Chủ nhật 29/12/2024 13:16

Chuyên gia nói về dự thảo biểu giá điện: Tạo sức ép tăng giá hay số đông hưởng lợi tốt hơn?

Ý kiến của chuyên gia Nguyễn Tiến Thỏa, Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam về biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt mà Bộ Công Thương đang lấy ý kiến.

Cải tiến biểu giá bán lẻ điện là cần thiết

Ngày 3/10, Bộ Công Thươngđã có văn bản gửi các bộ/ngành, địa phương, cơ quan liên quan để lấy ý kiến về biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt mới. Theo đó, Bộ đã đưa ra nhiều phương án biểu giá điện, phân tích những ưu nhược điểm cụ thể. Đặc biệt, Bộ đã đề xuất rút gọn biểu giá bán lẻ điện bậc thang hiện hành từ 6 bậc xuống còn 5 hoặc 4 bậc.

Đánh giá về biểu giá đang xin ý kiến, ông Nguyễn Tiến Thoả cho biết, sau 7 năm thực hiện, biểu giá bán lẻ điện hiện hành do Thủ tướng Chính phủ quy định đã đạt được những kết quả nhất định, tạo điều kiện cho việc điều hành giá bán điện công khai, minh bạch.

Bên cạnh đó, giải quyết được nhiều nội dung của chính sách giá điện theo quy định của Luật điện lực, có tác động tích cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng điện.

Tuy nhiên, cho đến nay các điều kiện về sản xuất, kinh doanh, cung cầu cơ cấu mức độ tiêu thụ điện năng, thu nhập của người tiêu dùng điện thay đổi và việc thực hiện lộ trình xây dựng, hoàn thiện các cấp độ thị trường điện thì biểu giá bán lẻ điện hiện hành đã xuất hiện những bất cập nhất định.

Vì vậy, việc đặt ra yêu cầu phải cải tiến biểu giá bán lẻ điện là cần thiết, không chỉ đáp ứng yêu cầu của quản lý, sản xuất, kinh doanh mà còn cả yêu cầu của dư luận xã hội nhằm mục tiêu: Khắc phục những bất cập của biểu giá bán lẻ điện hiện hành, thực hiện tốt hơn nữa chính sách giá điện.

Đảm bảo bù đắp chi phí sản xuất, kinh doanh điện hợp lý, công bằng hơn về chi phí người dùng điện, thuận lợi trong quản lý ngành, kiểm tra giám sát của hộ tiêu dung điện.

Nâng cao hơn nữa tính công khai, minh bạch trong việc thực hiện giá bán điện; Khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm…

Dự thảo biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt mới: Nhiều cải tiến, dễ hiểu và khuyến khích tiết kiệm điện

Biểu giá đã đơn giản và dễ hiểu

Theo ông Nguyễn Tiến Thoả, hai biểu giá bán lẻ điện cải tiến mà Bộ Công thương đưa ra xin ý kiến đều có những điểm mới chung so với biểu giá điện bán lẻ điện sinh hoạt hiện hành là: Sắp xếp lại các bậc thang trong biểu giá theo hướng rút gọn lại từ 6 bậc xuống 5 bậc (PA1), 6 bậc xuống 4 bậc (PA2).

Ghép các bậc của biểu giá hiện hành lại với nhau để tăng khoảng cách, mức tiêu thụ điện giữa các bậc và nới rộng khoảng cách mức tiêu thụ điện của bậc cao hơn.

Ví dụ, so với biểu giá hiện hành (6 bậc) thì biểu giá mới sẽ không còn bậc thang từ 0-50 kWh mà ghép bậc 1 và bậc 2 hiện hành thành bậc 1 mới từ 0-100kWh; Hay ghép bậc 4, bậc 5 hiện hành thành bậc 3 mới cho kWh mới là từ 201-400kWh; Hoặc mở bậc thang mới đến 700kWh và từ 701kWh trở lên thay cho biểu giá hiện hành là chỉ có từ 401kWh trở lên...

Về tỷ trọng để tính mức giá cho từng bậc thang so với giá bình quân cũng thay đổi nhiều. Ví dụ tỷ trọng của bậc 1 và bậc 2 hiện hành là 92% và 95% còn biểu mới rút xuống 90%, bậc 4 hiện hành (cho từ 401 kWh trở lên) tỷ trọng là 159%, nay biểu mới cải tiến mở ra cho kWh khoảng từ 401-700kWh tỷ trọng là 162% và cho khoảng701 kWh trở lên tỷ trọng là 180%.

Đáng chú ý, mức chênh lệch về tỷ trọng giá của bậc cuối so với bậc thang đầu tiên cũng được mở rộng so với biểu giá hiện hành. Cụ thể, hiện hành là 1,74 nhưng ở biểu giá mới (5 bậc) là 2 và (4 bậc) là 1,833.

Nhìn chung, với biểu giá điện cải tiến sẽ đơn giản, dễ hiểu hơn biểu giá hiện hành, phù hợp hơn với cơ cấu tiêu dùng điện của đại bộ phận người tiêu dùng trong xã hội. Tác động mạnh hơn đến việc khuyến khích tiêu dùng điện tiết kiệm hiệu quả…

Tuy nhiên, biểu giá cải tiến cũng còn những vấn đề cần xem xét, xử lý cho phù hợp như “bước nhảy” về giá của các bậc thang để giảm thiểu “bước nhảy” về tiền điện khi chuyển mùa, đặc biệt, cần phải tính toán cụ thể biểu giá cải tiến có làm tăng giá bán điện bình quân hiện hành hay không?

Phương án 5 bậc là tối ưu

Để có nhiều cơ sở lựa chọn, dự thảo biểu giá lấy ý kiến, Bộ Công Thương đã đưa ra 2 phương án cụ thể, trong đó theo phân tích của ông Thoả thì mỗi phương án có những tác động khác nhau đối với người tiêu dùng điện.

Phương án 5 bậc: 91,283% số hộ dùng điện với khoảng 89,6% sản lượng so với tổng lượng điện tiêu dùng cho sinh hoạt không bị tăng giá, thậm chí còn được giảm giá.

Cụ thể, bậc 1: 50kWh đầu tiên giá hiện hành là 1.678 đồng/kWh không tăng 50kW tiếp giá hiện hành là 1.734 đồng/kWh, nhưng giá mới giữ cùng mức 1.678kWh cho cả hai mốc trên. Tức là, bậc 1 biểu mới giảm được 56 đồng/kWh so với hiện hành.

Bậc 2: Tác động giữ nguyên so với biểu giá hiện hành

Bậc 3: Cho kWh từ 201-400, bằng với mức giá hiện hành cho 100kWh đầu là 2.536 đồng/kWh; 100kWh tiếp theo có giá hiện hành là 2.634 đồng/kWh, còn giá mới là 2.536 đồngkWh, tức giảm 298 đồng/kWh.

Đối tượng còn lại sử dụng nhiều điện chịu điều tiết của giá tăng.

Cụ thể, khoảng 6,405% số hộ dùng điện cho kWh từ 401-700 chịu giá tăng 93 đồng/kWh; Khoảng 2,312% số hộ dùng điện cho kWh từ 701kWh trở lên phải chịu giá tăng 429 đồng/kWh.

Còn với phương án 4 bậc thang: Khoảng 33,48% số hộ dùng điện ở bậc 1 được giảm giá như phương án 5 bậc thang nêu trên. Nhưng ngay ở bậc 2 (từ kWh 101-300) thì có 100kWh bị tăng giá ở mức 149 đồng/kWh, bậc 3 (từ kWh 301-700) có 100kWh bị tăng 93 đồng/kWh; còn bậc 4 (từ 701kWh trở lên) tăng 149 đồng/kWh.

So sánh 2 phương án trên thì phương án 1 không tác động (giữ nguyên hoặc giảm) đối với đại bộ phận người dùng điện trong xã hội; Chỉ có số ít người dùng điện nhiều là bị tác động.

Còn phương án 2 số hộ dùng điện bị tác động nhiều hơn phương án 1

Mặc dù đánh giá dự thảo biểu giá bán lẻ điện mới là có nhiều cải tiến phù hợp, tuy nhiên chuyên gia Nguyễn Tiến Thoả cũng đề xuất cần rà soát, làm rõ hơn về khoảng cách giá giữa các bậc thang; nêu được sự cần thiết trong việc bắt buộc phải cải tiến biểu giá bán lẻ điện; các nguyên tắc xây dựng biểu giá…

N.Vũ - H.Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Giá điện

Tin cùng chuyên mục

Đường dây 500kV giải tỏa công suất Nhà máy điện Nhơn Trạch 4 về đích

Điểm mới trong Dự thảo Nghị định về cơ chế giá bán lẻ điện bình quân

Thanh Hóa khởi công dự án thủy điện 420 tỷ đồng

Các vụ lừa đảo, mạo danh điện lực tại miền Trung – Tây Nguyên tăng

Thi công dự án trạm biến áp 220kV Sầm Sơn và đường dây đấu nối

Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai: Ưu tiên đảm bảo cung cấp điện toàn hệ thống dịp lễ, Tết

Bộ Công Thương lấy ý kiến về các văn bản liên quan đến giá và vận hành thị trường điện

Đường dây 500kV mạch 3: 'Chiến dịch' thần tốc, tiết kiệm và hiệu quả

Hiện thực hóa 4 quy hoạch ngành quốc gia: Khơi thông nguồn lực phát triển đất nước

Đóng điện Dự án đường dây 220kV Nậm Sum – Nông Cống

EVNNPT đóng điện đường dây 220kV Rạch Giá 2 - Kiên Bình mạch 2

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định về giấy phép hoạt động điện lực theo Luật Điện lực

EVNNPT đóng điện Trạm biến áp 220kV Nam Cấm

70 năm ngành điện Việt Nam và sứ mệnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Bộ Công Thương rốt ráo chuẩn bị đưa Luật Điện lực vào thực thi

EVN tiếp tục nâng cao chất lượng kinh doanh, dịch vụ khách hàng năm 2025

Tăng cường cấp điện cho Hà Nội qua dự án truyền tải điện hơn 1.600 tỷ đồng

Công ty Điện lực Cao Bằng: Lan tỏa nghĩa tình ngành điện

Chỉ thị của Bộ Công Thương về bảo đảm cung cấp điện trong các dịp Lễ, Tết và năm 2025

EVNGENCO2 tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư với các dự án, nhà máy điện tại Lào