Thứ sáu 08/11/2024 06:29

Công tác đào tạo tác động đến chất lượng hoạt động của Kiểm toán nhà nước

Thực hiện mục tiêu Chiến lược phát triển Kiểm toán nhà nước đến năm 2030, việc đổi mới đào tạo cần phù hợp với các đơn vị và toàn ngành theo lộ trình cụ thể.

Cần bám sát thực tiễn

Thông tin tại Tọa đàm “Đổi mới công tác đào tạo bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược đến năm 2030”, TS. Nguyễn Hữu Hiểu - Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán - cho biết: Thời gian qua, công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp trở thành nhiệm vụ và được thực hiện thường xuyên; không ngừng đổi mới cả về nội dung, hình thức, đào tạo theo hướng gắn với thực tiễn, sẵn sàng thích nghi với môi trường công nghệ kiểm toán hiện đại theo thông lệ, chuẩn mực quốc tế.

Đại biểu tham dự tọa đàm

Theo thống kê, từ năm 2010 đến nay, Kiểm toán nhà nước đã giao Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán chủ trì tổ chức các lớp đào tạo bồi dưỡng chuyên môn kiểm toán theo chương trình ngạch, bậc cho hàng nghìn lượt công chức, viên chức và bồi dưỡng tập huấn nghiệp vụ kiểm toán, kiến thức khác cho hơn 24.000 lượt học viên.

Kiểm toán nhà nước đã đẩy mạnh bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, quản lý cho đội ngũ lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng và đội ngũ quy hoạch các cấp, đặc biệt là nâng cao kỹ năng diễn thuyết, phát biểu, chủ trì cuộc họp, từ đó tạo nguồn cán bộ có chất lượng đảm nhiệm các nhiệm vụ được giao.

Tuy vậy, TS. Nguyễn Hữu Hiểu cũng đánh giá, hệ thống chương trình, tài liệu bồi dưỡng tuy nhiều nhưng kết cấu chưa thật sự logic; chưa có tính tiên phong trong phát triển chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán. Nội dung bồi dưỡng chưa theo kịp những phương pháp, kỹ năng kiểm toán mới. Việc ứng dụng công nghệ trong tổ chức đào tạo bồi dưỡng chưa hiệu quả, chưa định hình rõ nét triết lý và văn hóa học tập của Kiểm toán nhà nước.

Trong khi đó, sự phát triển của đất nước và của Kiểm toán nhà nước đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với công chức, viên chức. Đội ngũ Kiểm toán nhà nước cần được xây dựng tinh gọn, đủ về số lượng; được trang bị kiến thức chuyên môn; có khả năng phân tích, tổng hợp và đánh giá chính sách kinh tế vĩ mô, tương xứng với yêu cầu của nghề nghiệp kiểm toán, chuẩn mực quốc tế; có kỹ năng vận dụng hiệu quả công nghệ kiểm toán…

Công tác đào tạo cần đổi mới, linh hoạt

Thực tế cho thấy, yêu cầu hiện nay của Kiểm toán nhà nước đã cao hơn và vượt xa so với kế hoạch, chiến lược đã đề ra trước đây. Do đó, các chuyên gia cho rằng, việc triển khai công tác đào tạo bồi dưỡng cũng phải linh hoạt, thường xuyên đổi mới, bám sát thực tiễn của ngành, vừa đáp ứng yêu cầu nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, vừa đáp ứng nhiệm vụ của Kiểm toán nhà nước là phục vụ hoạt động điều hành, giám sát của Quốc hội và các cơ quan dân cử.

Cùng chia sẻ về vấn đề này, Thạc sĩ Hà Minh Tuấn - Phó Giám đốc Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán - bày tỏ, hoạt động đào tạo bồi dưỡng cần được thực hiện thường xuyên, liên tục trên phạm vi toàn ngành, trong đó Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán là một trong các đơn vị được Kiểm toán nhà nước giao chủ trì đào tạo bồi dưỡng. Các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước như các Kiểm toán nhà nước chuyên ngành, khu vực, đơn vị tham mưu đều có kế hoạch và triển khai công tác đào tạo bồi dưỡng riêng. Do đó, việc đổi mới công tác đào tạo để đáp ứng mục tiêu chiến lược đến năm 2030 cần lưu ý đến việc phù hợp với các đơn vị và toàn ngành theo lộ trình cụ thể.

Liên quan đến tài liệu đào tạo bồi dưỡng, Kiểm toán nhà nước cần nghiên cứu đến việc xây dựng chương trình, tài liệu theo từng nội dung triển khai kiểm toán, ngạch, bậc và theo giai đoạn cụ thể. Bên cạnh đó, khi đào tạo các ngạch kiểm toán viên cần chú trọng đến việc càng lên cao càng phải đào tạo nhiều và mở rộng nội dung đào tạo không chỉ về chuyên môn mà bao gồm cả về quản lý, điều hành, công nghệ…

Về cơ sở vật chất, cần có những phân tích, đánh giá cụ thể để xác định được những cơ sở vật chất còn thiếu, cần bổ sung, đặc biệt là trang thiết bị công nghệ để phục vụ cho hoạt động đào tạo bồi dưỡng tương ứng với từng giai đoạn, nội dung đào tạo.

TS. Nguyễn Hữu Hiểu cho biết thêm, theo kinh nghiệm của các cơ quan kiểm toán trên thế giới, một trong những cách hiệu quả nhất để các cơ quan kiểm toán tăng cường năng lực đó là phát triển đội ngũ kiểm toán viên chuyên nghiệp thông qua đào tạo bồi dưỡng. Đặc biệt, trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, Kiểm toán nhà nước cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đào tạo bồi dưỡng để triển khai linh hoạt, đa dạng các hình thức đào tạo nhằm phát huy công nghệ, xu hướng học tập trực tuyến, tạo điều kiện thuận lợi và thu hút tối đa số lượng học viên.

Bên cạnh đó, Kiểm toán nhà nước cần xây dựng lộ trình học tập và phát triển chuyên môn liên tục với cấu trúc hợp lý trong nhiều năm, bao gồm các khóa học chính quy, kinh nghiệm làm việc đa dạng, cập nhật kỹ thuật và tự học/trau dồi. Nội dung đào tạo bồi dưỡng gắn với ưu tiên phát triển của ngành, thực tiễn thực hiện nhiệm vụ được giao với các bài tập tương tác, nghiên cứu tình huống thực tế bảo đảm các kiểm toán viên có đủ năng lực trước khi thực hiện nhiệm vụ kiểm toán.

TS. Nguyễn Hữu Hiểu kiến nghị, để đảm bảo việc học và trau dồi liên tục, có thể quy định một số hoạt động học tập và phát triển là bắt buộc đối với kiểm toán viên, như: Cập nhật các chuẩn mực của ISSAI, có thể yêu cầu kiểm toán viên phải tham gia đào tạo cập nhật kỹ thuật kiểm toán/tham dự hội thảo... trong khoảng thời gian trước khi chu kỳ kiểm toán mới bắt đầu hoặc quy định số giờ tối thiểu mà kiểm toán viên cần cập nhật chuyên môn thông qua tham gia các khóa đào tạo/hội thảo.

Để năng cao chất lượng, Kiểm toán nhà nước cần chú trọng hoàn thiện các yếu tố thuộc hoạt động đào tạo bồi dưỡng như giảng viên, cơ sở vật chất...; tăng cường chuẩn hóa năng lực Kiểm toán nhà nước thông qua chứng chỉ chuyên môn về Kiểm toán nhà nước được công nhận rộng rãi, tổ chức đào tạo và thi lấy chứng chỉ đối với Kiểm toán viên nhà nước cũng như bộ máy kiểm toán/giám sát nội bộ của cơ quan nhà nước; khuyến khích kiểm toán viên theo học các chứng chỉ kế toán/kiểm toán trong khu vực công quốc tế được công nhận.

Tâm An
Bài viết cùng chủ đề: Kiểm toán nhà nước

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy nhà dân tại Bà Rịa - Vũng Tàu

Dự báo thời tiết ngày mai 8/11/2024: Bão Yinxing tăng cấp sát Biển Đông, biển động dữ dội

Báo Công Thương tổ chức khám sức khỏe cho cán bộ, viên chức, người lao động năm 2024

Cầu ở Hà Giang bất ngờ đổ sập trong lúc đang thi công

Cùng hướng đến những tác động tích cực và bền vững cho trẻ em

Bộ Thông tin và Truyền thông bổ nhiệm Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia

TP. Hồ Chí Minh: Phụ huynh bức xúc vì phải thanh toán học phí qua app của bên thứ ba

Tìm được hai phi công lái máy bay Yak-130 nhờ Viettel tăng cường sóng hỗ trợ

Nhân sự 6/11: Bộ Công an điều động Giám đốc Công an tỉnh; Thứ trưởng Bộ Y tế nhận nhiệm vụ mới

Dự báo thời tiết mới nhất hôm nay 7/11/2024: Bắc Bộ ngày nắng; Trung Bộ mưa lớn giảm dần

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 7/11/2024: Hà Nội tăng nhiệt trở lại, ngày nắng; đêm vẫn lạnh

Dự báo thời tiết biển hôm nay 7/11/2024: Biển động rất mạnh do ảnh hưởng Cơn bão Yinxing gần Biển Đông

Tin bão gần Biển Đông (Cơn bão Yinxing) mới nhất hôm nay 7/11/2024: Vùng gần tâm bão biển động dữ dội

Loạn 'lang băm', 'thần y' quảng cáo bài thuốc gia truyền trên mạng xã hội

Giới thiệu bà Nguyễn Thị Tuyến để bầu làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

Dự báo thời tiết ngày mai 7/11/2024: Mưa lớn, lốc sét và gió giật mạnh từ Quảng Nam đến Khánh Hòa

Tháng 10, cả nước xảy ra 1.850 vụ tai nạn giao thông

Bão Yinxing di chuyển nhanh, giật cấp 17 hướng vào Biển Đông

Nhiều hoạt động ý nghĩa nhân kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội

95,4% hộ gia đình không thay đổi thu nhập trong tháng 10/2024