơn" - bác sĩ Tiến nói thêm.
Được biết, ở TP. Hồ Chí Minh hiện tại chỉ có 3 đơn vị được cấp phép hoạt động theo mô hình Bệnh viện chuyên khoa Răng Hàm Mặt. Đó là Bệnh viện Răng hàm mặt Sài Gòn, Bệnh viện chuyên khoa răng hàm mặt (RHM) Trung ương và Bệnh viện chuyên khoa răng hàm mặt TP. Hồ Chí Minh.