Thứ sáu 29/11/2024 10:20

Có thể xây dựng phương án kinh doanh với lạm phát 10%

“Tôi tin rằng, lạm phát năm 2012 là dưới 10%. Các doanh nghiệp khi xây dựng phương án kinh doanh với chỉ số lạm phát năm tới 10% là có thể được.” T.S Trần Du Lịch nhận định.

 -  Hôm qua (9/12), tại hội thảo “ Kịch bản Kinh tế Việt Nam 2012: Đâu là cơ hội”, Tiến sĩ Trần Du Lịch - Ủy viên Ủy Ban Kinh tế Quốc Hội, Đại biểu Quốc Hội đã có những chia sẻ thẳc thắn với đại diện các doanh nghiệp về tình hình kinh tế vĩ mô năm 2012, tái cấu trúc, lộ trình giảm lãi suất cho vay. Dưới đây là nội dung của hơn 20 phút thảo luận với Ts. Trần Du Lịch.    Ông có dự báo nào về lộ trình giảm lãi suất cho vay của hệ thống ngân hàng trong thời gian tới? Tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII, tôi đã chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về nội dung này: “Quốc hội quyết định chỉ số CPI trong năm 2012 tối đa là 10%, tức là một con số. Như vậy, câu hỏi đặt ra các doanh nghiệp muốn biết trong chính sách lãi suất sắp tới này Ngân hàng Nhà nước có tiếp tục theo đuổi chính sách lãi suất dương về huy động tiền gửi hay không? Nếu dương, mức độ dương như thế nào? Liên quan đến lãi suất huy động thì lãi suất cho vay hiện nay chênh lệch khoảng 4-5%, sắp tới mức chênh lệch như thế nào để điều hành chính sách lãi suất?” Nếu trả lời được câu hỏi này, chúng ta sẽ biết lãi suất sẽ giảm dần theo hướng nào. Tuy nhiên, tại nghị trường Thống đốc chưa có điều kiện để trả lời. Vì vậy, tôi không thể trả lời thay Thống đốc.  Nhưng quan điểm của tôi, thực chất lâu nay Việt Nam duy trì chính sách lãi suất thực dương – tức lấy lãi suất huy động trừ đi lạm phát phải là con số dương. Năm 2011, chính sách này đã bị phá sản, bởi lãi suất huy động dù có cộng thêm 3-4% thì lãi suất thực vẫn dương. Vì vậy năm 2012, lạm phát kỳ vọng 10%, thì không có lý do gì không kéo lãi suất huy động tiền VND xuống thấp hơn.  Một khi lãi suất huy động được kéo xuống, lãi suất cho vay sẽ giảm. Lãi suất huy động kéo xuống được hay không lại tùy thuộc vào khả năng ngân hàng trung ương có thể bơm được tiền, điều tiết thị trường, không tăng ùn ùn.  Trong 8 lĩnh vực ưu tiên được bơm vốn: nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp vừa và nhỏ,… Theo hướng này thay vì bơm ra thị trường, Ngân hàng bơm vốn qua từng dự án sẽ giúp giảm áp lực cung - cầu vốn, do đó giảm lãi suất.  Theo ông, dựa trên cơ sở nào Quốc Hội đưa ra chỉ tiêu lạm phát năm 2012 dưới 10%? Lạm phát năm 2011 ở mức khoảng 18%, vậy chỉ tiêu lạm phát năm 2012 dưới 10% có hợp lý không? Đây là vấn đề Quốc hội đã thảo luận rất nhiều. Trước hết, ngay từ đầu tôi đã đề xuất với Chính Phủ rằng: năm 2012 GDP tăng trưởng bao nhiêu cũng được, nhưng lạm phát phải là 1 con số.  Có thể nhiều người cho rằng đó là duy ý chí. Nhưng làm kinh tế, làm vĩ mô, không có quyết tâm chính trị không làm được. Bởi, chúng ta không thể để một nền kinh tế lạm phát triền miên. Nếu tiếp tục lạm phát cao nó không còn là vấn đề kinh tế nữa màlà vấn đề chính trị xã hội.  Về cơ sở khoa học, với diễn biến CPI lập đỉnh vào tháng 4 là 3,32%, từ tháng 5 trở đi CPI đều thấp hơn, sức mua giảm, toàn bộ lượng tiền rút về. Rõ ràng nó đã cho ta điều kiện để kiểm soát lạm phát.  Chỉ có điều, sau nghị quyết 11, Việt Nam đã điều chỉnh giá tiền (thông qua tỷ giá, lãi suất) và điều chỉnh giá xăng dầu. Chắc chắn tới đây Chính phủ cũng sẽ điều chỉnh tiếp, nhưng điều chỉnh mức nào để nó không làm tăng CPI. Thêm vào đó, chúng ta không nâng giá các dịch vụ công thì Việt Nam có thể giữ được lạm phát dưới 10%.  Tôi tin rằng, lạm phát năm 2012 là dưới 10%. Các doanh nghiệp khi xây dựng phương án kinh doanh với chỉ số lạm phát năm tới 10% là có thể được. Chính sách giãn thuế hiện chỉ có tác động với các doanh nghiệp lớn, làm ăn có hiệu quả, các doanh nghiệp nhỏ, làm ăn khó khăn thì không được hưởng lợi. Vậy theo ông nhà nước nên có chính sách gì để hỗ trợ công bằng cho các doanh nghiệp? Trước hết, trong điều kiện nào cũng vậy, chúng ta nên tự cứu mình. “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”, nếu chúng ta không mưu sự, thì không thể thành sự.  Tôi đồng tình, miễn thuế thu nhập thì các doanh nghiệp không có lãi sẽ không có lợi. Tôi cho rằng, cái doanh nghiệp cần hỗ trợ nhất là những chính sách vĩ mô sắp tới: ổn định vĩ mô, kiềm chế được lạm phát, giữ ổn định tiền đồng, giảm lãi suất.  Riêng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, chính phủ nên có hỗ trợ trước hết: thông qua con đường tín dụng (quỹ tín dụng – giải quyết các vấn đề thế chấp tài sản mới được vay). Nhà nước nên phát huy vai trò của 2 ngân hàng lớn của Bộ Tài chính : Ngân hàng Chính sách và Ngân hàng Phát Triển (VDB). Đáng lẻ VDB phải tạo điều kiện vốn cho các doanh nghiệp yếu để phát triển, nhưng VDB hiện đang cho các “đại gia” vay.  Việt Nam nên sửa một số luật để hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bởi Luật đi vào các doanh nghiệp, Thông tư có giá trị.  Doanh nghiệp sử dụng nhiều nguồn lực, và được ưu ái hơn các thành phần kinh tế khác, nhưng hiệu quả mang lại không cao. Ông có cho rằng đây là nguyên nhân làm giảm sự phát triển kinh tế chung không? Chính phủ cần có những giải pháp nào?  Mọi nguồn lực là hữu hạn. Phân bố nguồn lực thời gian qua là bất hợp lý, nên tới đây chúng ta phải tái cấu trúc.  Vậy theo ông, mô hình tăng trưởng kinh tế nào phù hợp với Việt Nam? Đây là vấn đề rất lớn. Nếu sau chiến tranh thế giới thứ II, các nước đi lên nhờ công nghiệp hóa. Nhưng cho đến nay các nước thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình để trở thành nước phát triển  như Đài Loan, Hàn Quốc rất ít. Để thành công, cần phải có ý chí dân tộc rất lớn.  Mô hình tăng trưởng cũ của Việt Nam là dựa vào lao động giá rẻ, xuất khẩu thô, gia công và tăng vốn. Không phải mô hình cũ của Việt Nam trước đây là sai, trong giai đoạn đó việc phát triển như vậy là tất yếu. Nhưng chúng ta đã nhận thức được cái ngày hôm qua đúng, hôm nay không còn đúng nữa, chúng ta phải thay đổi.  Hướng tới, chúng ta không còn xuất khẩu thô, năm 1996 giá trị gia tăng trên một đơn vị sản phẩm công nghiệp là 41% nhưng đến nay chỉ còn 26%. Nghĩa là gia công rất cao. Như vậy, chúng ta phải tiến sang sản xuất, phải đầu tư ngành công nghiệp phụ trợ.  Ngoài ra, hiệu quả tổng hợp của nền kinh tế (TFP) rất thấp, dựa vào vốn. Thời gian qua tăng trưởng chiều ngang, công nghệ lạc hậu. Vì vậy, nhà nước phải có chính sách để doanh nghiệp lựa chọn công nghệ cao – doanh nghiệp sinh ra để kiếm lời, chứ không phải làm từ thiện.

Theo TTVN

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Thị trường hàng hóa hôm nay 26/11: Giá dầu thế giới giảm sau tin thỏa thuận ngừng bắn ở Trung Đông

Động lực mới cho ngành logistics và giao dịch hàng hóa tại Việt Nam

Thị trường hàng hóa hôm nay 25/11/2024: Giá dầu thế giới tăng vọt

Dự báo cà phê và 2 loại hàng hóa có giá 'đắt hơn tôm tươi' trong năm 2025

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 22/11: Giá dầu ‘leo thang’

Chỉ thị của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên về đảm bảo bảo cung cầu, bình ổn giá dịp Tết Ất Tỵ

Giá đậu tương năm 2025 sẽ diễn biến ra sao?

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 21/11: MXV-Index tăng phiên thứ 4 liên tiếp

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 20/11: Sắc xanh bao phủ thị trường kim loại và năng lượng

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 19/11: Giá dầu tăng mạnh, thị trường kim loại phục hồi

Doanh nghiệp ngoại thi nhau mở điểm bán, bức tranh thị trường bán lẻ nội cuối năm 2024 ra sao?

Doanh nghiệp bán lẻ tăng mở mới, thị trường kỳ vọng 'bùng nổ' cuối năm

Thị trường hàng hóa hôm nay 14/11/2024: Chỉ số MXV-Index chấm đứt chuỗi giảm ba phiên liên tiếp

Doanh nghiệp sẵn sàng nguồn cung hàng hoá phục vụ cuối năm và Tết Ất Tỵ

Thị trường hàng hóa hôm nay 13/11/2024: Giá đậu tương mở rộng đà suy yếu

POND’S mang kiến thức chăm sóc da đúng chuẩn tới gần 1000 học sinh Bến Tre

Thị trường hàng hóa hôm nay 12/11/2024: Giá dầu thế giới giảm hơn 2%

Thị trường hàng hóa hôm nay 11/11/2024: Nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc cao kỷ lục đẩy giá tăng mạnh

Thị trường hàng hóa hôm nay 8/11/2024: Lực mua mạnh mẽ kéo MXV-Index quay lại mức cao nhất trong vòng ba tuần

Thị trường hàng hóa hôm nay 7/11/2024: Giá kim loại đồng loạt giảm, giá ngô đi ngược chiều thị trường