Công nghiệp hàng không áp lực chồng chất

Giá nhiên liệu tăng cao đột biến, khủng hoảng chính trị tại các quốc gia Ả rập, thảm họa thiên nhiên tại Nhật Bản... sẽ khiến lợi nhuận năm nay của các hãng hàng không trên thế giới giảm 78% so với năm 2010.

CôngThương - Theo đánh giá mới nhất của Hiệp hội Vận tải Hàng không quốc tế (IATA), lợi nhuận của các hãng hàng không trong năm 2011 sẽ giảm 78% so với năm 2010. Mặc dù nhiều biện pháp tiết kiệm đã được thực thi, song hiệp hội này vẫn hạ dự báo lợi nhuận cả năm của ngành từ 8,6 tỷ USD xuống một nửa, chỉ còn 4 tỷ USD. Trong khi đó, năm 2010, con số này đạt tới 18 tỷ USD.

GIÁ NHIÊN LIỆU TĂNG QUÁ CAO

Chỉ trong vòng ba tháng, thị trường nhiên liệu không ngừng biến động mạnh. IATA ước tính giá dầu năm nay trung bình sẽ tăng 15% so với năm trước, từ khoảng 96 USD/thùng lên 110 USD/thùng. Theo đó, hóa đơn thanh toán tiền nhiên liệu của các hãng hàng không cũng sẽ từ 10 tỷ USD lên 176 tỷ USD. Và nếu giá mặt hàng này chỉ cần tăng tiếp 2,5 USD nữa, ngành hàng không sẽ kết thúc năm 2011 trong thua lỗ. Kịch bản này không còn là một giả thiết mà nó hoàn toàn có thể xảy ra kể từ sau cuộc nổi dậy ở các nước Ả rập.

Tại Hội nghị thường niên vừa diễn ra tại Singapore, Tổng giám đốc IATA, ông Giovanni Bisignani - nhấn mạnh “Chỉ cần tăng 1 USD/thùng dầu, thì chi phí của ngành vận tải đường không sẽ đội thêm 1,6 tỷ USD”. “Những tiến bộ kỹ thuật từ một thập kỷ qua cộng thêm mức tăng trưởng mạnh của toàn bộ nền kinh tế thế giới đã bù đắp được việc giá nhiên liệu tăng cao”. Theo tính toán của tổ chức IATA, nguyên liệu hiện nay đã chiếm gần 30% chi phí cho một chuyến bay, trong khi năm 2001, con số này chỉ là 13%.

Các hãng hàng không cũng đang tìm biện pháp khắc phục tình trạng này. Như hãng Hàng không Quốc gia Pháp Air France đã thỏa thuận với đối tác Delta về việc cắt giảm giá trị dịch vụ từ 9% còn 7% trên các tuyến xuyên Đại Tây Dương vào mùa đông tới. Công ty Pháp-Hà Lan cũng có kế hoạch tăng cường sử dụng dầu sinh học (dựa trên dầu thực vật) tránh phụ thuộc quá nhiều vào dầu lửa.

HẠN NGẠCH QUOTAS CO2 Ở CHÂU ÂU

Bên cạnh việc giá nhiên liệu tăng cao, các công ty hàng không còn lo lắng về chính sách thuế tại châu Âu. Dự luật mới của EU sẽ quy định các công ty gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (thông qua phân bổ hạn ngạch mức thải khí CO2) sẽ phải trả tiền.

Điều luật này sẽ buộc các công ty phải mua giấy phép phát thải tới một ngưỡng nhất định. Nếu vậy, ngành hàng không sẽ phải mất thêm một khoản không nhỏ. Nhiều chuyên gia cho rằng: Đây thực chất là đòn trả đũa thương mại của EU. Các "đại gia" trong ngành như Airbus lo ngại luật mới sẽ làm tăng mâu thuẫn giữa châu Âu và châu Á. Ngày 5/6, Tổng giám đốc IATA, ông Giovanni Bisignani - đã gửi bản kiến nghị lên Ban Khí hậu thuộc Ủy ban châu Âu yêu cầu từ bỏ dự luật này.

Tuy nhiên, cơ quan này đã bác bỏ đơn kiến nghị, mặc dù các hãng American Airlines, Continental Airlines và United Airlines đã nộp đơn khiếu nại lên Tòa án Tư pháp châu Âu.

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG YẾU

Trong những tháng gần đây, ngành hàng không phải đối mặt với nhiều vấn đề không thể lường trước. Tăng trưởng của ngành giảm sút bởi nhiều nguyên nhân. Thảm họa thiên nhiên tại Nhật Bản làm cho nguồn cung của ngành bị gián đoạn. Thêm vào đó, nhu cầu đi lại bằng đường không của Trung Quốc giảm, kết hợp với cuộc khủng hoảng chính trị ở Bắc Phi và Trung Đông cũng ảnh hưởng xấu tới sự tăng trưởng của các công ty hàng không.

IATA cho hay: “Ngành công nghiệp này đã bị mất 2 % nhu cầu đi lại do những trận động đất ở Nhật Bản và tình trạng bất ổn chính trị ở Trung Đông và Bắc Phi”. Tăng trưởng giao thông trong năm 2011 dự đoán sẽ chỉ còn 4,4% cho hoạt động hành khách và 5,5% đối với hàng hóa, thấp hơn mức 7,3% và 18,3% tương ứng trong năm 2010.

ÁP LỰC TỪ CÁC HÃNG HÀNG KHÔNG CHÂU Á

Trong bối cảnh đầy khó khăn thách thức ấy, nhiều hãng hàng không lại biết tận dụng cơ hội khẳng định mình. Đó là trường hợp của các công ty hàng không châu Á-Thái Bình Dương, vốn vẫn phát triển tốt nhờ sự tăng trưởng mạnh của Ấn Độ và Trung Quốc. IATA dự đoán lợi nhuận của những công ty này sẽ đạt 2,1 tỷ USD, trong khi những công ty của Mỹ chỉ đạt 1,2 tỷ USD và 500 triệu USD cho các thương hiệu từ châu Âu. Đối với các nhà kinh doanh hàng không khu vực Trung Đông, do ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng chính trị, lợi nhuận năm nay sẽ chỉ ở mức 100 triệu USD thay vì 900 triệu USD như năm ngoái.

Phượng Nguyễn Theo Expansion

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Bắc Giang: Đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp để thu hút đầu tư

Bắc Giang: Đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp để thu hút đầu tư

Ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản

Ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản

4 giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu phân bón

4 giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu phân bón

TKV sẽ đẩy mạnh đầu tư, khai thác bauxite

TKV sẽ đẩy mạnh đầu tư, khai thác bauxite

Bộ Công Thương thông tin về đề nghị điều tra chống bán phá giá thép cán nóng

Bộ Công Thương thông tin về đề nghị điều tra chống bán phá giá thép cán nóng

Nam Định: Gỡ vướng cho Tổ hợp dự án thép xanh gần 100.000 tỷ đồng

Nam Định: Gỡ vướng cho Tổ hợp dự án thép xanh gần 100.000 tỷ đồng

Gia tăng sản xuất thép cuộn cán nóng giúp ngành công nghiệp cơ khí tự chủ nguồn nguyên liệu

Gia tăng sản xuất thép cuộn cán nóng giúp ngành công nghiệp cơ khí tự chủ nguồn nguyên liệu

Tham vấn Cẩm nang công nghệ tiết kiệm năng lượng cho ngành công nghiệp

Tham vấn Cẩm nang công nghệ tiết kiệm năng lượng cho ngành công nghiệp

Xây dựng Luật Hoá chất (sửa đổi) bao gồm 4 nhóm chính sách

Xây dựng Luật Hoá chất (sửa đổi) bao gồm 4 nhóm chính sách

Từ đất hiếm đến con chip Việt Nam

Từ đất hiếm đến con chip Việt Nam

Khai thác và chế biến khoáng sản: Chú trọng nghiên cứu, đầu tư đổi mới công nghệ

Khai thác và chế biến khoáng sản: Chú trọng nghiên cứu, đầu tư đổi mới công nghệ

Công ty Môi trường - TKV: Phát huy vai trò của doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường

Công ty Môi trường - TKV: Phát huy vai trò của doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường

Kon Tum: Làm rõ trách nhiệm về những bất cập trong xây dựng hạ tầng công nghiệp

Kon Tum: Làm rõ trách nhiệm về những bất cập trong xây dựng hạ tầng công nghiệp

Một doanh nghiệp thép được cấp chứng nhận ISO 14064-1:2018 về kiểm kê khí nhà kính

Một doanh nghiệp thép được cấp chứng nhận ISO 14064-1:2018 về kiểm kê khí nhà kính

Cần phân cấp quản lý trong lĩnh vực địa chất, khoáng sản

Cần phân cấp quản lý trong lĩnh vực địa chất, khoáng sản

Thủ tướng chỉ thị đảm bảo cung ứng điện, cung cấp than, khí cho sản xuất điện

Thủ tướng chỉ thị đảm bảo cung ứng điện, cung cấp than, khí cho sản xuất điện

Nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hóa chất

Nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hóa chất

Lai Châu tránh khai thác tuỳ tiện, xuất khẩu thô đất hiếm

Lai Châu tránh khai thác tuỳ tiện, xuất khẩu thô đất hiếm

Thị trường ô tô trong nước có bùng nổ dịp cuối năm?

Thị trường ô tô trong nước có bùng nổ dịp cuối năm?

Quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng: Tháo gỡ nhiều điểm chồng lấn

Quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng: Tháo gỡ nhiều điểm chồng lấn

Xem thêm