Thứ hai 05/05/2025 07:28

Cổ phiếu IBC của Apax Holdings bị bán giải chấp nhưng không thể khớp lệnh

Thời gian qua, cổ phiếu IBC của Apax Holdings liên tục giảm sàn khiến cho giao dịch trở nên khó khăn, thậm chí việc bán giải chấp cũng không thể khớp lệnh.

Mới đây, Công ty cổ phần Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam) vừa báo cáo kết quả bán giải chấp cổ phiếu IBC của Công ty cổ phần Đầu tư Apax Holdings. Công ty chứng khoán này cho hay đã thực hiện giải chấp 300.000 cổ phiếu IBC thuộc sở hữu của Công ty cổ phần Tập đoàn giáo dục Egroup (Công ty mẹ của Apax Holdings), thời gian diễn ra từ ngày 25/11 đến ngày 9/12 nhưng không cổ phiếu nào được khớp lệnh.

Điều đáng chú ý, việc Mirae Asset bán giải chấp cổ phiếu IBC trong thời điểm cổ phiếu này liên tục giảm sâu, thậm chí giảm sàn nhiều phiên và chưa có dấu hiệu dừng lại. Tính từ đầu tháng 11 đến nay, cổ phiếu IBC đã giảm đến hơn 70% thị giá, từ mức 19.000 đồng/cp xuống còn hơn 5.000 đồng/cp.

Cổ phiếu IBC đã giảm sàn

Tính đến thời điểm kết thúc phiên giao dịch ngày 13/12, thị giá cổ phiếu IBC giảm sàn 14 phiên liên tiếp khi xuất hiện các thông tin liên quan đến chất lượng giảng dạy, chậm trả lương, nợ lương giáo viên của Apax English (công ty con của Apax Holdings). Bên cạnh đó, hàng loạt các nhà đầu tư cũng đang đòi lại số tiền đã đầu tư theo Shark Thủy cũng khiến nhiều người lo lắng. Ngoài ra còn hàng loạt các thông tin về việc hệ sinh thái liên quan Shark Thủy đang nợ thuế, nợ tiền bảo hiểm, tình hình kinh doanh "bết bát"... Tất cả những sự việc trên có thể khiến cho nhà đầu tư mua cổ phiếu IBC của Apax Holdings (Shark Thủy làm Chủ tịch) thấy hoang mang nên tìm cách "tháo chạy".

Được biết, trước đó, Shark Thủy từng 2 lần giải trình khi cổ phiếu IBC giảm 5 phiên liên tiếp. Lần giải trình gần nhất, từ ngày 30/11 đến 6/12, Apax Holdings cho rằng cổ phiếu IBC giảm trong thời gian gần đây là do tâm lý nhà đầu tư trước những biến động bất ổn của thị trường, cũng như những tác động về vĩ mô.

Shark Thủy là Chủ tịch Apax Holdings

Giả thích về vấn đề nợ lương của giáo viên và phụ huynh đòi tiền học phí, ông Thủy cho biết Apax English là công ty con của Apax Holdings, với tỷ lệ nắm giữ 66,36%.

Theo Shark Thủy, sau khi rà soát, kiểm tra và xác minh, kết quả cho thấy, những vấn đề được báo chí đưa ra đang là những tồn tại của Apax English. Lãnh đạo của Apax English đã và đang phối hợp với Apax Holdings để có những phương án xử lý phù hợp. Đồng thời, các thông tin của Apax English xuất hiện trên báo chí “không có ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất, kinh doanh cũng như tình hình quản trị của Apax Holdings” vì Apax Holdings là công ty mẹ và hoạt động độc lập.

PV
Bài viết cùng chủ đề: Công ty chứng khoán

Tin cùng chuyên mục

CTS chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 43%, đặt mục tiêu lãi 297 tỷ năm 2025

Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán toàn cầu

VN-Index bay hơi gần 87 điểm, hàng trăm cổ phiếu lao dốc

Traphaco dẹp bỏ chi nhánh cấp hai, chuyển mình theo công nghệ

Kế hoạch kinh doanh 'trên mây', DIC Corp lại đặt... cho vui?

Nâng hạng thị trường chứng khoán: Giờ vàng sắp điểm!

VietinBank Securities: Tăng trưởng bền vững, an toàn tài chính vượt chuẩn

Công nghệ Blockchain đã thay đổi TCBS thế nào?

Phát Đạt khẳng định không liên quan vụ thao túng cổ phiếu

Thao túng cổ phiếu, hai cá nhân bị phạt tiền tỷ

Cổ phiếu TPBank mở hàng phiên chiều 20/3 giảm còn bao nhiêu?

'Giải mã' thị trường chứng khoán bằng 6 giải pháp

Trái phiếu Nhật Bản: Rủi ro tín dụng khi thay đổi quyền sở hữu

Vị thế dẫn dắt thị trường chứng khoán 2025 gọi tên ngành ngân hàng

Nhà đầu tư giữ vai trò cho nhịp tăng thị trường

Chuyên gia VFS: Rung lắc tạo nền, VN-Index 'dọn đường' lên 1.400 điểm!

Cổ phiếu châu Á chờ đợi tin thuế quan, bitcoin tăng vọt

Cổ phiếu liên quan đến Bamboo Capital bị ‘bán tháo’ cực mạnh

Bước đường kinh doanh của nhà sáng lập Bamboo Capital trước khi bị khởi tố

Doanh nghiệp bán lẻ kỳ vọng tăng trưởng từ chính sách mới