Thứ hai 23/12/2024 05:13

Cơ quan nào sẽ quản lý Chữ ký số chuyên dùng công vụ?

Theo đại biểu Quốc hội, chữ ký số chuyên dùng công vụ nhằm thực thi công vụ của Nhà nước thực hiện nhiệm vụ chính trị đòi hỏi cấp độ an toàn, bảo mật cao hơn.

Sáng 30/5, tiếp tục kỳ họp thứ 5, Quốc hội nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu,chỉnh lý dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) và thảo luận ở hội trường về: một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi).

Theo đó, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi).

Quốc hội thảo luận tại Hội trường về dự thảo Luật Giao dịch Điện tử (sửa đổi) sáng 30/5

Tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy cho biết, về đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, tiếp thu ý kiến của đại biểu quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã rà soát kỹ lưỡng các văn bản quy phạm pháp luật (26 luật và các văn bản quy định chi tiết) và điều ước quốc tế (09 văn bản) liên quan đến dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành.

Đại biểu Trần Thị Kim Nhung – đoàn Quảng Ninh cho rằng, văn bản luật còn có những khái niệm khó hiểu, những thuật ngữ chuyên môn, cần được lý giải cụ thể, chi tiết hơn để đảm bảo tính rõ ràng của văn bản pháp luật.

Đại biểu Trần Thị Kim Nhung góp ý

Vị đại biểu này cũng đề nghị cần làm rõ trách nhiệm của các bộ có liên quan. Ngoài ra, dự thảo luật cũng giao nhiệm vụ cho một tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hiện tử quốc gia, nhưng chưa có quy định gì về định dạng, cơ cấu tổ chức, mô hình hoạt động của tổ chức này. Đại biểu đề nghị dự thảo luật cần quy định rõ về nội dung.

Theo Đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân – đoàn Bình Dương cần cân nhắc kỹ lưỡng quy định về quản lý chữ ký số chuyên dùng công vụ.

Đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân nêu rõ dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ là dịch vụ công quan trọng đặc thù do đối tượng sử dụng dịch vụ là công chức, viên chức nhà nước. Lĩnh vực quản lý về chữ ký số chuyên dùng công vụ và quản lý về chữ ký số chuyên dùng công cộng là 2 lĩnh vực riêng biệt có đặc thù khác nhau về đối tượng mục tiêu phương thức quản lý hạ tầng kỹ thuật.

Đại biểu chỉ rõ, thực tiễn từ năm 2007 đến nay đã tồn tại 2 hệ thống chữ ký số riêng biệt là chữ ký số chuyên dùng công vụ và chữ ký số công cộng được Chính phủ giao cho 2 cơ quan quản lý. Trong đó, Bộ Quốc phòng quản lý nhà nước về chữ ký số chuyên dùng công vụ. Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý nhà nước về chữ ký số chuyên dùng công cộng

Trong khi đó, chữ ký số chuyên dùng công vụ là hoạt động có tính đặc thù, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân bảo lưu. Đây là thực thi công vụ của Nhà nước thực hiện nhiệm vụ chính trị đòi hỏi cấp độ an toàn, bảo mật cao hơn.

Đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân đề nghị đưa chữ ký số chuyên dùng công vụ vào diện bảo mật

Đối với chữ ký số chuyên dùng công cộng do Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý và cấp phép cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp là hoạt động kinh doanh có điều kiện, có thu phí.

Đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân cho rằng nếu như dự thảo Luật, nếu như dự thảo quy định Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý nhà nước cả 2 loại chữ ký số nêu trên khi có vấn đề mất an toàn xảy ra thì việc xác định trách nhiệm là không rõ ràng.

Đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân đề nghị quy định về Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước về giao dịch điện tử trong lĩnh vực cơ yếu, chữ ký số chuyên dùng công vụ theo quy định pháp luật về cơ yếu và giao dịch điện tử.

Đồng thời, đề nghị bổ sung 1 khoản quy định trách nhiệm của Ban Cơ yếu Chính phủ trong việc giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xây dựng ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật tiêu chuẩn kỹ thuật về chữ ký số chuyên dùng công vụ; quản lý và triển khai hệ thống chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ; tổ chức đào tạo, tập huấn, tuyên truyền, phổ biến thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết, báo cáo Chính phủ về chữ ký số chuyên dùng công vụ.

Đồng quan điểm trên, phát biểu tranh luận tại phiên họp ĐBQH Vũ Xuân Hùng - đoàn Thanh Hóa cho biết, tại Luật Giao dịch điện tử hiện hành có 2 loại chữ ký số: chữ ký số chuyên dùng công vụ và chữ ký số công cộng.

Đại biểu cho biết, theo quan điểm trình Chính phủ, việc sửa đổi, luật này không thay đổi chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của các bộ, ngành. Chữ ký số chuyên dùng công vụ có mức độ an toàn kỹ thuật, tính bảo mật rất cao, đạt hiệu quả rất thiết thực và không có vướng mắc, dùng cho người, cấp có thẩm quyền nên mỗi văn bản giao dịch điều ảnh hưởng đến nhân dân, đến quốc gia, dân tộc. Vì vậy, cần phải được quản lý đặc biệt và cần phải được rà soát kỹ lưỡng để bảo đảm bí mật và an toàn.

Còn đại biểu Nguyễn Quốc Duyệt – đoàn TP. Hà Nội đề xuất, đưa chữ ký số chuyên dùng công vụ phải được quản lý chặt chẽ, bảo mật và để làm được điều này phải giao cho cơ quan về quốc phòng, an ninh quản lý.

Đại biểu Nguyễn Quốc Duyệt đề nghị giao chữ ký số chuyên dùng công vụ cho cơ quan về quốc phòng, an ninh quản lý

Đại biểu Nguyễn Quốc Duyệt nêu rõ, Nghị quyết số 56-NQ/TW Bộ Chính trị về Chiến lược phát triển ngành cơ yếu Việt Nam đến năm 2030 và định hướng đến năm 2045 đã xác định lực lượng cơ yếu chủ trì triển khai sản phẩm mật mã để bảo vệ thông tin bí mật Nhà nước, hệ thống chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ phát triển, mở rộng hệ thống chứng thực chữ ký số chuyên dùng chính phủ tiên tiến, hiện đại.

Theo biểu Nguyễn Quốc Duyệt, bản chất của chữ ký số chuyên dùng công vụ là dùng công nghệ mật mã để xác thực thông tin dữ liệu và được triển khai sử dụng trong hoạt động công vụ của các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội. Kinh nghiệm thế giới cũng như Việt Nam coi mật mã như một vũ khí đặc biệt để bảo vệ an ninh quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và do cơ quan thuộc lĩnh vực an ninh quốc gia, quân sự, quốc phòng, đối ngoại của đất nước để quản lý theo một chế độ nghiêm ngặt và phải được mã hóa. Nếu như xác định như vậy thì Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sẽ chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc này.

THu Hường- Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Chữ ký số chuyên dùng công vụ

Tin cùng chuyên mục

Khánh thành khu tái định cư thôn Làng Nủ, Kho Vàng và Nậm Tông

Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Chống lãng phí ở nơi trụ cột của nền kinh tế

Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Cơ hội lớn cho Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người

Thủ tướng: Đà Nẵng 'đi trước mở đường' trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do

Thủ tướng chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng

Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2025

Thủ tướng: Cần tạo đột phá về ngoại giao kinh tế

Tổng kiểm kê tài sản công, không để xảy ra tình trạng chậm, muộn

Việt Nam - Singapore: Hướng tới nâng cấp khuôn khổ quan hệ song phương

Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt: Xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ, hiện đại

Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội luôn luôn đồng cam, cộng khổ với nhân dân trong mọi lúc, mọi nơi

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Báo Công Thương là 'cầu nối' lan tỏa thông tin các hoạt động của Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài