Thứ ba 26/11/2024 10:11

Công nghiệp sản xuất gốm sứ đóng góp hơn 3 tỷ USD/năm vào GDP

Ngành công nghiệp sản xuất gốm sứ đóng góp hơn 3 tỷ USD/năm vào GDP của Việt Nam và tiếp tục có xu hướng phát triển mạnh mẽ.

Theo số liệu thống kê từ Tổng Cục Hải quan, tháng 11/2023 Việt Nam xuất khẩu 18 triệu USD mặt hàng gốm sứ tăng 30,9% so với tháng 10/2023, nhưng giảm 3% so với tháng 11/2022. Luỹ kế 11 tháng năm 2023, xuất khẩu gốm sứ đạt 131,85 triệu USD, giảm 37,5% so với cùng kỳ năm 2022.

Mỹ, EU vẫn là thị trường nhập khẩu gốm sứ lớn mỹ nghệ của Việt Nam, tuy nhiên kể từ đầu năm 2023 đến nay, nhập khẩu gốm sứ của Việt Nam từ các thị trường này có xu hướng giảm.

Công nghiệp sản xuất gốm sứ đóng góp hơn 3 tỷ USD/năm vào GDP

Việt Nam nằm trong số quốc gia sản xuất gốm sứ xây dựng lớn nhất trên thế giới. Vừa qua, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, với năng lực sản suất và trình độ công nghệ như hiện nay, Việt Nam là một trong 10 quốc gia sản xuất gốm sứ xây dựng lớn nhất thế giới và cũng là quốc gia có sản lượng gạch ốp lát đứng thứ 4 thế giới.

Gốm sứ là một trong các loại vật liệu xây dựng có vai trò quan trọng trong mỗi công trình xây dựng, đóng góp vào sự phát triển của ngành xây dựng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Trung bình hàng năm, công nghiệpsản xuất gốm sứ đã đóng góp hơn 3 tỷ USD/năm cho GDP của Việt Nam.

Ngoài việc cung cấp đủ nhu cầu thị trường trong nước, sản phẩm gốm sứ xây dựng của Việt Nam đã xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới như khu vực ASEAN, Đông Bắc Á, Mỹ, châu Âu; trong đó, doanh thu xuất khẩu năm 2022 đạt hơn 220 triệu USD.

Những năm qua, Chính phủ và các bộ, ngành đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, đề án, chiến lược như Luật Xây dựng, Nghị định về quản lý phát triển vật liệu xây dựng cùng các Thông tư hướng dẫn, Chiến lược Phát triển Vật liệu Xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021-2030, định hướng đến năm 2050… Cùng đó, nhiều chỉ đạo điều hành tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển vật liệu xây dựng; trong đó có vật liệu gốm sứ xây dựng.

Đồng thời, các địa phương cũng tích cực kêu gọi thu hút đầu tư, đẩy nhanh thủ tục thẩm định, phê duyệt dự án. Các doanh nghiệp cũng tích cực đầu tư, triển khai đưa vào vận hành nhiều dự án sản xuất gạch ốp lát, sứ vệ sinh, cung cấp ra thị trường những sản phẩm chất lượng, đảm bảo nhu cầu xây dựng trong nước và xuất khẩu.

Các chuyên gia đánh giá, trong khoảng 20 năm gần đây, ngành công nghiệp gốm sứ xây dựng Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất.

Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Xây dựng

Tin cùng chuyên mục

Gia tăng tỷ lệ nội địa hóa 40%, công nghiệp ô tô thêm động lực từ tân binh Omoda & Jaecoo

Sản xuất thép ray cho đường sắt tốc độ cao: Doanh nghiệp trong nước sẵn sàng vào cuộc

Sửa đổi Luật Hóa chất thúc đẩy phát triển bền vững, hướng tới kinh tế xanh

Hội thảo khoa học "Phục hồi và phát triển ngành đóng tàu TP. Hải Phòng"

Gợi ý cho Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn hợp tác chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt

Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên

Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Bài 4: Kỳ vọng thổi 'luồng sinh khí' mới vào nền kinh tế

Năm 2024, sản xuất công nghiệp của Nam Định dự kiến tăng 14,5%

Chấp thuận đầu tư gần 3.000 tỷ đồng vào khu công nghiệp Đồng Văn VI

Chấp thuận đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II, Hà Nam

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Quy mô cực lớn, nhiều bất ngờ chờ đón

Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Bài 3: Đại biểu Quốc hội 'hiến kế' để dự án về đích thành công

Bài 2: Bệ phóng để ngành công nghiệp chế tạo trong nước 'vươn tầm'

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam mong muốn mở rộng thị trường tại Brazil

Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Bài 1: Công trình có tính biểu tượng, ý nghĩa chiến lược