Thứ hai 25/11/2024 12:07

Công ty CP Thủy điện Đakđrinh: Đổi thay nhờ thủy điện

Công ty CP Thủy điện Đakđrinh được đánh giá là một trong 10 dự án thủy điện nhỏ và vừa hoạt động rất hiệu quả.

Sau 8 năm chính thức đi vào hoạt động, sản xuất, kinh doanh điện và tham gia thị tường điện cạnh tranh, dự án Nhà máy Thủy điện Đakđrinh do Công ty CP Thủy điện Đakđrinh thuộc Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam quản lý, vận hành - được đánh giá là một trong 10 dự án thủy điện nhỏ và vừa hoạt động rất hiệu quả.

Trở lại Đakđrinh

Sau 8 năm kể từ ngày tổ máy số 1 của Nhà máy Thủy điện Đakđrinh phát điện thương mại, đến thăm Đakđrinh hôm nay là một diện mạo mới trên mảnh đất huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi.

Khác hẳn với nhiều con đường đến các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ trên cả nước mà chúng tôi đã đi, đường đến Nhà máy Thủy điện Đakđrinh đi qua địa phận huyện Sơn Tịnh, từ Sơn Hà đi Sơn Tây với hơn 30km đường bê tông (do chủ đầu tư phối hợp cùng tỉnh Quảng Ngãi xây dựng) rộng rãi cho 2 làn xe lưu thông. Bám bên sườn núi là những khu nhà mới được xây dựng khang trang, sạch sẽ, dự án đã mang lại sức sống cho huyện miền núi nghèo Sơn Tây.

Hồ thủy điện Đakđrinh nằm trên địa bàn hai tỉnh Quảng Ngãi và Kom Tum

Gặp ông Đỗ Xuân Bình - Giám đốc Công ty CP Thủy điện Đakđrinh (PV Power DHC) - chia sẻ: Dự án thủy điện Đakđrinh triển khai từ năm 2007 với vốn đầu tư hơn 5.000 tỷ đồng, nhà máy có công suất 125 MW, tháng 6/2014 chính thức phát điện thương mại. Trong đó kế hoạch bồi thường, giải phóng mặt bằng chiếm khoảng 1.500 tỷ đồng. Khoảng 570ha đất bị ngập trong lòng hồ thủy điện thuộc các xã Sơn Long, Sơn Liên và Sơn Dung (Sơn Tây, Quảng Ngãi) và huyện Kong Plong tỉnh Kon Tum. Có hàng trăm hộ dân được đền bù giải tỏa và hỗ trợ tái định cư, với số tiền từ vài trăm triệu đồng đến vài tỷ đồng. Nhiều người dân ở huyện miền núi Sơn Tây, Quảng Ngãi sau khi nhận đền bù và các khoản hỗ trợ đã xây nhà mới theo kiểu biệt thự.

Không chỉ đền bù đất và tài sản trên đất với giá trị cao cho người dân miền núi Sơn Tây mà trong những năm qua PV Power DHC đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và hai địa phương, tổ chức xây dựng nhiều công trình dân sinh với tổng mức đầu tư lên đến hàng trăm tỷ đồng (Quảng Ngãi và Kon Tum). Nhờ vậy, nhiều điểm trường mới ở các khu tái định cư được xây dựng khang trang.

Đặc biệt, ở khu tái định cư, mỗi hộ dân được nhận diện tích đất ở và đất vườn liền kề mỗi hộ 1.000 m2, đồng thời họ còn được cấp 1 ha đất rẫy cùng 4 sào lúa nước, tạo thuận lợi cho người dân sản xuất. Nhiều khu tái định cư không khác gì các khu phố mới ở các thị trấn, thị tứ; có những khu của đồng bào dân tộc Ca Dong ở thôn Xô Thác, xã Đắk Nên, huyện Kon Plong (Kon Tum) chỉ có 25 hộ dân còn có riêng một ngôi trường khang trang do chủ đầu tư hỗ trợ xây dựng.

Có lẽ trước khi ánh sáng từ dòng Đakđrinh mang lại, thì ánh sáng từ cái tâm của những người làm dự án, mong muốn mang lại cho đời sống người dân nơi đây một cuộc sống mới, đã được đồng bào và các cấp chính quyền địa phương ghi nhận. “Chúng tôi xác định phải mang lại điều kiện sống và sản xuất tốt hơn so với nơi ở cũ, dù vấn đề này có thể khiến chi phí đầu tư bị đội lên cao” - ông Bình chia sẻ.

Quy mô nhỏ, hiệu quả lớn

Nhà máy Thủy điện Đakđrinh có công suất thiết kế 125MW, bao gồm 2 tổ máy với sản lượng điện trung bình hàng năm là 540,925 triệu kWh.

Sau 8 năm đi vào vận hành chính thức, Nhà máy Thủy điện Đakđrinh đã khẳng định vai trò cấp nước trong mùa hạn cho sản xuất nông nghiệp, điều tiết lũ vào mùa mưa cho hạ lưu, phát điện ổn định lên lưới quốc gia, đồng thời giải quyết được việc làm cho nhiều người dân trong tỉnh Quảng Ngãi.

Phòng điều khiển trung tâm

Cũng theo ông Đỗ Xuân Bình, PV Power DHC đã phát huy tối đa năng lực của nhà máy, sử dụng nguồn nước đạt hiệu quả cao nhất. Sau gần 8 năm phát điện thương mại, sản lượng điện nhà máy phát lên lưới quốc gia đạt hơn 4,2 tỷ kWh, doanh thu đạt 4.103,0 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước đạt 932 tỷ đồng, giá bán điện chênh lệch từ thị trường điện cạnh tranh mang lại cho công ty doanh thu cao.

Đặc biệt, năm 2021 là năm có nhiều thành công trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty, sản lượng điện sản xuất ước đạt 610,4 kWh; doanh thu 669 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế 188,5 tỷ đồng; nộp ngân sách 158 tỷ đồng.

Đến nay, 2 tổ máy phát điện của Nhà máy Thủy điện Đakđrinh vận hành ổn định, dưới sự chỉ đạo điều hành quyết liệt của Ban lãnh đạo, đồng bộ các khâu từ quản lý sản xuất, kỹ thuật đến nắm bắt thị trường, chào giá cạnh tranh, xây dựng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008… đạt hiệu quả sản xuất, kinh doanh cao.

Với kết quả này, PV Power DHC đã từng bước khẳng định vị thế, trở thành một trong những công ty cổ phần hoạt động hiệu quả khu vực miền Trung” - ông Bình chia sẻ.

Có thể nói, Thủy điện Đakđrinh là công trình có quy mô lớn nhất trên hệ thống bậc thang lưu vực sông Trà Khúc. Đây là công trình trọng điểm trong quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030. Khi dòng Đakđrinh phát sáng đã có người nói rằng, ánh sáng ấy đã làm đổi thay một vùng đất, làm đổi đời biết bao số phận con người tại vùng đất hẻo lánh và hết sức khó khăn của Quảng Ngãi và Kom Tum, còn tôi thì tin rằng ánh sáng đấy còn tỏa ra bởi cái Tâm của những tấm lòng cao đẹp, những tấm lòng biết đặt lợi ích của cộng đồng xã hội lên trước lợi ích của mình.

Thủy điện Đakđrinh là công trình có quy mô lớn nhất trên hệ thống bậc thang lưu vực sông Trà Khúc. Đây là công trình trọng điểm trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Thu Hường - Kim Xuyến
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường điện

Tin cùng chuyên mục

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Bộ Công Thương phê duyệt Kế hoạch cung cấp điện quốc gia năm 2025

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Bài 4: Từ kết quả giám sát đến yêu cầu sửa đổi toàn diện Luật Điện lực

Bài 3: Các chuyên gia, nhà quản lý, đại biểu Quốc hội nói gì?

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

PC Lào Cai: 'Thần tốc' đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ

PC Đắk Nông: Cải thiện và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế

Hiệu quả quản lý lưới truyền tải từ ứng dụng UAV và công nghệ Lidar

Nghệ An phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án lưới điện truyền tải 220kV

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Nâng cao năng suất lao động nhờ phát triển lưới điện thông minh, chuyển đổi số

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề xuất 3 kịch bản cung ứng điện cho năm 2025

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Nhiệm vụ hàng đầu là bảo đảm cung ứng điện trong mọi tình huống

EVNCPC triển khai nhiều hoạt động trong ‘Tháng tri ân khách hàng 2024’

Bộ Công Thương xây dựng 3 kịch bản cung cấp điện năm 2025

Hà Giang: Chú trọng đảm bảo an toàn hành lang lưới điện

Tháng tri ân khách hàng năm 2024 của EVN có gì đặc biệt?

PC Đắk Lắk: Đảm bảo an toàn lưới điện cao áp tại khu vực rừng trồng và rừng nguyên sinh